ReFS là gì? So Sánh Sự Khác nhau Giữa ReFS và NTFS

ReFS là hệ thống tệp tin mới nhất được Microsoft phát triển nhằm tối đa hóa tính khả dụng của dữ liệu, thay thế cho NTFS hiệu quả. Đây là giải pháp hiệu quả được lựa chọn sử dụng trong các trường hợp cụ thể như máy chủ và lưu trữ dữ liệu lớn. Tìm hiểu chi tiết về ReFS ở bài viết dưới đây nhé!

ReFS là gì?

ReFS viết tắt bởi Resilient File System là hệ thống tệp mới nhất được Microsoft phát triển với phiên bản đầu tiên được phát hành cùng Windows Server 2012 (Storage Spaces). Hệ thống này được thiết kế để nhằm thay thế cho hệ thống tệp tin NTFS truyền thống trong một số trường hợp. Phù hợp sử dụng với khối lượng công việc hiệu suất cao, có khả năng chịu lỗi cao, tính năng mở rộng với hiệu suất tối ưu.

ReFS là gì? So Sánh Sự Khác nhau Giữa ReFS và NTFS
ReFS là gì?

ReFS hoạt động như thế nào?

Hệ thống tệp ReFS sử dụng cấu trúc cây B+ để quản lý dữ liệu thông qua lập chỉ mục siêu dữ liệu và duy trì khả năng tương thích cao với NTFS. Cấu trúc cây B+ này có bao gồm gốc, các nút và lá, nó hỗ trợ ReFS lưu trữ nhiều dữ liệu hơn bằng chế độ nhanh và giảm đầu ra/đầu vào (I/O) của đĩa để cung cấp hiệu suất tối hơn. Trên cơ sở NTFS, ReFS có thể duy trì tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu cao bằng cách bảo vệ dữ liệu khỏi các lỗi phổ biến có thể gây mất dữ liệu, cho phép khôi phục dữ liệu trong trường hợp hệ thống có lỗi.

ReFS sử dụng write allocate, ghi và đọc tệp trong một lệnh duy nhất, để tránh làm hỏng dữ liệu, nó cho phép sử dụng các bản sao thin provision của cơ sở dữ liệu nguồn để giảm khả năng bị hỏng. Ngoài ra, ReFS còn có một số tính năng khác như kiểm soát truy cập, ID tệp, khả năng mở rộng cao và có thể xử lý các tệp dữ liệu lớn hiện tại và trong tương lai.

Ưu điểm – hạn chế của ReFS

Ưu điểm của ReFS

Sau đây là một số ưu điểm, lợi ích của hệ thống tệp ReFS

  • Tự động phát hiện và sửa lỗi bằng cách sử dụng Checksum, kết hợp với Storage Spaces, giúp giảm nguy cơ mất dữ liệu
  • ReFS sẽ tạo bản sao mới và kiểm tra tính toàn vẹn trước khi ghi dữ liệu, đảm bảo an toàn dữ liệu và trách dữ liệu bị mất trong trường hợp ghi không hoàn chính
  • ReFS tối ưu hóa cho khối lượng công việc lớn hoặc trong ảo hóa, hỗ trợ các công nghệ block cloning và sparse VDL giúp tăng hiệu suất hiệu quả.
  • Hỗ trợ sao chép khối, cho phép soa chép nhanh lượng lớn dữ liệu, cải thiện hiệu suất khối lượng công việc sao lưu và ảo hóa
  • Có khả năng mở rộng, hỗ trợ các tệp tin dung lượng lên đến 35 petabyte và phân vùng có dung lượng lên đến 262,144 exabyte, đáp ứng nhu cầu lưu trữ lớn trong doanh nghiệp.
  • Tích hợp tốt với Storage Spaces, ReFS có thể triển khai các chiến lược lưu trữ như mirroring và parity giúp bảo vệ dữ liệu khỏi hư ổ cứng và lỗi hệ thống. Đồng thời Storage Spaces cũng giúp khôi phục dữ liệu tự động hiệu quả.
  • Cung cấp mức độ bảo mật cao cho dữ liệu quan trọng
  • Hỗ trợ các cấu hình lưu trữ đa dạng từ lưu trữ cá nhân đến quy mô doanh nghiệp lớn.

Hạn chế của ReFS

  • ReFS sử dụng nhiều tài nguyên hệ thống hơn NTFS, đặc biệt là đối với mảng đĩa lớn.
  • ReFS không hỗ trợ một số tính năng mà NTFS hỗ trợ, chẳng hạn như nén tệp, mã hóa , liên kết cứng, giao dịch và ID đối tượng.
  • ReFS không thể chuyển đổi dữ liệu từ NTFS nếu không định dạng ổ đĩa
  • Không tương thích hoàn toàn với tất cả các ứng dụng
  • Hiệu suất không tốt hơn NTFS trong mọi trường hợp
  • Windows không thể khởi động từ ReFS và yêu cầu ổ đĩa hệ thống phải có NTFS.
  • Khó khăn khi chuyển đổi từ NTFS sang ReFS ( người dùng phải định dạng lại ổ đĩa nếu muốn sử dụng ReFS).

So sánh ReFS với NTFS

NTFS và ReFS đều là hệ thống tệp được Microsoft phát triển giúp lưu trữ, định vị và sắp xếp dữ liệu trong ổ đĩa. Trong đó, NTFS ra đời năm 1993, cung cấp các tính năng như kiểm soát truy cập bảo mật, ghi nhật ký hệ thống tệp, mã hóa và hạn ngạch đĩa,…giúp cải thiện khả năng quản lý tệp đồng thời ngăn ngừa lỗi.

ReFS ra đời sau (2012) là phiên bản nâng cao được thiết kế để lưu trữ lượng lớn dữ liệu an toàn và khắc phục các vấn đề NTFS đang gặp. Nó có khả năng chống hỏng dữ liệu, xử lý lượng công việc lớn và có khả năng mở rộng. Đồng thời cũng được dùng để xác minh và tự động sửa chữa dữ liệu.

So sánh ReFS với NTFS
So sánh ReFS với NTFS

Mặc dù mục đích thiết kế ReFS là để thay thế cho NTFS nhưng nó chỉ coi là một sự bổ sung. Bởi, ReFS tối ưu hóa hiệu suất ổ đĩa nhưng nó thiếu các liên kết cứng. Mặt khác, mặc dù tính năng tương tự nhau nhưng cách thức hoạt động của mỗi hệ thống có sự khác biệt. Sau đây là chi tiết!

Về Độ tin cậy

NTFS sử dụng các điểm kiểm tra và tệp nhật ký. Trong đó, tệp nhật ký sẽ theo dõi các thay đổi với ổ đĩa. Trường hợp di chuyển dữ liệu không thành công hoặc gặp sự cố, NTFS cho phép bạn đưa cơ sở hạ tầng đĩa về phiên bản an toàn trước đó, cung cấp độ tin cậy và an toàn dữ liệu. Nó cũng có tính năng tự phục hồi, ngăn chặn các lỗi trong hệ thống tệp. Khi một cụm dữ liệu bị hỏng, nó sẽ loại bỏ cụm bị ảnh hưởng và gán lại thông tin cho cụm mới.

ReFS tương thích cao với NTFS và cũng có các tính năng để đảm bảo lưu trữ dữ liệu an toàn và tin cậy. Nó cho phép tạo bản sao khi chỉnh sửa dữ liệu và chỉ liên kết dữ liệu với tệp tương ứng sau khi dữ liệu được ghi vào đĩa. Giúp ngăn việc mất dữ liệu ngay cả khi xảy ra lỗi nguồn hoặc lỗi hệ thống.

ReFS cũng bao gồm trình quét hoặc bộ lọc tính toàn vẹn dữ liệu, quét toàn bộ hệ thống để xác định và sửa chữa dữ liệu bị hỏng. Khi được kết hợp với Storage Spaces, ReFS cung cấp nhiều tính năng thông minh và trực quan.

Về Hiệu suất

NTFS giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của tệp, cung cấp mức độ bảo mật bổ sung thông qua các giao dịch, thực hiện nhiều thay đổi với các tệp trên hệ thống. Trong trường hợp hệ thống bị lỗi, các hoạt động đã hoàn thành sẽ được ghi vào đĩa còn các giao dịch không thành công sẽ quay trở lại trạng thái đã ghi trước đó. Ngoài ra, NTFS còn có các tính năng đảm bảo hiệu suất tối ưu như hạn ngạch đĩa, nén tệp và thay đổi kích thước.

ReFS được thiết kế để cung cấp một hệ thống hiệu suất tốt hơn so với NTFS là tính chẵn lẻ. Bằng cách chủ động di chuyển dữ liệu giữa tầng nhân bản và tầng chẵn lẻ trong thời gian thực, giúp ReFS ghi nhanh vào đĩa trong tầng nhân bản và chuyển dữ liệu sang trạng thái chẵn lẻ để lưu trữ hiệu quả. Ngoài ra, ReFS cung cấp hiệu suất và chức năng tốt hơn cho máy ảo bằng hai cách là thông qua sự hỗ trợ của nhân bản khối và độ dài dữ liệu thưa thớt VDL.

Về Khả năng mở rộng

ReFS có thể hỗ trợ các bộ dữ liệu có kích thước lên tới hàng triệu triệu terabyte, vượt xa khả năng của NTFS, điều này khiến ReFS trở thành một lựa chọn tốt cho những ai muốn mở rộng quy mô nhanh chóng.

Vậy hệ thống tệp tin NTFS hay ReFS tốt hơn?

Từ những phân tích trên, cho thấy hai hệ thống NTFS và ReFS khác nhau về cách sử dụng. NTFS được thiết kế cho nhiều cấu hình và mục đích sử dụng khác nhau, các chức năng của nó khiến nó trở nên phổ biến và phù hợp trong nhiều trường hợp. Trong khi đó, ReFS lại thiếu các chức năng đó nên nó không thể thay thế cho NTFS mà nó chỉ là sự bổ sung cho NTFS, nó chỉ là một hệ thống tệp hiệu quả hơn với người dùng nâng cao, nó có thể bảo vệ và sửa chữa dữ liệu cho PC xử lý lượng dữ liệu lớn và linh hoạt.

Như vậy, NTFS phổ biến với nhiều chức năng hơn còn ReFS phù hợp với những người dùng cần quản lý dữ liệu trong môi trường quy mô lớn, muốn duy trì tính toàn vẹn dữ liệu khi tệp bị hỏng.

Kết luận

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về ReFS – hệ thống tệp nâng cao được thiết kế để tối ưu hiệu suất, chịu lỗi và mở rộng linh hoạt. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu cho những ai cần quản lý dữ liệu khối lượng lớn và muốn toàn vẹn dữ liệu trong trường hợp tệp bị hỏng. Nếu bạn còn có thắc mắc nào hoặc cần tư vấn dịch vụ lưu trữ tệp, ứng dụng chuyên nghiệp, liên hệ ngay LANIT để được hỗ trợ sớm nhất với dịch vụ VPS chất lượng cao, giá tốt nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!