VPS Không Vào Được Mạng | Dấu Hiệu và Cách Giải Quyết

Bạn đang sử dụng gói Vps giá rẻ nhưng đôi khi gặp tình trang VPS không thể vào được mạng? Điều này khiến công việc của bạn bị ảnh hưởng? Hãy tham khảo ngay những dấu hiệu thường gặp và cách giải quyết tình trạng vps không vào được mạng mà LANIT chia sẻ dưới đây nhé!  

1. Dấu hiệu VPS không vào được mạng

Khi hệ thống máy chủ ảo VPS của bạn có dấu hiệu không vào được mạng, nó sẽ phản ánh qua những triệu chứng thường gặp sau đây.

  • VPS Server không có kết nối mạng. Bạn có thể nhìn vào biểu tượng mạng trên hệ thống máy chủ ảo VPS của mình, nó sẽ hiển thị biểu tượng mạng kèm theo dấu chấm than. Hoặc biểu tượng not internet/dấu X màu đỏ trên biểu tượng kết nối mạng.
  • Từ hệ điều hành của máy khách, bạn không thể kết nối với mạng internet.
  • Hệ thống máy chủ ảo VPS mà bạn đang sử dụng chưa có địa chỉ IP cụ thể. Bạn cần bổ sung IP cho VPS của mình.
  • Kết nối mạng lưu trữ hoặc kết nối NAT không thành công.
  • Không thể kết nối internet sau khi nâng cấp VMware Workstation từ phiên bản cũ.
  • Trình duyệt Internet Explorer của bạn hiển thị thông báo không thể hiển thị trang web.
VPS không vào được mạng
Dấu hiệu VPS không vào được mạng từ trình duyệt Internet Explorer

>>>> XEM THÊM: Thuê VPS có GPU nên không? Những ưu điểm của VPS có GPU

2. Cách khắc phục lỗi khi VPS không kết nối được internet

Lỗi VPS không vào được mạng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình xử lý công việc của bạn. Do đó, khi nhận biết được vấn đề, bạn cần lập tức tìm cách giải quyết, khắc phục để đảm bảo tiến độ và hiệu quả công việc. Dưới đây là những cách sửa lỗi VPS mất kết nối internet thường gặp nhất mà LANIT đã tổng hợp được. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

2.1. Lỗi Remote Desktop Setting

Lỗi này thường gặp phải rất nhiều và nó xảy ra khi máy chủ của bạn vẫn hoạt động hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bạn lại không thể Remote Desktop. Vậy thì hãy kiểm tra ngay kết nối đó để xem nó đã để ở chế độ Allow hay chưa. Các bạn thao tác theo trình tự sau:

Truy cập vào Run >> chọn sysdm.cpl. Sau đó, nhấn lệnh Enter để mở cửa sổ System Properties >> Tiếp đến, bạn chọn tab Remote và kiểm tra 1 trong 1 lựa chọn ở các options. Hãy chọn vào option thứ 3 như minh họa dưới đây >> Rồi khởi động lại thiết bị để kiểm tra.

Tham khảo thêm: Cách Xử Lý Lỗi Remote Desktop An Authentication Error Has Occurred

VPS không vào được mạng

2.2. Lỗi Firewall

Firewall hay còn gọi là tường lửa. Lỗi này sẽ thường xảy ra ở những thiết bị mà bạn cài đặt sẵn chế độ tường lửa để tăng khả năng bảo vệ an toàn cho thiết bị, cũng như tất cả các ứng dụng, phần mềm đang chạy trên thiết bị của bạn. Lỗi Firewall có thể chặn Ping &Remote Desktop port khi nó được lựa chọn ở chế độ Enable.

Cách sửa lỗi Firewall cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần mở Windows Firewall with Advanced Security trong cửa sổ tìm kiếm Start Menu. Sau đó, chọn Inbound Rules, nhấn nút R để mở sang cửa sổ Rule Remote Desktop. 

