Swing trading là gì? Lợi ích và hướng dẫn Swing Trading thành công

Hiện nay có rất nhiều chiến lược giao dịch Forex như Scalping, Day Trading,... Có một chiến lược tương đối phổ biến đó là Swing Trading. Nếu là một nhà đầu tư hướng đến sự chuyên nghiệp thì đừng vội bỏ qua cơ hội tìm hiểu Swing Trading là gì và cách vận dụng chiến lược này thành công trong bài viết sau đây của LANIT nhé!

Swing Trading là gì?

Swing Trading là một giao dịch ngắn hạn khi các lệnh giao dịch sẽ được giữ từ vài ngày đến vài tuần. Mục tiêu của chiến lược này là nắm bắt những biến động ngắn hạn của thị trường và kiếm lời từ sự di chuyển giá. Swing Trading sẽ xác định các điểm ra vào thị trường dựa theo kỹ thuật và price action để thu lợi nhuận.

Chiến lược Swing Trading còn được gọi là đầu tư dự đoán đỉnh, đáy và thường được áp dụng trong thị trường Sideway. Việc dự đoán trong thị trường này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, do đó nếu không có tỷ lệ lợi nhuận hấp dẫn thì không nên đầu tư.

Swing Trading là gì?
Swing Trading là gì?

Nguyên tắc giao dịch trong Swing Trading gồm:

  • Nhận diện xu hướng chính của thị trường hoặc giá cổ phiếu, và chỉ giao dịch theo chiều hướng đó.
  • Khi thị trường đang tăng, hãy giao dịch khi giá đạt mức quá mua. Ngược lại, khi thị trường giảm, giao dịch ở mức quá bán dựa trên chỉ báo RSI.
  • Xác định các điểm tối ưu để mở vị thế giao dịch.

Các mô hình Swing Trading phổ biến

Để hiểu rõ Swing Trading là gì hãy xem qua mô hình phổ biến nhất của Swing Trading hiện nay:

Hammer và Inverted Hammer với Pin bar

Mô hình Hammer và Inverted Hammer là các tín hiệu nến dùng để xác định điểm đảo chiều tiềm năng trong xu hướng giá.

  • Hammer xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, với thân nến nhỏ và bóng nến dài phía dưới. Điều này cho thấy giá đã bị đẩy xuống thấp nhưng sau đó hồi phục và đóng gần mức mở cửa. Đây là báo hiệu sự suy yếu của lực bán và khả năng giá sẽ tăng trở lại.
  • Inverted Hammer xuất hiện tương tự nhưng bóng dài ở phía trên. Trong xu hướng giảm, nó cũng thể hiện sự từ chối của Pin bar báo hiệu có thể sắp đảo chiều tăng.

Pin bar là một dạng nến tương tự, có thân nhỏ và một bóng nến dài, cho thấy sự phản ứng mạnh từ thị trường. Nếu một pin bar xuất hiện ở điểm cuối của xu hướng giảm, đó là dấu hiệu rằng lực bán đang suy yếu và có thể xu hướng sẽ đảo chiều sang tăng.

Hammer và Inverted Hammer với Pin bar
Hammer và Inverted Hammer với Pin bar

Swing Failure

Mô hình Swing Failure là một trong những chiến lược quan trọng trong swing trading vì có hiệu quả cao, tuy nhiên lại khó phát hiện và hiếm khi xuất hiện hoàn chỉnh. Được phát hiện bởi Tom Dante, mô hình này mô tả sự phá vỡ giả ở đỉnh hoặc đáy của một swing trước đó.

Điều kiện để hình thành mô hình Swing Failure:

  • Thường sử dụng khung thời gian H1, mặc dù đây không phải là bắt buộc.
  • Cần có một xu hướng rõ ràng trước đó.
  • Quá trình điều chỉnh mạnh mẽ dẫn đến sự phá vỡ giả, cùng với việc xác định chính xác các mức swing high (đỉnh) và swing low (đáy).
Swing Failure
Swing Failure

Khi nhận diện được các yếu tố này, bạn có thể sử dụng mô hình để xác định những điểm đảo chiều quan trọng.

