Webhook là gì?
Webhook là công nghệ được ứng dụng trên website của bạn, là giải pháp giúp ứng dụng server-side thông báo cho ứng dụng phía client-side khi có phát sinh sự kiện xảy ra trên máy chủ (event reaction). Điều này giúp ứng dụng client-side không cần phải hỏi liên tục và check với ứng dụng server-side.
Webhook dùng để thông báo sự kiện xảy ra trong hệ thống này sang hệ thống khác và chia sẻ dữ liệu sự kiện đó.
Lợi ích Webhook mang lại
Webhooks là công nghệ kết nối các ứng dụng và hệ thống, giúp tạo ra một hệ thống trao đổi dữ liệu liền mạch và đồng bộ. Sau đây là các lợi ích lớn nhất mà Webhooks mang lại:
- Cập nhật theo thời gian thực: Webhook giúp truyền tải thông tin ngay lập tức khi phát sinh sự kiện, giảm độ trễ hiệu quả.
- Tự động hóa: Webhook kích hoạt các hành động và mở ra các sự kiện nhanh chóng.
- Đảm bảo hiệu suất: Do không cần kiểm tra định kỳ, Webhook giúp giảm tải cho hệ thống, tăng hiệu suất và tiết kiệm tài nguyên.
- Linh hoạt: Các sự kiện như cập nhật dữ liệu, thay đổi trạng thái,…Nó có thể kích hoạt Webhook, giúp các ứng dụng nhận biết và xử lý thông báo một cách linh hoạt.
- Tích hợp: Webhook dễ dàng tích hợp các ứng dụng và dịch vụ khác nhau, các hệ thống có thể tương tác với nhau mà không cần sự can thiệp thủ công.
- Bảo mật: Webhook sử dụng giao thức HTTPS giúp bảo vệ dữ liệu khi truyền tải, đảm bảo tính an toàn của thông tin.
- Tiết kiệm băng thông: Webhook giảm bớt việc phải gửi yêu cầu kiểm tra định kỳ, giúp tiết kiệm băng thông mạng.
Cách thức hoạt động của Webhook
Webhook hoạt động theo cơ chế truyền thông tin tự động từ một ứng dụng/dịch vụ này tới một ứng dụng/ dịch vụ khác khi có sự kiện xảy ra. Nó hoạt động theo các bước như sau:
Đăng ký Webhook: Ứng dụng hoặc dịch vụ mong muốn nhận thông báo qua Webhook sẽ cung cấp một URL (địa chỉ web) cho ứng dụng hoặc dịch vụ gửi thông tin. Bạn cần thiết lập một URL cho ứng dụng hoặc dịch vụ gửi thông tin.
Đăng ký sự kiện: Ứng dụng/dịch vụ gửi thông báo khi có sự kiện xảy ra qua Webhook. Nó có thể là bất kỳ điều gì như việc cập nhật dữ liệu hoặc thay đổi trạng thái,…
Gửi thông báo: Ngay khi sự kiện được kích hoạt, ứng dụng sẽ gửi một HTTP POST request đến URL đã đăng ký. Nó chứa các thông tin của sự kiện trong dạng dữ liệu như JSON hoặc XML.
Xử lý thông báo: Lúc này ứng dụng hoặc dịch vụ đích nhận được request và xử lý thông báo. Nó sẽ bao gồm việc kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu, xác định sự kiện cụ thể, và thực hiện các hành động phản ứng phù hợp.
Phản hồi: Ứng dụng đích có thể trả về HTTP response để xác nhận việc tiếp nhận thông báo hoặc báo lỗi nếu phát sinh vấn đề.
Quy trình này của Webhook giúp tạo ra sự kết nối linh hoạt giữa các ứng dụng và dịch vụ, chúng có thể tương tác với nhau tự động khi có sự kiện xảy ra, giảm độ trễ và tăng tính hiệu quả trong quản lý thông tin.
Kết luận
Trên đây là thông tin cần quan tâm khi tìm hiểu về Webhook mà LANIT muốn chi sẻ đến bạn. Ngoài ra, nếu bạn có quan tâm đến các dịch vụ lưu trữ ứng dụng, dịch vụ điện toán đám mây, liên hệ ngay với LANIT để được tư vấn về dịch vụ Hosting giá rẻ, Vps giá rẻ, Thuê Server giá rẻ nhé!