WebAssembly là gì? Cách thức hoạt động của WebAssembly

Bài viết hôm nay của LANIT sẽ tìm hiểu về WebAssembly là gì và lý giải vì sao WebAssembly lại được coi là tương lai của ứng dụng Web.

WebAssembly là gì?

WebAssembly (Wasm) là định dạng tập lệnh nhị phân được sử dụng cho các máy ảo ngăn xếp, tạo ra để thực thi các ứng dụng web từ các ngôn ngữ như C/C++/Rust. Nó có thể chạy trên cả máy Client và Server.

WebAssembly là gì? Cách thức hoạt động của WebAssembly
WebAssembly là gì?

Wasm là kết quả của sự hợp tác giữa các công ty lớn như Google, Microsoft, Mozilla, Apple, vì vậy nó sẽ được hỗ trợ tốt trên các trình duyệt phổ biến nhất. Phiên bản đầu tiên của Wasm được ra mắt từ năm 2015 và hiện đã được triển khai trên Chrome, Firefox, Safari và Edge. Phiên bản 2.0 đang được phát triển và hứa hẹn sẽ ra mắt trong thời gian tới.

Đặc điểm WebAssembly

  • WebAssembly ra đời để giải quyết vấn đề hiệu suất của JavaScript bằng cách tận dụng khả năng tính toán của thiết bị người dùng, nhất là trong việc xử lý đa phương tiện như video, âm thanh, hình ảnh, game, mô phỏng và thuật toán. 
  • Là ngôn ngữ hợp ngữ được thiết kế đặc biệt cho các Javascript Engine, không phải là ngôn ngữ lập trình độc lập, chỉ có các Javascript Engine mới có thể hiểu và thực thi các hướng dẫn của Web Assembly. Nó có thể thực hiện tất cả công việc của JavaScript nhưng không thay thế hoàn toàn cho JavaScript. 
  • JavaScript vẫn được dùng để chạy WebAssembly. WebAssembly được tải lên vào trình duyệt dưới dạng mã nhị phân, nên mã nguồn thường được viết bằng ngôn ngữ cấp cao như C/C++, Rust, sau đó được biên dịch thành mã nhị phân của WebAssembly.

Cách thức hoạt động của WebAssembly

Để máy tính có thể hiểu và thực thi đoạn mã JavaScript, các trình duyệt được trang bị JavaScript Engine. Dưới đây là các JS Engine của các trình duyệt phổ biến:

  • V8: Dành cho Chrome và các trình duyệt sử dụng nhân Chromium.
  • JavaScriptCore: Sử dụng trong Safari của Apple.
  • SpiderMonkey: Sử dụng trong Firefox.
  • Chakra/Chakra Core: Engine sử dụng cho IE và Edge (trước đây).

Mã JavaScript (JS) trong các tệp JS sẽ đọc và dịch từng dòng code thành mã máy để thực thi. Tương tự, WebAssembly cũng được thực thi như vậy, nhưng nó sử dụng định dạng nhị phân từ đầu, giúp máy tính đọc mã nhị phân nhanh hơn. Ngoài ra, việc dịch mã Wasm ra mã máy tương ứng được thực hiện trước, giảm thiểu overhead.

WebAssembly cho phép viết mã nguồn bằng các ngôn ngữ như C/C++, Rust,… sau đó biên dịch thành định dạng nhị phân (.wasm). Sau đó các tệp này được nạp vào trình duyệt và JavaScript Engine biên dịch chúng thành mã máy để thực thi.

Cách thức hoạt động của WebAssembly
Cách thức hoạt động của WebAssembly

Sử dụng WebAssembly có dễ dàng?

Để thử nghiệm một đoạn mã WebAssembly, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Viết mã bằng C hoặc C++ sử dụng một IDE hỗ trợ WebAssembly như WebAssembly Explorer.
  • Biên dịch mã nguồn thành WebAssembly để tạo ra các file có đuôi .wasm.
  • Tích hợp file .wasm vào dự án Web của bạn, thường là bằng cách đặt chung trong thư mục với các file HTML, CSS, và JavaScript.
  • Trong phần xử lý JavaScript của trang web, sử dụng function fetch để load file .wasm và gọi các function được định nghĩa trong WebAssembly. JavaScript sẽ giúp load và thực thi các function này trên trình duyệt.

Kết luận

Trên đây là bài viết tìm hiểu về WebAssembly là gì? Hy vọng những thông tin căn bản sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về định nghĩa này. Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hoặc có nhu cầu thuê máy chủ ảo thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với LANIT nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!