CIDR là gì?
CIDR viết tắt bởi Classless Inter-Domain Routing, là phương pháp dùng để phân bổ và định tuyến IP trên mạng. Nó được thiết kế để thay thế cho hệ thống kiến trúc mạng IP trước đó với mục tiêu làm chậm sự cạn kiệt tài nguyên IPv4, tăng hiệu quả phân phối và cải thiện khả năng định tuyến.
Cách thức hoạt động của CIDR
CIDR là phương pháp gán và định tuyến địa chỉ IP tốt hơn so với các phương pháp truyền thống vì nó có thể khai báo các tiền tố có độ dài tùy ý, giúp quá trình phân bổ IP trở nên hiệu quả.
CIDR hoạt động theo nguyên lý VLSM – Variable-Length Subnet Masking, trong đó không gian địa chỉ IP được chia thành các mạng con có kích thước khác nhau. Mạng con được phân chia logic hoặc vật lý của mạng chưa một nhóm IP có tiền tố định tuyến địa chỉ IP giống nhau. Việc chia mạng con giúp ngăn ngừa tắc nghẽn mạng bằng cách giảm băng thông trên mạng.
Sử dụng CIDR, các kỹ thuật viên mạng có thể tạo ra các siêu mạng, nơi nhiều mạng liên tục được kết hợp thành một mạng mở rộng, nó cho phép bạn tích hợp các tuyến đã chọn vào một quản cáo tuyến chung. Điều này còn được gọi là tổng hợp tuyến và các gói dữ liệu chỉ được định tuyến đến một đích, bất kể vị trí máy chủ.
Siêu mạng này mang lại nhiều lợi thế như giảm độ trễ trong mạng phức tạp, giảm số lượng bảng định tuyến trong một IP. Nó thường được nhiều máy chủ và mạng sử dụng. Các bộ định tuyến theo CIDR sử dụng địa chỉ đích để định tuyến một gói dữ liệu. Khi bộ định tuyến biết các tuyến đường cho các phần khác nhau của cùng một siêu mạng, bộ định tuyến có địa chỉ mạng mở rộng nhất sẽ được tận dụng.
Tại sao nên sử dụng CIDR?
CIDR được thiết kế để thay thế và khắc phục những hạn chế của hệ thống kiến trúc Classful cũ tạo ra, cũng như các hạn chế của kiến trúc phân bổ IP. Kiến trúc này chia không gian địa chỉ IPv4 thành 5 lớp là A, B, C, D và E. Mỗi lớp sẽ phục vụ cho một mục đích cụ thể đó là:
- Lớp A: Dành riêng cho các tổ chức lớn, trường đại học
- Lớp B: Được phân bổ cho các tổ chức vừa
- Lớp C: Dành cho mạng nhỏ hơn
- Lớp D: Dành cho truyền thông đa hướng
- Lớp E: Cho mục đích sử dụng trong tương lai.
CIDR ra đời đã giải quyết các vấn đề của hệ thống kiến trúc Classful cũ đó là không phân lớp mà nó sử dụng chia mạng con để chia không gian địa chỉ IP thành các khối nhỏ hơn và dễ quản lý hơn. CIDR mang đến những ưu việt hơn hệ thống cũ đó là:
- Sử dụng địa chỉ IP hiệu quả: Thay vì phân lớp dẫn đến lãng phí IP, CIDR hoạt động hiệu quả hơn bằng cách cho phép chia mạng con tại bất kỳ thời điểm nào, tối ưu việc sử dụng IP
- Giảm kích thước bảng định tuyến: CIDR giảm số lượng mục trong bảng định tuyến bằng cách tổng hợp các IP thành một khối duy nhất, giúp bộ định tuyến hoạt động hiệu quả, tăng tốc định tuyến lưu lượng mạng.
- Quản lý mạng đơn giản: Với CIDR, một mục trong bảng định tuyến sẽ biểu diễn một nhóm địa chỉ IP, hợp lý việc quản lý mạng và giảm độ phức tạp.
Ưu điểm – hạn chế của CIDR
Ưu điểm của CIDR
Tránh lãng phí địa chỉ IP
CIDR mang đến sự linh hoạt trong việc xác định mạng và định danh máy chủ trên một IP. Nó có thể được dùng để cung cấp số lượng địa chỉ IP cần thiết cho một mạng và tránh lãng phí. Ngoài ra, CIDR cũng giúp giảm số lượng mục nhập bảng định tuyến và đơn giản hóa việc định tuyến gói dữ liệu.
Truyền dữ liệu nhanh
CIDR cho phép các bộ định tuyến phân loại IP thành nhiều mạng con một cách hiệu quả. Mỗi mạng con là mạng nhỏ hơn tồn tại như một mạng lớn hơn. Doanh nghiệp cũng có thể tạo và nhóm các mạng con lại với nhau, giúp dữ liệu có thể được truyền đến địa chỉ đích mà không cần đi qua các đường dẫn không cần thiết.
Tạo Đám mây riêng ảo
Đám mây riêng ảo (VPC) là một không gian kỹ thuật số được lưu trữ trên đám mây. Nó cho phép tổ chức cung cấp khối lượng công việc trong môi trường an toàn và độc lập. Mỗi VPC sẽ sử dụng địa chỉ IP CIDR khi truyền các gói dữ liệu giữa các thiết bị được kết nối.
Tạo các siêu mạng linh hoạt
Một siêu mạng là nhóm các mạng con có tiền tố mạng giống nhau. CIDR cho phép tạo các siêu mạng này một cách linh hoạt, giúp việc chỉ định IP và định tuyến dữ liệu giữa các thiết bị trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Hạn chế của CIDR
Mặc dù CIDR mang lợi nhiều lợi ích cho người dùng trong việc quản lý địa chỉ IP nhưng nó cũng có những mặt hạn chế gây bất lợi cho người dùng như:
- Việc triển khai và quản lý CIDR làm tăng độ phức tạp của địa chỉ mạng, đòi hỏi quản trị viên mạng cần có kỹ năng và kinh nghiệm.
- CIDR không tương thích với mọi thiết bị mạng, nhất là các thiết bị mạng cũ có thể gặp khó khăn khi hoạt động, doanh nghiệp sẽ cần thêm chi phí để chuyển sang mạng sử dụng CIDR
- CIDR có thể làm tăng khó khăn trong việc triển khai bảo mật, tăng rủi ro an ninh mạng nếu doanh nghiệp không có đội ngũ chuyên môn phù hợp.
Lời kết
CIDR ra đời đánh dấu bước tiến đáng kể trong việc sử dụng hiệu quả địa chỉ IP và đơn giản quá trình định tuyến. Nhờ tính linh hoạt, khả năng mở rộng, CIDR mạng đến nhiều giá trị trong bối cảnh cơ sở hạ tầng mạng đang phát triển và phức tạp như hiện nay. Việc áp dụng CIDR vào hệ thống mạng mang đến sự đổi mới trong việc quản lý mạng, làm nổi bật vai trò của các phương pháp tiếp cận đang không ngừng mở rộng.
Trên đây là những thông tin về CIDR – một phương pháp phân bổ và quản lý định tuyến địa chỉ IP linh hoạt và hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc thêm vấn đề gì hoặc cần tư vấn khi thuê VPS, liên hệ ngay LANIT nhé!