Seeding là gì?
Seeding là một chiến lược quan trọng trong Digital Marketing, đóng vai trò quyết định đến hiệu quả của chiến dịch. Nếu không thực hiện seeding, kết quả của hoạt động marketing có thể giảm đi đến 50%.
Seeding trong Digital Marketing là phương pháp phân phối và lan truyền nội dung rộng rãi trên internet. Người thực hiện seeding sẽ đưa nội dung đến với càng nhiều người càng tốt, thông qua các kênh như website, blog, mạng xã hội, diễn đàn… Mục tiêu là để thông tin của bạn tiếp cận được đối tượng phù hợp và gây được sự chú ý.
Hiểu một cách đơn giản, seeding giống như việc bạn tạo ra một “hạt giống” nội dung và cần phải đưa chúng đến đúng người, theo cách hiệu quả nhất để có thể thành công. Những người thực hiện seeding, dù là qua diễn đàn hay mạng xã hội, chính là những “người gieo mầm” cho nội dung của bạn.
Hai hình thức Seeding phổ biến
Hai hình thức Seeding phổ biến trong Digital Marketing đó là:
Forum Seeding (Seeding qua diễn đàn):
Đây là việc chia sẻ nội dung hoặc thông điệp của bạn trên các diễn đàn, trang thảo luận trực tuyến. Forum Seeding giúp nội dung của bạn tiếp cận được đối tượng có cùng sở thích hoặc quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Người thực hiện sẽ đăng bài viết, trả lời câu hỏi hoặc tham gia thảo luận. Từ đó tự nhiên giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mà không gây cảm giác quảng cáo quá lộ liễu.
Social Media Seeding (Seeding qua mạng xã hội):
Hình thức này tập trung vào việc chia sẻ nội dung của bạn trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, TikTok… Mục tiêu là tạo sự tương tác từ người dùng mạng xã hội, khuyến khích chia sẻ và lan truyền thông điệp của bạn đến nhiều người hơn. Social Media Seeding có thể bao gồm các bài viết, hình ảnh, video hoặc hashtag, giúp thông tin tiếp cận rộng rãi và dễ dàng hơn.
Seeding mang lại lợi ích gì?
Thay vì chi tiền cho các phương thức quảng cáo truyền thống như phát tờ rơi hay đăng bài trên báo mà khó đánh giá được hiệu quả, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã chọn Seeding vì những lợi ích sau:
- Tăng cường SEO: Seeding giúp tạo ra các backlink chất lượng. Hỗ trợ tích cực trong việc nâng cao thứ hạng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Từ đó giúp website của doanh nghiệp dễ dàng được phát hiện hơn.
- Thu hút sự chú ý cho thương hiệu: Việc chia sẻ nội dung qua các nền tảng trực tuyến giúp tăng sự hiện diện của thương hiệu. Giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
- Xây dựng sự nhận diện thương hiệu: Seeding giúp nâng cao mức độ nhận diện và ghi nhớ thương hiệu trong lòng khách hàng. Từ đó giúp thương hiệu phát triển mạnh mẽ hơn trong tâm trí người tiêu dùng.
- Tăng lượt truy cập và xếp hạng tìm kiếm: Những bài viết được lan truyền mạnh mẽ sẽ thúc đẩy lượng traffic đến từ các công cụ tìm kiếm.
- Khuyến khích tương tác và trao đổi: Seeding khuyến khích người đọc tham gia bình luận và chia sẻ ý kiến. Điều này không chỉ làm tăng sự nhận diện mà còn xây dựng niềm tin từ khách hàng tiềm năng. Biến họ thành người tiêu dùng thực sự hoặc giới thiệu cho những người khác.
- Thu hút lượng truy cập lớn: Seeding còn giúp thu hút người dùng tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Ngoài những lợi ích kể trên, Seeding còn là cách tiếp cận thông minh. Nhờ Seeding mà doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí vẫn đạt được hiệu quả quảng cáo cao trong môi trường số.
