TLS Handshake là gì?
TLS Handshake là một kênh giao thức được mã hóa bảo mật giữa máy chủ và máy khách. Quá trình mã hóa này có thể được thực hiện qua 2 đường dẫn truyền gần như tương đương nhau là SSL và TLS.
Cả SSL và TLS đều có khả năng xác thực bảo mật nghiêm ngặt nhờ bộ giao thức được mã hóa hoàn toàn. Nhờ vậy mà độ an toàn của hệ thống mạng dữ liệu luôn được đảm bảo cao nhất.
Lấy một ví dụ cụ thể về giao thức TLS Handshake chính là việc truy cập Website. Khi người dùng truy cập vào đây, cả trình duyệt lẫn máy chủ trang Web sẽ xác nhận kết nối đầu tiên để khởi chạy quá trình giao tiếp được mã hóa bảo mật bằng SSL/TLS Handshake.
Quan tâm: Mua chứng chỉ SSL Giá Rẻ – Uy tín – An Toàn tại LANIT
TLS Handshake hoạt động như thế nào?
Trong SSL/TLS Handshake, máy chủ và máy khách sẽ xác thực, trao đổi tin nhắn và tạo ra các Key bằng thuật toán mã hóa. Bằng cách giao tiếp này, hệ thống kết nối sẽ được bảo vệ khỏi những mối nguy hại trên Internet như thông tin nhạy cảm, mã độc và cả Hacker xâm nhập,…
Vì vậy, TLS Handshake được rất nhiều người ưu tiên sử dụng. Nhất là những người cần đảm bảo độ an toàn cao cho hệ thống mạng dữ liệu của mình.
Một số thuật ngữ trong SSL/TLS Handshake
Việc nắm được một số thuật ngữ của TLS Handshake sẽ giúp bạn có hiểu biết hơn về nó để sử dụng hiệu quả nhất. Sau đây là một vài thuật ngữ phổ thông được LANIT liệt kê:
- Mã hóa bất đối xứng (Asymmetric Encryption): Đây là phương pháp mã hóa sử dụng 2 khóa khác nhau cho quá trình mã hóa và giải mã. Dữ liệu được mã hóa bằng khóa công khai và chỉ có thể giải mã bằng khóa riêng tư, một cơ chế bảo mật mạnh mẽ nhưng có thể gây ra hạn chế về tốc độ và khối lượng dữ liệu trao đổi.
- Mã hóa đối xứng (Symmetric Encryption): Loại mã hóa này sử dụng 1 khóa duy nhất cho cả quá trình mã hóa và giải mã. Nó giảm thời gian xử lý và tài nguyên mạng so với mã hóa bất đối xứng, cho phép trao đổi lượng lớn dữ liệu hiệu quả hơn.
- Trao đổi Key (Key Exchange): Đây là quá trình mà hai bên trong kết nối mạng sử dụng thuật toán mã hóa để trao đổi các khóa được mã hóa. Quá trình này đảm bảo tính bảo mật của việc truyền tải dữ liệu bằng cách tạo ra các khóa phiên mạnh mẽ trước khi dữ liệu thực sự được trao đổi.
So sánh TLS Handshake và SSL Handshake
Về mặt lý thuyết, TLS Handshake và SSL Handshake khá tương đồng nhau nhưng chúng vẫn tồn tại những điểm khác biệt nhất định. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết 2 giao thức đã được LANIT nghiên cứu kỹ lưỡng:
Yếu Tố | SSL | TLS |
Tên gọi | SSL đại diện cho Secure Socket Layer | TLS đại diện cho Transport Layer Security |
Thuật toán hỗ trợ | SSL hỗ trợ thuật toán Fortezza | TLS không hỗ trợ thuật toán Fortezza |
Phiên bản | SSL là phiên bản 3.0 | TLS là phiên bản 1.0 |
Cách thức hoạt động | Trong SSL, Message Digest được dùng để tạo các bảo mật tối đa | Trong TLS, tính năng Pseudo-random được sử dụng triệt để để tạo bảo mật tối đa |
Độ phức tạp | SSL có độ phức tạp cao | TLS khá đơn giản |
Độ bảo mật | SSL có độ cao mật trung bình | TLS có độ bảo mật cao |
Độ trễ và độ tin cậy | Có độ tin cậy thấp nhưng độ trễ khá cao | Có độ tin cậy cao và độ trễ rất thấp |
Vì sao nên sử dụng TLS Handshake?
