Terraform là gì?
Terraform là công cụ mã nguồn mở miễn phí, được phát triển bởi HashiCorp và ra mắt vào tháng 7 năm 2014. Công cụ này cho phép người dùng định nghĩa và lưu trữ thông tin về tài nguyên hạ tầng của hệ thống dưới dạng các file code. Những file code này được sử dụng để triển khai hạ tầng trên các nền tảng đám mây như Digital Ocean, AWS, GitHub, GCP, Cloudflare, Azure, VMware vSphere.
Terraform giúp tự động hóa việc quản lý hạ tầng, làm cho quá trình triển khai, thay đổi và quản lý tài nguyên trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Cách thức hoạt động của Terraform
Terraform tạo và quản lý tài nguyên trên các nền tảng đám mây và các dịch vụ khác thông qua các giao diện lập trình ứng dụng (API) của chúng. Các Provider cho phép Terraform làm việc với hầu hết nền tảng hoặc dịch vụ nào có API truy cập được. Đã có hàng nghìn provider quản lý nhiều loại tài nguyên khác nhau. Bạn có thể tìm thấy tất cả các provider công khai trên Terraform Registry, bao gồm Amazon Web Services (AWS), Kubernetes, Azure, Helm, Google Cloud Platform (GCP), GitHub, DataDog Splunk,…
Terraform cho phép tự động hóa việc tạo và quản lý tài nguyên trên đám mây dễ dàng. Cách thức hoạt động của Terraform thường sẽ theo 3 bước:
- Write: Định nghĩa các tài nguyên, khởi tạo, quản lý trong 1 file code định dạng “tf”
- Plan: Terraform tự động dựa file bạn viết để tạo kế hoạch (plan). Kế hoạch sẽ xác định các thứ tự cần thiết của các tài nguyên và cập nhật hoặc xoá dựa theo tình trạng hiện tại mà hệ thống ghi nhận được.
- Apply: Hệ thống sẽ chủ động thực thi kế hoạch với các tiến trình song song giúp tối ưu thời gian xử lý.
Vì sao nên sử dụng Terraform?
Terraform có nhiều tính năng nổi bật nên rất được nhiều người ưa chuộng, có thể kể đến như:
- Quản lý hạ tầng đa nền tảng: Terraform cho phép bạn quản lý hạ tầng trên nhiều nền tảng và dịch vụ khác nhau, giảm sự phức tạp khi nâng cấp hoặc sửa đổi.
- Theo dõi hạ tầng: Terraform tạo ra kế hoạch thay đổi và yêu cầu phê duyệt trước khi thực hiện, đồng thời theo dõi trạng thái hạ tầng của bạn để đảm bảo khớp với cấu hình đã định.
- Tự động hóa thay đổi: Các tệp cấu hình khai báo của Terraform mô tả trạng thái cuối cùng của hạ tầng, giúp tự động hóa việc tạo và quản lý tài nguyên hiệu quả.
- Chuẩn hóa cấu hình: Sử dụng các module cấu hình tái sử dụng, tiết kiệm thời gian và khuyến khích thực hành tốt nhất. Bạn có thể dùng module có sẵn hoặc tự viết module của riêng mình.
- Hỗ trợ cộng tác: Cấu hình được lưu trữ trong hệ thống kiểm soát phiên bản (VCS) và có thể quản lý trên toàn đội ngũ bằng HCP Terraform, cung cấp môi trường nhất quán, bảo mật và nhiều tính năng hỗ trợ cộng tác khác.
So sánh điểm khác biệt giữa Kubernetes và Terraform
Kubernetes và Terraform đều có những điểm tương đồng trong cách hoạt động và sử dụng như khả năng hỗ trợ cộng đồng, cấu hình khai báo, triển khai đa đám mây hay quản lý tự động hoá,…
Dưới đây là những điểm khác biệt nổi bật giữa Terraform và Kubernetes
Terraform | Kubernetes | |
Định nghĩa | Công cụ cơ sở hạ tầng mã nguồn mở | Công cụ hỗ trợ điều phối bộ nhớ |
Công dụng | Quản lý cơ sở hạ tầng hiệu quả, minh bạch | Hạn chế sự phức tạp để dễ điều chỉnh quy mô công việc trong bộ chứa |
Khả năng quản lý tài nguyên | Quản lý toàn diện tất cả đối tượng thuộc cơ sở hạ tầng như lưu trữ, điện toán, kết nối mạng | Chỉ quản lý dưới cụm Kubernetes |
Ngôn ngữ | HCL | JSON, YAML |
Khả năng phục hồi | Cần các công cụ, tập lệnh | Tự động |
Yêu cầu sử dụng | Dễ học, đơn giản | Yêu cầu kiến thức, nguyên tắc container, chiến lược, cân bằng tải,…tương đối phức tạp |
Cung cấp | Cơ sở hạ tầng trên tiện ích đám mây | Máy chủ trong cụm duy nhất |
Cả hai công cụ đều có những ưu và nhược điểm riêng, bạn có thể lựa chọn Terraform để hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng hay các ứng dụng nhiều bậc cũng như để tạo và triển khai môi trường mới dùng một lần. Còn nếu bạn cần quản lý ứng dụng trong bộ chứa có quy mô lớn và phức tạp hơn thì Kubernetes sẽ là lựa chọn phù hợp.
Lời kết
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về Terraform, LANIT hy vọng đã đem lại những kiến thức hữu ích. Việc lựa chọn sử dụng Kubernetes hay Terraform đều phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và quy mô cấu hình công việc của bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc đừng ngại chia sẻ để LANIT giúp bạn giải đáp thắc mắc nhé!