Mục tiêu của Seeding trong Marketing
Mục tiêu chính của Seeding gói gọn trong AISAS trong đó:
A (Attention – Chú ý): Giai đoạn đầu tiên thu hút sự chú ý của khách hàng thông qua hình ảnh, âm thanh hoặc thông điệp độc đáo. Khiến họ cảm thấy tò mò và bắt đầu chú ý đến quảng cáo.
I (Interest – Quan tâm): Khi khách hàng bắt đầu chuyển từ sự tò mò sang sự quan tâm sâu sắc hơn về sản phẩm hoặc thông điệp của quảng cáo. Bắt đầu tạo ra sự hứng thú và khám phá thêm về những gì được cung cấp.
S (Searching – Tìm kiếm): Khách hàng bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là dấu hiệu cho thấy họ có nhu cầu và đang chủ động tìm kiếm thêm thông tin để đưa ra quyết định.
A (Action – Hành động): Khi khách hàng đã có đủ thông tin và lý do, họ sẽ thực hiện hành động, thường là mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà quảng cáo đề xuất.
S (Share – Chia sẻ): Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng, họ sẽ chia sẻ trải nghiệm của mình với những người khác. Nhờ vậy mà giúp quảng bá hiệu quả hơn khi thông điệp được lan truyền qua mạng xã hội hoặc các kênh cá nhân.
Quy trình Seeding là gì?
Quy trình Seeding sẽ bám sát mục tiêu AISAS bên trên. Bao gồm 3 bước:
Awareness Stage (Nhận diện thương hiệu)
Giai đoạn này là lúc bạn giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới ra mắt thị trường. Mục tiêu chính là tạo sự chú ý và ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng tiềm năng. Để làm được điều này, nội dung seeding phải được xây dựng sao cho hấp dẫn, dễ tiếp cận và có khả năng khơi gợi sự tò mò từ đối tượng mục tiêu. Các seeder sẽ chia sẻ thông tin về sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn hay website. Mục đích để tăng khả năng nhận diện thương hiệu và bắt đầu xây dựng sự hiện diện trên thị trường.
Emotion Stage (Gia tăng giá trị cảm xúc)
Khi khách hàng đã biết đến thương hiệu, nhiệm vụ tiếp theo là xây dựng cảm xúc tích cực và niềm tin đối với họ. Trong giai đoạn này, các seeder sẽ khéo léo tạo ra các cuộc thảo luận, chia sẻ về thương hiệu thông qua các bài viết, câu chuyện, hoặc cảm nhận cá nhân. Mục tiêu là khiến khách hàng cảm thấy thân thiện và gần gũi với thương hiệu, từ đó tạo dựng được lòng tin và sự yêu mến. Những chia sẻ chân thành về sản phẩm hoặc dịch vụ thường được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt hơn, vì nó tạo ra sự kết nối cảm xúc và sự đồng cảm với thương hiệu.
Action Stage (Hành động trực tiếp)
Đây là giai đoạn quyết định, mục tiêu là chuyển đổi khách hàng từ trạng thái quan tâm sang hành động cụ thể, như mua sản phẩm hoặc giới thiệu thương hiệu cho người khác. Để đạt được điều này, seeder cần tạo ra sự kích thích và động lực để khách hàng hành động. Chẳng hạn như khuyến khích chia sẻ bài viết, giới thiệu dịch vụ đến bạn bè, hoặc tham gia vào các chương trình khuyến mãi. Ngoài ra, việc chia sẻ nội dung sẽ làm tăng khả năng tìm kiếm thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm như Google. Góp phần đẩy từ khóa của thương hiệu lên thứ hạng cao hơn, làm tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
Cách tạo kịch bản Seeding hiệu quả
Để có một bài viết seeding hiệu quả, các seeder phải lên kế hoạch, bảng biểu chi tiết. Trước tiên, bạn cần hiểu rõ đối tượng bạn đang muốn nhắm đến.
Xác định đối tượng mục tiêu
xác định nhóm khách hàng cụ thể, sở thích, hành vi trực tuyến. Hoặc các vấn đề mà họ gặp phải mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết.