Tại đây, tìm kiếm các Rule mặc định của Remote Desktop, gồm: Remote Desktop (TCP-In) và Remote Desktop – RemoteFX (TCP-In). Hãy kiểm tra xem 2 Rule này đã được Enable chưa. Nếu chưa, bạn cần tick vào chế độ Enable. Sau đó, nhấn Save lại là được.

VPS không vào được mạng
Minh họa cách sửa lỗi Firewall

Sau khi đổi Port Remote Desktop thành công, các bạn cần tạo Rule mới cho Port tương ứng với nó. Trong trường hợp không cần sử dụng Firewall, các bạn có thể tắt luôn chế độ kiểm duyệt này.

2.3. Lỗi kết nối mạng

VPS không vào được mạng do lỗi kết nối từ máy chủ cũng là trường hợp rất phổ biến khi bạn sử dụng VPS. Đối với lỗi này, các bạn hãy ping thử bằng cách nhập Ping 8.8.8.8. Sau đó, sử dụng lệnh Ipconfig để kiểm tra lại cấu hình IP.

2.4. Lỗi không sao chép văn bản từ xa

VPS được kết nối với tất cả máy khách từ xa thông qua công nghệ ảo. Tuy nhiên, bạn lại không thể sao chép văn bản từ các máy tính khách từ xa sang thiết bị của riêng mình. Để khắc phục sự cố này, bạn cần kích hoạt tính năng chuyển hướng Clipboard. 

Để kích hoạt, các bạn thực hiện theo hướng dẫn sau: Mở hộp thoại Remote Desktop Connection trong cửa sổ tìm kiếm menu Start. Sau đó, chọn Show Options >> Tiếp tục chọn Local Resources>> Tích vào Clipboard trong cửa sổ Local devices and resources.

VPS không vào được mạng
Lỗi sao chép văn bản từ xa thường gặp khi VPS không kết nối mạng

>>>> ĐỌC NGAY: Thuê VPS theo giờ | Nên hay không nên và lưu ý cần biết

3. Các phím tắt kết nối máy tính từ xa

Khi muốn tắt kết nối máy tính từ xa, các bạn có thể sử dụng các phím tắt nhanh trong hộp thoại RUN. Dưới đây, LANIT sẽ gửi tới bạn những tổng hợp phím tắt cơ bản.

  • Phím tắt mstsc /f: Khởi động Remote Desktop ở chế độ full màn hình.
  • Phím tắt mstsc /admin để khởi động Remote Desktop ở chế độ Admin Mode.   
  • Phím tắt mstsc /span dùng để thiết lập phiên Remote Desktop tương ứng với màn hình ảo cục bộ. 
  • Phím tắt mstsc /multimon để thiết lập với Client Layout.
  • Phím tắt mstsc /edit “connection file”để mở file .RDP dùng khi edit hoặc thay đổi tên file trước khi chạy các request.

Các phím tắt kết nối từ xa sau khi kết nối Remote Desktop, gồm có:

  • Phím tắt Ctrl + Alt + Pause: Dùng để chuyển máy khách Remote Desktop qua lại giữa các chế độ toàn màn hình và cửa sổ mới.
  • Phím tắt Ctrl + Alt + Break để thiết lập ở chế độ full màn hình cho Remote Desktop.
  • Phím tắt Ctrl + Alt + Minus để chụp ảnh màn hình cửa sổ Remote Desktop đang hoạt động.
  • Phím Ctrl + Alt + Plus chụp toàn màn hình của Remote Desktop.
  • Phím Ctrl + Alt + End cho phép khởi động lại máy tính từ xa.

VPS khong vao duoc mang
Để tắt kết nối máy tính từ xa, các bạn có thể sử dụng các phím tắt nhanh

4. Kết Luận

Qua những chia sẻ từ LANIT trên đây, các bạn đã nắm được những dấu hiệu và cách xử lý, giải quyết khi VPS không vào được mạng rồi chứ? Để có thể đảm bảo quá trình sử dụng, bạn có thể tham khảo dịch vụ Thuê VPS giá rẻ, thuê máy chủ Giá rẻ tại LANIT để giúp ổn định trong quá trình sử dụng.

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!