DMZ là gì? Vai Trò và Lợi ích mà Mạng DMZ mang lại

DMZ là một mạng con hoạt động như lớp bảo mật trung gian để giảm thiểu rủi roc ho hệ thống nội bộ nếu bị tấn công từ bên ngoài. Đọc thêm bài viết sau để tìm hiểu về DMZ, vai trò và lợi ích mà nó mang lại trong hệ thống an ninh mạng doanh nghiệp nhé!

DMZ là gì?

Mạng DMZ hay còn gọi là khu phi quân sự là một mạng con được cô lập về mặt vật lý hoặc logic hoạt động như một vùng đệm giữa mạng nội bộ của doanh nghiệp và mạng bên ngoài (Internet). DMZ hoạt động nhằm tạo ra một vùng an toàn, là một lớp bảo mật bổ sung cho phép bạn lưu trữ web, máy chủ email.

DMZ là gì? Vai Trò và Lợi ích mà Mạng DMZ mang lại
DMZ là gì?

Các máy chủ và tài nguyên được cô lập và được cấp quyền truy cập hạn chế vào mạng LAN để đảm bảo nó có thể truy cập được qua Internet nhưng mạng LAN nội bộ thì không. DMZ khiến tin hacker khó có thể truy cập trực tiếp vào dữ liệu và máy chủ nội bộ của tổ chức qua internet hơn. Giúp hệ thống của tổ chức an toàn trước các mối đe dọa mạng, nhân viên có thể giao tiếp và chia sẻ thông tin trực tiếp qua kết nối an toàn.

Mục đích chính của DMZ

Mục đích chính của mạng DMZ là cân bằng giữa việc truy cập hợp lý vào tài nguyên với các biện pháp cô lập và bảo mật hiệu quả, giúp bảo vệ các máy chủ khỏi các cuộc tấn công mạng.

Với các công ty cung cấp sản phẩm/dịch vụ kỹ thuật số, họ muốn sẵn có tài nguyên cho khách hàng sử dụng, trong khi dữ liệu và hệ thống khác cần ẩn khỏi người dùng bên ngoài. Do đó cách hiệu quả đó là cô lập chúng trong một mạng con hoặc phân đoạn mạng với các quy tắc truy cập, bảo mật và hoạt động riêng. Mạng DMZ thường chứa các tài nguyên như DNS, Email, Proxy, máy chủ Web,…

Mạng DMZ hữu ích trong việc tách biệt các máy chủ, bộ định tuyến, công nghệ và nền tảng của bên thứ ba với khả năng bảo mật và kiểm soát hạn chế. Bằng cách cô lập các yếu tố kém an toàn này, quản trị viên mạng có thể dễ dàng theo dõi và xác định lưu lượng mạng bất thường trước khi nó tấn công đến mạng chính.

Mạng DMZ hoạt động như thế nào?

Mạng DMZ hoạt động thông qua sự cô lập, cần phân đoạn mạng. Quản trị viên muốn tạo DMZ, trước tiên cần xác định những phần nào trong mạng sẽ khả dụng cho người ngoài. Xác định thành phần mạng nào hoạt động với các biện pháp bảo mật kém hơn phần còn lại của mạng.

Bạn có thể sẽ thấy các dạng máy chủ, tài nguyên trên mạng DMZ như máy chủ VoIP, máy chủ Proxy, máy chủ web, máy chủ Email, Máy chủ DNS, máy chủ FTP, bộ định tuyến và máy chủ của bên thứ 3, dịch vụ, tài nguyên và máy chủ bên ngoài khác,…

Các tài nguyên này sẽ được cô lập khỏi phần còn lại của mạng doanh nghiệp với tên gọi là mạng con DMZ. Mạng DMZ được thiết lập với ít nhất một thiết bị cổng (Tường lửa) sẽ lọc các gói tin mạng bên ngoài vào DMZ và giám sát lưu lượng hoặc hoạt động bất thường.

Trong mạng DMZ có thể sử dụng thêm các giải pháp bảo mật mạng, giúp tăng khả năng phát hiện các hành vi bất thường trước khi người dùng trái phép nỗ lực di chuyển qua DMZ để truy cập LAN.

Doanh nghiệp/tổ chức có thể lựa chọn 1 trong 2 tùy chọn bố cục chính khi phát triển mạng con DMZ đó là Tường lửa đơn và tường lửa kép.