Xây dựng nội dung hấp dẫn và phù hợp
Nội dung là yếu tố quan trọng nhất trong kịch bản Seeding. Nội dung phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Tiêu đề hấp dẫn, rõ ràng, súc tích để thu hút người đọc ngay từ lần đầu tiên
- Tạo ra thông điệp rõ ràng về cách sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể cải thiện cuộc sống hoặc công việc của họ.
- Hãy sử dụng các câu chuyện, cảm nhận cá nhân, hoặc tình huống thực tế giúp khách hàng dễ dàng đồng cảm.
- Mỗi bài viết seeding cần có một kêu gọi hành động rõ ràng, chẳng hạn như “Đặt hàng ngay hôm nay”, “Chia sẻ với bạn bè” hoặc “Khám phá thêm tại website của chúng tôi”.
Lựa chọn kênh seeding phù hợp
Các nền tảng mà bạn lựa chọn để phân phối nội dung seeding sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của chiến dịch. Một số kênh phổ biến bao gồm:
- Mạng xã hội: Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn,… là những kênh mạnh mẽ để chia sẻ nội dung và tạo sự tương tác với khách hàng.
- Diễn đàn và group: Các diễn đàn, cộng đồng trực tuyến, nhóm Facebook hoặc Zalo. Đây là nơi bạn có thể tham gia thảo luận và chia sẻ thông tin một cách tự nhiên, không gây cảm giác quảng cáo trực tiếp.
- Blog và website: Viết các bài blog, bài review về sản phẩm/dịch vụ giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy thông tin bạn muốn truyền tải. Kênh như Tinh Tế, cộng đồng học thuật liên quan.
Tạo sự tương tác và thúc đẩy chia sẻ
Khi nội dung đã chia sẻ, hãy khuyến khích tương tác từ khách hàng. Các chiến thuật bao gồm:
- Khuyến khích bình luận: Hãy tạo câu hỏi, khảo sát hoặc yêu cầu người đọc chia sẻ ý kiến của họ về sản phẩm/dịch vụ. Giúp bạn hiểu được mối quan tâm của khách hàng.
- Khuyến khích chia sẻ: Hãy tạo động lực chia sẻ bằng cách cung cấp ưu đãi, mã giảm giá hoặc quà tặng.
- Sử dụng Influencers: Nếu có thể, hợp tác với các KOLs hoặc influencers để mở rộng phạm vi tiếp cận và gia tăng sự tin cậy từ khách hàng.
Theo dõi và điều chỉnh chiến lược
Khi chiến dịch Seeding được triển khai, bạn cần theo dõi hiệu quả của nó qua các chỉ số. Như lượt tương tác (likes, shares, comments), tỷ lệ chuyển đổi (conversions), và mức độ nhận diện thương hiệu. Nếu thấy có sự chậm trễ trong việc tiếp cận hoặc chuyển đổi, cần điều chỉnh chiến lược kịp thời.
Đo lường và tối ưu hóa kết quả
Sau khi chiến dịch Seeding kết thúc, hãy thực hiện đo lường các kết quả đạt được so với mục tiêu ban đầu.
- Lượng traffic: Lưu lượng truy cập đến website của bạn từ các bài viết seeding.
- Tỷ lệ chuyển đổi: Số lượng khách hàng thực hiện hành động mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ
- Đánh giá sự nhận diện thương hiệu: Kiểm tra sự tăng trưởng trong mức độ nhận diện thương hiệu qua các kênh tìm kiếm, social media, hoặc sự chia sẻ từ người dùng.