>>> Xem thêm: Scalping Trading là gì? Ưu nhược điểm và mẹo giao dịch hiệu quả

Lợi ích và rủi ro của Swing Trading là gì?

Swing Trading mang lại rất nhiều lợi ích đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro nên Trader cần chú ý khi giao dịch.

LỢI ÍCHRỦI RO
Không đòi hỏi phải theo dõi thị trường cả ngàyThị trường không ổn định gây biến động giá mạnh
Tận dụng biến động giá ngắn hạn để kiếm lợi nhuậnChi phí giao dịch tương đối cao và tăng lên theo tần suất giao dịch
Phù hợp cho những người muốn kiếm lợi nhuận trung hạn mà không cần đầu tư lâuYêu cầu tâm lý vững vàng để đối phó với các biến động giá
Có tỷ lệ lợi nhuận cân bẳng, đôi khi cao hơn so với tỷ lệ rủi roNhững sự kiện và tin tức đột ngột có thể ảnh hưởng tiêu cực nhanh chóng đến thị trường và chiến lược của nhà đầu tư
Giảm rủi ro bẫy thị trường vì khung giao dịch lớn, không bị thao túngThời gian thu lợi nhuận chậm, lâu vì ít đợt sóng lớn
Lợi ích và rủi ro của Swing Trading
Lợi ích và rủi ro của Swing Trading

Các bước để trở thành một Swing Trader thành công

Để trở thành một Swing Trader thành công không phải là điều khó khăn. Khi đọc những chia sẻ dưới đây của LANIT bạn sẽ thấy để trở thành một Swing Trader không hề khó.

  • Nghiên cứu và học tập: Tìm hiểu về phân tích kỹ thuật và các mô hình giá.
  • Chọn công cụ phân tích phù hợp: Sử dụng các công cụ phân tích như biểu đồ giá, MACD, RSI, Bollinger Bands, v.v.
  • Xác định điểm vào và ra: Xác định các điểm mua/bán dựa trên các mức hỗ trợ và kháng cự.
  • Quản lý rủi ro: Thiết lập Stop Loss và Take Profit để hạn chế thua lỗ.
  • Theo dõi và đánh giá kết quả: Ghi chép và đánh giá hiệu quả của mỗi giao dịch để điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.

Các bước xây dựng Swing Trading có thể tham khảo dưới đây:

Các bước xây dựng Swing Trading
Các bước xây dựng Swing Trading

So sánh Swing Trading với Scalping và Day Trading

Vậy điểm khác biệt giữa các chiến lược giao dịch khác với Swing Trading là gì? Dưới đây ta sẽ đánh giá giữa Scalping, Day Trading với Swing Trading

ĐẶC ĐIỂMSWING TRADINGSCALPING TRADINGDAY TRADING
Khung thời gianVài ngày đến vài tuầnVài giây đến vài phútTrong ngày, không giữ lệnh qua đêm
Số lượng giao dịchÍt giao dịch, thường từ 1-3 giao dịch mỗi tuầnRất nhiều giao dịch mỗi ngàyNhiều giao dịch trong ngày
Mức độ rủi roTrung bình (do giữ lệnh qua đêm)Cao (giao dịch nhanh trong thời gian ngắn)Trung bình (rủi ro cao nhưng không qua đêm)
Lợi nhuận tiềm năngTrung bình – cao (lợi nhuận từ biến động lớn)Thấp (tích lũy từ nhiều giao dịch nhỏ)Trung bình – cao (lợi nhuận từ biến động ngắn hạn)
Phí giao dịchTrung bình (ít giao dịch hơn)Cao (nhiều giao dịch, tăng phí giao dịch)Trung bình (phí giao dịch từ số lượng vừa phải)
Yêu cầu thời gianThấp – theo dõi thị trường ít, thậm chí theo tuầnRất cao – liên tục theo dõi và nhanh nhẹnCao – cần tập trung trong suốt phiên giao dịch
Phong cách giao dịchDài hạn, đón xu hướng thị trườngRất ngắn hạn, tận dụng biến động nhỏNgắn hạn, tận dụng biến động trong ngày

Các công cụ và chỉ báo kỹ thuật hỗ trợ Swing Trading là gì?