  • Với bố cục tường lửa đơn: tường lửa sẽ nằm giữa mạng LAN riêng, DMZ và mạng công cộng. Người dùng bên ngoài không thể di chuyển trực tiếp mà không phải đi qua tường lửa tập trung (nơi lọc và giám sát mọi lưu lượng truy cập). Mô hình này dễ triển khai nhưng kém an toàn hơn. Bởi khi một tường lửa bị xâm phạm là có thể tấn công mạng thành công vào mạng LAN.
  • Với bố cục tường lửa kép: Hai tường lửa khác nhau sẽ được dùng để lọc gói tin mạng theo tầng. Tường lửa front-end nằm giữa các mạng công cộng và DMZ để lọc và quản lý lưu lượng trước khi nó vào DMZ. Khi người dùng cố gắng di chuyển từ DMZ sang LAN, tường lửa back-end nằm giữa hai mạng sẽ lọc và cấp phép truy cập. Đây là mô hình an toàn hơn tường lửa đơn nhưng đòi hỏi cao về khả năng quản lý.

Lợi ích của mạng DMZ trong hệ thống an ninh mạng

Lợi ích chính của DMZ là cung cấp cho mạng nội bộ doanh nghiệp một lớp bảo mật bổ sung bằng cách hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu và máy chủ nhạy cảm. Mạng DMZ được thiết kế để bảo vệ mạnh chính của doanh nghieejo khỏi các mối đe dọa mạng. Sau đây là một số lợi ích mà DMZ mang lại khi được triển khai:

Cho phép kiểm soát truy cập

Bằng việc triển khai mạng DMZ, doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết lập và quản lý việc truy cập của người dùng đến các dịch vụ công khai mà không cần mở rộng quyền truy cập vào mạng nội bộ. Quản trị viên có thể thiết lập các chính sách bảo mật, kiểm soát lưu lượng vào – ra chặt chẽ để bảo vệ dữ liệu nội bộ của tổ chức.

Bổ sung thêm một lớp bảo mật nâng cao

Việc triển khai mạng DMZ giúp cung cấp thêm một lớp bảo mật bổ sung cho mạng nội bộ bằng cách phân đoạn mạng để xác định và cô lập các tài nguyên được cho là không an toàn khỏi mạng nội bộ. Sự cô lập này giúp cho các hệ thống của tổ chức an toàn khi làm việc với các tài nguyên này.

Lợi ích của mạng DMZ trong hệ thống an ninh mạng
Lợi ích của mạng DMZ trong hệ thống an ninh mạng

Ngăn chặn do thám mạng

Với việc cung cấp vùng đệm giữa internet và mạng nội bộ, DMZ ngăn chặn kẻ tấn công do thám mạng để tìm kiếm mục tiêu tấn công. Các máy chủ trong DMZ công khai nhưng được cung cấp một lớp bảo mật là tường lửa để ngăn kẻ tấn công truy cập vào bên trong mạng nội bộ. Thậm chí khi DMZ bị tấn công, tường lửa nội bộ vẫn tách biệt mạng riêng khỏi DMZ để giữ an toàn và khiến việc do thám trở nên khó khăn.

Chặn giả mạo IP

Kẻ tấn công có thể giả mạo IP hoặc mạo danh thiết bị để đăng nhập vào mạng. DMZ có thể phát hiện được các hành vi này khi một dịch vụ khác xác minh tính hợp pháp của địa chỉ IP. Nó cũng cung cấp phân đoạn mạng để tạo không gian cho lưu lượng được các tổ chức/dịch vụ công cộng được truy cập ngoài mạng riêng nội bộ.

Tối ưu hiệu suất mạng

DMZ được thiết kế theo cách tối ưu hóa hiệu suất mạng vì chúng tách biệt các tài nguyên thường sử dụng như máy chủ web khỏi phần còn lại của mạng nội bộ. Từ đó giúp quản trị viên mạng tối ưu hóa DMZ cho khối lượng lưu lượng truy cập cao mà không ảnh hưởng đến việc phân bổ tài nguyên mạng nội bộ.

Kết hợp các công cụ bảo mật và cảnh báo

Việc cô lập DMZ hỗ trợ tuyệt vời cho bảo mật mạng nội bộ và nó cũng là môi trường lý tưởng cho các công cụ bảo mật. Các DMZ đều kết hợp công nghệ tường lửa đa năng cũng như kiểm soát truy cập mạng, máy chủ proxy, chính sách bảo mật thông tin, giám sát mạng, quản lý lỗ hổng,…để bảo vệ mạng và cảnh báo cho quản trị viên khi phát hiện ra điều bất thường.

Lời kết

Trên đây, LANIT đã chia sẻ đến bạn các thông tin chi tiết về DMZ – mạng con có vai trò quan trọng trong bảo mật mạng nội bộ doanh nghiệp. Nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ chi tiết về các giải pháp bảo mật mạng khi thuê VPS giá rẻ để lưu trữ ứng dụng/website tại LANIT, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!