Ví dụ kịch bản Seeding
Dưới đây là mẫu lên kịch bản Seeding trên nền tảng Facebook, trước hết bạn cần tạo mục tiêu như ảnh:
Bạn có thể sở hữu từ 3 – 10 tài khoản, mẫu kịch bản:
Bật mí kinh nghiệm Seeding
Khi Seeding để hướng tới đúng đối tượng mục tiêu, LANIT bật mí với bạn cần:
- Seeding đúng nhóm đối tượng khách hàng
- Nhấn mạnh từ khoá mà bạn nhắm làm mục tiêu
- Xây dựng kịch bản tự nhiên nhất, tránh lộ liễu mình đang quảng cáo
- Tạo cuộc thảo luận, nội dung gây tranh cãi
- Thêm backlink vào bài viết hoặc dưới phần bình luận để điều hướng khách hàng
- Nắm bắt xu hướng và “đu trend” giúp bài viết lên xu hướng
- Luôn chuẩn bị kế hoạch để xử lý khủng hoảng nếu bài viết đi theo hướng tiêu cực
- Chăm chỉ, cập nhật thường xuyên và kỉ luật
- Đăng bài vào khung giờ vàng: Facebook (7h-9h sáng, 12h-1h trưa, hoặc 8h-10h tối), Linkedin (8h-10h sáng hoặc 2h-4h chiều),…
- Tập trung vào việc tạo thảo luận (comment), vì thuật toán ưu tiên bài viết có nhiều phản hồi.
Các kênh phù hợp để Seeding
Mạng xã hội
Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, TikTok: Thích hợp cho việc chia sẻ bài viết, video, hình ảnh và tương tác với cộng đồng. Instagram và TikTok đặc biệt phù hợp với nội dung hình ảnh và video sáng tạo, trong khi LinkedIn mạnh mẽ với tiếp thị B2B. Twitter và Facebook hiệu quả cho tin tức nhanh và chiến dịch quảng cáo.
Video và Hình ảnh
YouTube, Pinterest: YouTube là kênh lý tưởng cho video dài, còn Pinterest phù hợp với hình ảnh sáng tạo và thẩm mỹ, giúp truyền tải thông điệp ấn tượng.
Cộng đồng và Hỏi đáp
Reddit, Quora: Tham gia thảo luận và chia sẻ nội dung phù hợp trong các cộng đồng (subreddit) hoặc trả lời câu hỏi trên Quora để tăng sự nhận diện.
Email Marketing
Mặc dù không phải mạng xã hội, email marketing vẫn là công cụ mạnh mẽ để tiếp cận trực tiếp người dùng mục tiêu.
Câu hỏi thường gặp
Seeding có phải là một hình thức spam không?
Seeding không phải là spam nếu được thực hiện đúng cách. Khi seeding, nội dung phải được chia sẻ tự nhiên, tạo giá trị cho người đọc và không làm phiền họ. Seeding hiệu quả là khi nội dung được lan truyền tự nhiên qua các cộng đồng, nơi khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm.
Seeding có mất phí không?
Seeding có thể miễn phí hoặc mất phí tùy vào phương pháp sử dụng. Bạn có thể thực hiện seeding miễn phí bằng cách tham gia vào các cộng đồng trực tuyến và chia sẻ nội dung. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả nhanh chóng và rộng rãi hơn, nhiều doanh nghiệp lựa chọn trả phí cho các quảng cáo trên nền tảng như Facebook, Instagram hoặc Google Ads.
Seeding và viral marketing có giống nhau không?
Seeding và viral marketing có liên quan, nhưng không hoàn toàn giống nhau. Seeding là chiến lược giúp nội dung được phân phối qua các kênh khác nhau để tạo sự chú ý. Trong khi viral marketing là khi nội dung tự nhiên lan truyền mạnh mẽ mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào việc phân phối. Viral marketing có tính chất tự phát và nhanh chóng hơn so với seeding.
Khi nào nên bắt đầu chiến dịch seeding?
Bạn nên bắt đầu chiến dịch seeding khi có nội dung mới cần phân phối hoặc khi đang có sản phẩm/dịch vụ mới ra mắt. Đặc biệt là khi muốn xây dựng nhận diện thương hiệu hoặc kích thích sự quan tâm trước khi sản phẩm chính thức được phát hành.
Lời kết
Seeding là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược Digital Marketing. Hầu như không có chiến dịch nào hiệu quả nếu thiếu kế hoạch seeding rõ ràng. Hy vọng qua bài chia sẻ trên, các bạn đã nắm chắc Seeding là gì cũng như cách tạo kịch bản seeding thật chất lượng. Chúc các bạn seeder thành công gia tăng độ nhận diện thương hiệu và chuyển đổi số thật “mượt”. Và cảm ơn vì đã theo dõi.
Tham khảo các bài viết cùng chủ đề: