Protocol là gì? Tất tần tật thông tin cần biết về giao thức mạng

Khi tìm hiểu về công nghệ thông tin đặc biệt là về truyền tải dữ liệu, hẳn chúng ta đã được nghe rất nhiều về Protocol. Khái niệm Protocol là gì có lẽ mỗi người lại có cách hiểu riêng. Bài viết này LANIT sẽ đưa tới các bạn từ cái nhìn tổng quát đến chi tiết nhất về Protocol và những vấn đề xoay quanh Protocol nhé!

1. Protocol là gì?

Protocol là gì? Nhằm mục đích truyền tải thông tin/dữ liệu giữa các mạng máy tính mạng máy tính nhanh nhất thì điều kiện cần là sự chấp nhận từ hai phía gửi – nhận, điều kiện đủ là cần phải có một quy ước giao thức chung.

Giao thức chung đó là Protocol. Tên tiếng Anh là communication protocol có nghĩa là giao thức giao tiếp, tương tác, trao đổi thông tin giữa các mạng máy tính.

Protocol được gọi tắt là giao thức mạng và được hiểu là toàn bộ những quy tắc đã được đặt ra nhằm kết nối hai hoặc nhiều thiết bị trong cùng một hệ thống và có thể truyền – nhận thông tin qua các kênh truyền thông. 

Mỗi giao thức mạng sẽ sở hữu riêng cho mình một tập hợp phương thức định dạng dữ liệu. Tức là khi gửi thông tin/dữ liệu đi hoặc là nhận về thì tự động mỗi giao thức sẽ có hành động khác nhau để xử lý thông tin/dữ liệu đó. 

TCP ( Transmission control protocol) là một trong những giao thức internet phổ biến và quan trọng nhất hiện nay. TCP được sử dụng để trao đổi thông tin liên lạc giữa các máy tính được kết nối internet. 

giao thức mạng Protocol

2. Ưu điểm giao thức mạng Protocol là gì?

Protocol là phương thức kết nối hai hay nhiều mạng máy tính, bởi vậy sự ra đời của protocol là có ý nghĩa rất quan trọng. Những lợi thế mà Protocol mang lại chính là: 

  • Có thể chuyển tập tin trong thời gian ngắn
  • Gửi dữ liệu tới nhiều hệ thống khác nhau
  • Đáp ứng nhu cầu các chương trình có thể chạy trên các hệ thống khác nhau
Protocol là gì?

3. Giao thức Protocol hoạt động như thế nào

Sau khi định nghĩa Protocol là gì, LANIT sẽ tiếp tục cùng bạn giải đáp câu hỏi cách thức hoạt động của Protocol. 

Các giao thức mạng sẽ phân chia các quy trình lớn thành nhiều phần nhỏ tương ứng với chức năng, nhiệm vụ trên tất cả cấp độ mạng. 

Tất cả được mô tả chi tiết qua mô hình OSI – mô hình tiêu chuẩn thể hiện sự phân tầng xử lý thông tin dữ liệu của giao thức mạng.

Bảy tầng mạng trong mô hình OSI đó là:

  • Tầng 1 – Tầng Vật lý (Physical Layer): xử lý thông tin truyền – nhận chuỗi bit từ các thiết bị vật lý.
  • Tầng 2 – Tầng liên kết dữ liệu (Data Link-Layer): tạo khung và kiểm soát các luồng thông tin, phát hiện sớm lỗi có khả năng phát sinh.
  • Tầng 3 – Tầng mạng (Network Layer): xác định đường “vận chuyển”, công nghệ chuyển mạch phù hợp nhất đảm bảo sự liên tục trong việc trao đổi.
  • Tầng 4 – Tầng giao vận (Transport Layer): hỗ trợ vận chuyển thông tin giữa các máy chủ và đồng thời nhận trách nhiệm liên quan đến việc quản lý các luồng, kiểm soát các lỗi có thể xảy ra.
  • Tầng 5 – Tầng phiên (Session Layer): Hành động ở tầng nảy là thiết lập, duy trì và đồng bộ hóa liên lạc giữa các thiết bị. Ngoài ra, tại đây cũng diễn ra quá trình loại bỏ các phiên truyền đi giữa các app.
  • Tầng 6 – Tầng trình diễn (Presentation Layer): thông tin, dữ liệu được chuyển đổi theo đúng  nhu cầu của các ứng dụng.
  • Tầng 7- Tầng ứng dụng (Application Layer): là tầng cuối. Tại đây người dùng và môi trường mạng có thể tương tác, giao tiếp qua lại.
giao thức mạng Protocol

4. Chức năng của giao thức mạng Protocol là gì

Vậy là LANIT đã thông tin tới quý bạn những thông tin cơ bản nhất về Protocol. Tiếp đến hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn về chức năng của giao thức mạng Protocol nhé!

4.1 Đóng gói Protocol

Quá trình đóng gói (Encapsulation) được định nghĩa là việc các gói dữ liệu được bổ sung một số thông tin điều khiển (địa chỉ nguồn/đích, điều khiển giao thức, mã phát hiện lỗi, …) trong quá trình truyền thông tin đi. 

Ngược lại, đối với bên nhận, thông tin/dữ liệu sẽ được gỡ từ gói tin trên và trở về hiện trạng ban đầu.

4.2 Phân đoạn và hợp nhất

Thông tin được phân đoạn và hợp nhất ở mỗi tầng trong Protocol là do những yêu cầu khác nhau về kích thước, gói dữ liệu giữa mỗi tầng. 

Việc chia nhỏ dữ liệu thành các gói có kích thước hợp lý nhằm đáp ứng với quy định tại mỗi bên truyền – nhận. Mục đích cuối cùng vẫn là để các tầng trong cùng một Protocol có thể tương tác nhanh và hiệu quả nên chức năng phân đoạn là rất cần thiết. 

Sau khi thông tin/dữ liệu được chia thành từng gói nhỏ, và trước khi tới đích đến, những gói thông tin/dữ liệu này sẽ tiếp tục được tổng hợp lại. Bởi vậy, để thông tin/dữ liệu truyền đi được chính xác, trọn vẹn như nguyên bản thì các dữ liệu trong gói nhỏ sẽ phải được truyền đi theo một nguyên tắc, trình tự nhất định.

Trong quá trình này, giao thức mạng Protocol còn được gọi là Đơn vị giao thức dữ liệu (Đơn vị giao thức dữ liệu) – PDU.

4.3 Điều khiển liên kết

Một cách hiểu đơn giản về chức năng này là trao đổi thông tin giữa 2 thiết bị bao gồm: Kết nối không liên kết (Connectionless) và Kết nối có định hướng (Connection – Oriented). Trong đó:

  • Kết nối không liên kết: không cần phải đảm bảo về các yêu cầu liên quan đến mức độ tin cậy hay chất lượng dịch vụ. Thêm nữa, yêu cầu xác nhận giữa hai đầu truyền – nhận cũng không cần thiết.
  • Kết nối có định hướng: yêu cầu mức độ tin cậy cao, dịch vụ đạt chất lượng tốt nhất và bắt buộc cần có sự xác nhận giữa 2 bên.
  • Giám sát

Giả sử trường hợp các gói thông tin sau khi được phân đoạn, nhưng trong quá trình vận chuyển không đi đúng nguyên tắc, trình tự. Vậy, thông tin cũng trở nên lộn xộn, không trọn vẹn như ban đầu khi tới điểm đích. 

Để trường hợp “tam sao thất bản”  không xảy ra thì Protocol cần có chức năng Giám sát, đặc  biệt phải giám sát chặt chẽ – đảm bảo thông tin/dữ liệu tới đích là nguyên bản.

Việc giám sát này được Giao thức Protocol thực hiện bằng cách xác định tập mã riêng biệt và có thứ tự đối với mỗi gói tin. 

4.4 Điều chỉnh lưu lượng

Để dữ liệu truyền và nhận hiệu quả nhất thì việc điều chỉnh lưu lượng trở nên rất quan trọng, đảm bảo khối lượng truyền tải hợp lý. Cùng với đó, khi các gói thông tin/dữ liệu được vận chuyển đi thì ở cả đầu nhận – gửi đều cần được đạt được tốc độ hợp lý. Ngoài ra, việc điều chỉnh lưu lượng giúp việc trao đổi không gặp phải tình trạng quá tải.

4.5 Phát hiện lỗi

Dữ liệu có thể bị mất hay “hư hại” – không truy cập được- trong quá trình “vận chuyển” không? Câu trả lời là có!

Đây là thời điểm chức năng phát hiện lỗi của giao thức Protocol phát huy tác dụng.

Chức năng này của Protocol thực sự hữu hiệu vì không chỉ phát hiện lỗi mà còn điều khiển lỗi, yêu cầu gói tin bị “hỏng” gửi lại để đảm bảo dữ liệu được trọn vẹn 100%.

4.6 Đồng bộ hóa

Chức năng thử bảy cũng là chức năng cuối cùng mà LANIT đưa tới các bạn là đồng bộ hóa. Có một số yêu cầu bắt buộc đồng bộ giữa các bên thiết bị truyền –  nhận khi tham gia vào quá trình trao đổi dữ liệu để không xảy ra tình trạng thất lạc: Giá trị tham số trạng thái; Định nghĩa trạng thái; Kích thước cửa sổ.

giao thức mạng Protocol

5. Tổng hợp giao thức Protocol trên Internet hiện nay

5.1 TCP

TCP là giao thức điều khiển truyền vận, được coi là giao thức tiêu chuẩn của bộ giao thức liên mạng – Internet Protocol Suite. TCP áp dụng được cho nhiều loại ứng dụng ( có thể là máy chủ web/trang web, FTP hay ứng dụng email, …).

Protocol là gì?

5.2 HTTP

HTTP – Hypertext Transfer Protocol – là một giao thức truyền tải siêu văn bản, cũng là một trong năm giao thức tiêu chuẩn của mạng Internet. HTTP giúp cho máy chủ web (Web server) và Máy khách (Web client) có thể liên lạc được với nhau.

giao thức mạng Protocol

5.3 HTTPS

HTTPS viết tắt từ  Hypertext Transfer Protocol Secure thực chất vẫn là  HTTP – là một giao thức truyền tải siêu văn bản. Nhưng HTTPS ở level “cao cấp” hơn, an toàn hơn vì tích hợp thêm Chứng chỉ bảo mật SSL. Nhờ đó, giao thức truyền tải này có thể mã hóa các thông điệp giao tiếp và tăng tính bảo mật cho thông tin/dữ liệu của người dùng. 

HTTPS đang là các tiêu chuẩn bảo mật hàng đầu cho hàng triệu website trên toàn thế giới.

giao thức mạng Protocol

5.4 TLS/SSL

TLS (Transport Layer Security nghĩa là Bảo mật tầng vận chuyển) là một giao thức mật mã giữa các ứng dụng qua Internet, nhằm bảo mật đầu – cuối cho thông tin/dữ liệu được trao đổi. 

TLS sử dụng rộng rãi trong trình duyệt web an toàn với chuẩn HTTPS mà biểu tượng chính là ổ khóa chúng ta thường thấy xuất hiện khi một phiên truy cập bảo mật được thiết lập. 

Trong một số trường hợp khác, TLS cũng có thể được sử dụng cho e-mail, truyền tệp, hội nghị truyền hình / âm thanh, VoIP nhắn tin tức thì, … những thông tin yêu cầu tính bảo mật cao.

Protocol là gì?

5.5 UDP

UDP (User Datagram Protocol – Giao thức gói dữ liệu người dùng) là một giải pháp thay thế cho TCP – Giao thức điều khiển truyền tải. Cả hai giao thức này đều chạy trên IP, bởi vậy, còn được biết đến với cách gọi UDP/IP hoặc TCP/IP . 

Điểm khác nhau là, UDP cho phép giao tiếp giữa những quy trình, trong khi đó, TCP hỗ trợ giao tiếp giữa các máy chủ.

