Trang chủ » SNI là gì? Tìm hiểu chi tiết về cách thức hoạt động của SNI
SNI là gì? Tìm hiểu chi tiết về cách thức hoạt động của SNI
- 01/02/2023
- LANIT JSC
Sự tồn tại của SNI giúp cho các client có thể nhận biết SSL chính xác cho trang web. Người dùng định vị được tên máy chủ, tên miền của website chuẩn nhất trong quá trình TLS/SSL Handshake. Vậy SNI là gì? Cách thức hoạt động của SNI như thế nào? Trong những chia sẻ ngày hôm nay, LANIT sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này. Cùng theo dõi nhé!
1. SNI là gì?
SNI viết tắt bởi Server Name Indication Có nghĩa là phần mở rộng của giao thức SSL, được sử dụng rất phổ biến trong giao thức HTTPS.
SNI giúp các client nhận biết SSL chính xác cho trang web, định vị được tên máy chủ, tên miền của website chuẩn nhất trong quá trình TLS/SSL Handshake.
Ví dụ như chúng ta ví SNI là một đơn hàng, gửi tới cho một người nhận (Web server). Khi đó, người gửi sẽ phải yêu cầu người nhận cung cấp các thông tin như: địa chỉ, số nhà, số điện thoại để đơn hàng được gửi tới đúng người nhận.
2. SNI hoạt động như thế nào?
SNI có cách thức hoạt động như một nhân vật trung gian. Người dùng truy cập vào một địa chỉ website bất kỳ nhưng chỉ số SSL sai thông tin tên miền. Khi đó, trình duyệt ngừng kết nối và người dùng không truy cập được vào địa chỉ website mình muốn.
Lúc này, SNI giúp người dùng gửi thông tin chính xác về tên miền để truy cập vào web server. Và khi đó, web server sử dụng thông tin mà SNI cung cấp để lựa chọn chứng chỉ số SSL. Chứng chỉ này phải tương ứng với website mà người dùng muốn truy cập.
3. Công dụng của SNI
Trong giao thức HTTPS, phần mở rộng SNI được sử dụng rất phổ biến. Điều đó cho thấy, công dụng của nó rất hữu ích. Dưới đây là những công dụng nổi bật từ phần mở rộng của giao thức SSL này.
- SNI có khả năng phát hiện và ngăn chặn các lỗi không khớp tên trong quá trình máy khách truy cập vào đúng địa chỉ trang web nhưng sai tên chứng chỉ SSL. Khi có lỗi, trình duyệt mà người dùng truy cập sẽ hiển thị dòng chữ “Your connection is not private”.
- SNI là phần mở rộng cho giao thức TLS/SSL và sử dụng trong mọi trình duyệt, mọi hệ điều hành và các web server. Bởi vậy, nó mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn, an toàn hơn.
Có thể thấy, vai trò mà SNI mang đến cho chúng ta rất lớn. Sự ra đời của SNI giúp việc truy cập và tìm kiếm thông tin dễ dàng và đơn giản hơn. Tuy nhiên, ở SNI còn rất nhiều điều mà chúng ta vẫn chưa thể hiểu hết. Trong phần tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tiềm năng của phần mở rộng này.
4. SNI có khả năng mở rộng không?
Chúng ta biết rằng, SNI chính là phần mở rộng của giao thức SSL, được sử dụng nhiều trong HTTPS. Vậy SNI có khả năng mở rộng hay không?
Câu trả lời là có. Bởi SNI có khả năng định vị tên miền website và tên máy chủ. Đồng thời có thể định vị chứng chỉ số SSL phù hợp với tên miền mà người dùng hướng đến. Ngay cả khi chứng chỉ số ban đầu thiếu chính xác.
Do đó, khả năng mở rộng của SNI là rất lớn. Và nó sẽ là một phần hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động của giao thức SSL cũng như trong HTTPS.
5. Trình duyệt nào hỗ trợ SNI?
SNI được cài đặt trên hầu hết các trình duyệt. Bởi vậy, bạn sẽ được hỗ trợ khi truy cập vào bất cứ trình duyệt hiện hành nào. Tuy nhiên, với những trình duyệt và các HĐH cũ sẽ không hỗ trợ phần mở rộng này.
Các trình duyệt không được hỗ trợ SNI là các phiên bản cũ của Internet Explorer, hệ điều hành BlackBerry,… Nếu trình duyệt của bạn không hỗ trợ SNI, bạn sẽ không thể truy cập vào một số trang web.
Với những chia sẻ trên đây từ LANIT, bạn đã hiểu được SNI là gì. Đồng thời hiểu về cách thức hoạt động của phần mở rộng giao thức SSL này rồi chứ? Hy vọng rằng chúng tôi chia sẻ cho bạn sẽ là những kiến thức bổ ích về SNI.
Nếu anh chị có nhu cầu mua SSL vui lòng liên hệ LANIT để nhận ưu đãi hấp dẫn nhất.