Khi giao dịch Swing Trading, bạn có thể sẽ thấy những chỉ báo kỹ thuật hoặc công cụ sau:

  • Đường trung bình (Moving Averages): Giúp xác định xu hướng và các điểm mua/bán dựa trên tín hiệu cắt nhau của đường trung bình.
  • MACD (Moving Average Convergence Divergence): Đo lường sức mạnh của xu hướng và phát hiện các tín hiệu đảo chiều.
  • RSI (Relative Strength Index): Xác định các vùng quá mua/quá bán để tìm kiếm các điểm đảo chiều.
  • Bollinger Bands: Hỗ trợ xác định mức biến động của giá và các điểm vào/ra lệnh phù hợp.

Những chỉ báo kỹ thuật căn bản này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc xây dựng chiến lược Swing Trading thành công.

Các công cụ và chỉ báo kỹ thuật hỗ trợ Swing Trading là gì?
Các công cụ và chỉ báo kỹ thuật hỗ trợ Swing Trading là gì?

>>> Xem thêm: Robot Forex là gì? Top 6 Robot Forex và cách dùng VPS cài đặt

Làm thế nào để quản lý vốn khi giao dịch theo chiến lược Swing Trading?

Một trong số những vấn đề khiến các Trader phải “đau đầu” chính là cách quản lý vốn để Swing Trading được hiệu quả. Quản lý vốn khi giao dịch theo chiến lược Swing Trading là yếu tố quan trọng để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Dưới đây là một số mẹo LANIT đúc kết để các nhà đầu tư tham khảo:

Xác định mức rủi ro tối đa cho mỗi giao dịch

Quy tắc chung là không mạo hiểm hơn 1-2% tổng vốn cho mỗi giao dịch. Điều này giúp bảo vệ tài khoản của bạn khỏi những tổn thất lớn khi gặp những giao dịch thua lỗ. Ví dụ, nếu bạn có $10,000 trong tài khoản, mức rủi ro tối đa cho mỗi giao dịch không nên vượt quá $100-$200.

Đặt lệnh dừng lỗ (Stop-Loss)

Thiết lập lệnh dừng lỗ ở mức giá cụ thể để tự động thoát khỏi giao dịch nếu thị trường đi ngược với bạn. Xác định vị trí dừng lỗ dựa trên mức hỗ trợ, kháng cự hoặc mức rủi ro tối đa đã đặt trước.

Sử dụng tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận hợp lý

Đặt mục tiêu lợi nhuận gấp 2-3 lần rủi ro. Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận phổ biến là 1:2 hoặc 1:3. Điều này có nghĩa là với mỗi đô la rủi ro, bạn kỳ vọng có thể kiếm được 2-3 đô la lợi nhuận.

Tỷ lệ này giúp đảm bảo rằng ngay cả khi bạn không thắng quá nhiều giao dịch, bạn vẫn có khả năng sinh lời.

Không sử dụng đòn bẩy quá cao

Đòn bẩy có thể làm tăng rủi ro cho mỗi giao dịch, và trong Swing Trading, biến động lớn trong vài ngày hoặc vài tuần có thể ảnh hưởng mạnh đến tài khoản của bạn. Hãy sử dụng đòn bẩy phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro và vốn của bạn.

quản lý vốn khi giao dịch theo chiến lược Swing Trading
Quản lý vốn khi giao dịch theo chiến lược Swing Trading

Phân bổ vốn đa dạng

Tránh đặt quá nhiều vốn vào một giao dịch duy nhất. Bạn nên chia nhỏ vốn và đầu tư vào nhiều giao dịch hoặc loại tài sản khác nhau. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho toàn bộ danh mục.