UDP được sử dụng với mục đích chính để thiết lập các kết nối có độ trễ thấp. Ví dụ cuộc gọi thoại qua IP (VoIP), tra cứu hệ thống tên miền (DNS) hay phát lại video hoặc âm thanh…

giao thức mạng Protocol

5.6 Internet Protocol Suite

Internet Protocol Suite – bộ giao thức liên mạng, hay phổ biến hơn vẫn được biết đến với tên gọi là giao thức TCP/IP. 

IP suite là tập hợp các giao thức thực thi protocol stack – chồng giao thức – mà Internet chạy trên đó, thông thường sẽ gồm bốn lớp: lớp ứng dụng, lớp vận chuyển, lớp internet và lớp liên kết.

giao thức mạng Protocol

5.7 Protocol Stack

Protocol Stack (Chồng giao thức) là hình thức cài đặt phần mềm cho một bộ/nhóm các giao thức mạng máy tính có thể chạy đồng thời. 

Những giao thức trong một cùng một bộ xác định các quy tắc kết nối cho mô hình mạng phân lớp, chẳng hạn như trong mô hình OSI hoặc TCP/IP. Để trở thành một tập hợp – một chồng – các giao thức phải có khả năng tương tác để có thể kết nối cả theo chiều dọc giữa các lớp của mạng và theo chiều ngang giữa các điểm cuối của mỗi phân đoạn truyền dẫn.

Protocol là gì?

5.8 IP

IP tức Internet Protocol – giao thức Internet. IP cũng là giao thức chính trong bộ giao thức liên mạng (Internet Protocol Suite), được sử dụng để định tuyến và đánh địa chỉ các gói dữ liệu để chúng có thể di chuyển qua các mạng và đến đích chính xác. Dữ liệu đi qua Internet được chia thành các phần nhỏ hơn, được gọi là các gói. Thông tin IP được đính kèm với mỗi gói và thông tin này giúp các bộ định tuyến gửi các gói đến đúng nơi. Mọi thiết bị hoặc miền kết nối với Internet đều được gán một địa chỉ IP và khi các gói được chuyển hướng đến địa chỉ IP được đính kèm với chúng, dữ liệu sẽ đến nơi cần thiết.

IP phổ biến trong mạng internet ngày nay với các giao thức tầng mạng mà bạn hay bắt gặp là Ipv4 hoặc Ipv6.

giao thức mạng Protocol

5.9 FTP

FTP (Tên tiếng anh đầy đủ: File Transfer Protocol có nghĩa là Giao thức truyền tập tin), được dùng để trao đổi tập tin thông qua mạng lưới truyền thông sử dụng giao thức TCP/IP .

Một phương pháp rất đơn giản là sử dụng FTP dòng lệnh, chẳng hạn như sử dụng Dấu nhắc lệnh cho Windows hoặc Terminal trong Mac/Linux.

Hoặc, cũng có thể sử dụng trình duyệt web để giao tiếp với máy chủ FTP. Trình duyệt web thuận tiện hơn khi người dùng muốn truy cập các thư mục lớn trong máy chủ. Tuy nhiên, nó thường kém tin cậy và chậm hơn so với việc sử dụng một chương trình FTP chuyên dụng.

5.10 SSH

SSH ( viết tắt từ Secure Shell) là một giao thức giao tiếp mạng cho phép hai máy tính giao tiếp và chia sẻ dữ liệu. Một tính năng vốn có của SSH là giao tiếp giữa hai máy tính được mã hóa, nghĩa là nó phù hợp để sử dụng trên các mạng không an toàn.

Do đó, so với Telnet thì SSH được đánh giá có tính bảo mật – an toàn cao hơn. Cổng mặc định của SSH là 22.

Protocol là gì?

5.11 Telnet protocol

Telnet là viết tắt của Teletype Network, được phát triển vào năm 1969. Telnet được định nghĩa là một giao thức với khả năng cung cấp giao diện dòng lệnh giúp liên lạc với thiết bị hoặc máy chủ từ xa. 