Sau khi biết được TLS Handshake là gì, bạn đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của nó trong quá trình bảo mật hệ thống. Theo đó, TLS Handshake được chuyên gia công nghệ khuyên dùng trước nhiều hình thức lừa đảo tinh vi và các cuộc tấn công mạng được triển khai mạnh mẽ.
Thực tế cho thấy việc ứng dụng giao thức rộng rãi sẽ đem đến rất nhiều lợi ích nổi bật như:
- Hạn chế các tác vụ gây hại hệ thống: TLS Handshake giúp ngăn ngừa các tác nhân gây hại có xu hướng chen giữa kết nối của khách hàng và trình duyệt Web. Nhất là các tác vụ nghe trộm nhằm đánh cắp thông tin người dùng.
- Dữ liệu minh bạch: Ứng dụng TLS Handshake vào hệ thống mạng giúp truyền gửi các dữ liệu an toàn hơn nhờ khâu trung gian bảo mật tốt. Các dữ liệu có thể đến đúng nơi cần đến mà không bị mất đi tính minh bạch của mình.
- Tăng độ nhận diện thương hiệu và niềm tin khách hàng: Những trang Web sử dụng giao thức TLS/SSL Handshake khiến khách hàng có niềm tin cao hơn do mọi thông tin truy cập đều được bảo mật tuyệt đối. Qua đó, giúp Website và cả đội ngũ quản trị viên gây dựng được độ uy tín lớn để nhận diện thương hiệu tốt nhất.
- Kiểm soát được quá trình triển khai TLS Handshake: Trường hợp có dấu hiệu bất thường xảy ra trong lúc truyền tải dữ liệu luân phiên, người dùng sẽ được cảnh báo ngay lập tức. Nhờ vậy mà quá trình triển khai giao thức sẽ được kiểm soát rất hiệu quả.
- Dễ dàng triển khai: Cấu trúc của TLS Handshake rất đơn giản và tính linh hoạt cao. Chính vì thế nó rất dễ dàng được cài đặt bên trong hệ thống mạng dữ liệu.
Cách triển khai TLS Handshake dễ dàng nhất
TLS Handshake là một chuỗi các Datagram hoặc tin nhắn được trao đổi giữa máy khách và máy chủ. Thế nên quá trình triển khai TLS/SSL Handshake để hình thành đoạn đối thoại dài sẽ trải qua rất nhiều bước làm khác nhau. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Tin nhắn “Client Hello” sẽ được gửi cho máy chủ từ máy khách. Nó bao gồm phiên bản TLS, Cipher Suite và chuỗi các Bytes ngẫu nhiên.
- Bước 2: Tin nhắn “Server Hello” được máy chủ gửi lại cho máy khách bao gồm chứng chỉ SSL, Cipher Suite được chọn và chuỗi các Bytes ngẫu nhiên khác.
- Bước 3: Khách hàng xác thực chứng chỉ SSL thông qua máy khách.
- Bước 4: Máy khách gửi “Premaster Secret” gồm các chuỗi Bytes ngẫu nhiên được mã hoá bằng Key Public. Nó chỉ được mở khoá bằng Key Private của máy chủ.
- Bước 5: Máy chủ dùng Key Private để giải mã “Premaster Secret”.
- Bước 6: Khóa phiên (Session Key) được tạo ra bởi 2 bên.
- Bước 7: Máy khách gửi tin nhắn “Sẵn sàng” đã được mã hoá sẵn cho máy chủ
- Bước 8: Máy chủ gửi tin nhắn “Sẵn sàng” được mã hoá cho máy khách
- Bước 9: Quá trình Handshake hoàn thành và giao tiếp được tiếp tục.
Kết luận
Vậy là các bạn đã biết TLS Handshake là gì và các bước triển khai giao thức dễ dàng nhất. Chung quy lại, thì đây là một loại giao thức được tạo ra nhằm đảm bảo an toàn cao cho quá trình truyền gửi dữ liệu giữa máy chủ và máy khách. Nếu bạn cũng muốn bảo mật tốt cho hệ thống của mình, thì hãy cài đặt nó ngay bây giờ nhé!