Nên chỉ giao dịch trên 3-5 mã cổ phiếu hoặc tài sản khác cùng một lúc để tránh việc phân tán nguồn lực quá mức.

Theo dõi và điều chỉnh danh mục thường xuyên

Kiểm tra lại các vị thế mở thường xuyên, nhưng không bị chi phối bởi sự thay đổi ngắn hạn. Việc điều chỉnh các vị thế có thể dựa trên các yếu tố kỹ thuật hoặc thay đổi về mục tiêu và rủi ro. Theo dõi cả các lệnh cắt lỗ và chốt lời để điều chỉnh nếu điều kiện thị trường thay đổi.

Câu hỏi thường gặp

Cổ phiếu tốt nhất để Swing Trading là gì?

Cổ phiếu trong các chỉ số chứng khoán thường phù hợp để Swing Trading vì chúng thường có tương quan tích cực với chỉ số. Chỉ số có thể được xem như một công cụ tín hiệu hữu ích. Giao dịch cổ phiếu swing đơn giản hơn khi dựa vào phân tích cơ bản. Vì giá cổ phiếu thường phản ứng nhạy với các thông báo tài chính, báo cáo ngành và dữ liệu kinh tế.

Swing Trading có yêu cầu số vốn lớn không?

Không nhất thiết. Bạn có thể bắt đầu với số vốn nhỏ. Tuy nhiên, vốn lớn hơn sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý rủi ro và mở rộng các vị thế mà không sử dụng đòn bẩy quá cao.

Tôi nên sử dụng khung thời gian nào cho biểu đồ trong Swing Trading?

Nhà giao dịch Swing thường sử dụng biểu đồ hàng ngày (Daily) để xác định xu hướng chung và biểu đồ 4 giờ hoặc 1 giờ để tìm điểm vào lệnh. Biểu đồ lớn hơn (như biểu đồ hàng tuần) cũng có thể hữu ích để xác định xu hướng dài hạn.

Rủi ro lớn nhất trong Swing Trading là gì?

Rủi ro lớn nhất là các biến động giá không lường trước trong thời gian thị trường đóng cửa hoặc trong các sự kiện tin tức lớn. Điều này có thể dẫn đến các biến động giá không có lợi cho vị thế mở của bạn.

Ngoài ra nhà giao dịch còn có thể gặp rủi ro về đường truyền mạng. Việc trục trặc mạng có thể khiến nhà giao dịch bỏ lỡ cơ hội kiếm lời. Để tránh trường hợp này, Trader nên chú ý giao dịch trong môi trường mạng ổn định, đầu tư máy móc hiện đại hoặc sử dụng VPS Forex để có thể quản lý từ xa và khắc phục sự cố.

>>> Xem thêm: 3 Lợi ích Vps Giúp Bạn Giao Dịch Forex Hiệu Quả

Lời kết

Swing Trading là một chiến lược giao dịch thú vị, LANIT tin rằng với những chia sẻ trên các bạn đã hiểu được Swing Trading là gì, những lợi ích, rủi ro cũng như cách để trở thành một Swing Trader thành công. Nếu còn điều gì thắc mắc đừng ngần ngại để lại bình luận để LANIT hỗ trợ bạn nhanh nhất nhé!

LANIT tự tin là nhà cung cấp dịch vụ VPS Forex chất lượng với mức giá ưu đãi nhất. Với kinh nghiệm thâm niên và hệ thống máy chủ hiện đại, LANIT chắc chắn sẽ đem tới bạn giải pháp tốt nhất, đảm bảo quá trình giao dịch của bạn ổn định, nhanh chóng nhất.

Hãy liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!