Teletype Network cũng được sử dụng để quản lý từ xa nhưng cũng để thiết lập thiết bị ban đầu như phần cứng mạng. 

Telnet được dùng trên các thiết bị có kết nối với internet hoặc các kết nối tại mạng máy tính cục bộ LAN. 23 chính là Cổng mặc định của giao thức này.

giao thức mạng Protocol

5.12 IMAP

IMAP (Tên tiếng anh đầy đủ: Internet Message Access Protocol) là giao thức truyền mail cho phép bạn truy cập tài khoản và đọc email của mình từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.

Dữ liệu email của bạn thực chất được lưu trữ trên máy chủ. Vào thời điểm bạn mở hộp thư đến, ứng dụng email cũng đồng thời liên lạc với máy chủ, kết nối với nội dung email của bạn.

IMAP chỉ tải xuống thư khi bạn nhấp vào thư đó và các tệp đính kèm không được tải xuống tự động. Bằng cách này, bạn có thể kiểm tra tin nhắn của mình nhanh hơn nhiều so với POP.

giao thức mạng Protocol

5.13 POP3

POP3 – Post Office Protocol 3 – được phát hành năm 1988, phiên bản đầu tiên được biết đến năm 1984 bởi Lực lượng Đặc nhiệm Kỹ thuật Internet với tên gọi RFC 981. Cũng giống như IMAP, POP cũng là một giao thức giúp bạn truy cập vào mail.

Giao thức mạng bưu điện POP được thiết kế với mục đích ban đầu để chỉ sử dụng trên một máy tính. Hầu hết các giao thức mạng ngày nay đều đã sử dụng đồng bộ hóa hai chiều, nhưng POP3 vẫn chỉ hỗ trợ đồng bộ hóa email một chiều. Tức là nhận email từ máy chủ từ xa và gửi đến máy khách cục bộ, thông qua các ứng dụng email client phổ biến như Thunderbird, Mac Mail, Outlook,…

Protocol là gì?

5.14 WAP

WAP (Tên tiếng anh đầy đủ: Wireless Application Protocol) bao gồm các giao thức truyền thông mục đích là tiêu chuẩn hóa cách thức các thiết bị không dây truy cập vào mạng Internet. Ví dụ gần gũi nhất chính là các ứng dụng Email, các trang web hoặc chỉ đơn giản là tin nhắn trên thiết bị điện thoại.

giao thức mạng Protocol

6. Ứng dụng Protocol là gì

Bằng việc cho phép các máy tính giao tiếp qua các mạng, các giao thức mạng trở thành cơ sở để Internet hiện đại như chúng ta thấy ngày nay có thể hoạt động được, dù người dùng không cần hiểu cách thức hoạt động cụ thể bên trong. 

Tính ứng dụng được thể hiện qua một số giao thức cụ thể:

  • POP3 (Post Office Protocol 3): tải email từ mail server.
  • SMTP (Simple main transport Protocol): gửi và phân phối email gửi đi.
  • FTP (File Transfer Protocol) – Giao thức truyền tệp: truyền tệp từ máy này sang máy khác.

7. Ví dụ giao thức mạng Protocol

Ba loại giao thức mạng Protocol tiêu biểu nhất là:

  • Ethernet – Truyền thông.
  • giao thức chuyển thư đơn giản SMTP – Quản lý.
  • Secure Shell hoặc SSH – Bảo mật.

8. Kết luận

Qua bài viết này, LANIT gửi đến bạn những thông tin cơ bản đến chi tiết nhất về Protocol là gì và những giao thức Protocol phổ biến nhất hiện nay: TCP, HTTPS, SSL,… Mong bài viết sẽ cung cấp kiến thức hữu ích về những khái niệm mà bạn đang quan tâm. 

LANIT JSC

Được thành lập năm 2017, Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông LANIT (LANIT JSC) đã sớm khẳng định được vị trí của mình là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu hàng đầu với chất lượng tốt nhất, cùng chi phí hợp lý nhất.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!