OSPF là gì?
OSPF hay Open Shortest Path First là giao thức định tuyến được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống mạng lớn để tối ưu hóa đường đi giữa các thiết bị. Là một phần của bộ giao thức TCP/IP, OSPF giúp các router trao đổi thông tin và tính toán tuyến đường hiệu quả nhất để truyền dữ liệu.
Điểm đặc biệt của OSPF là sử dụng thuật toán đường đi ngắn nhất (Shortest Path Algorithm) để tìm ra lộ trình tối ưu. Đồng thời cho phép chia mạng thành các khu vực (area) nhằm giảm tải cho hệ thống. Ngoài ra, OSPF có khả năng lựa chọn đường dự phòng (redundant path) để đảm bảo tính ổn định và sẵn sàng của mạng.
OSPF hoạt động bằng cách gửi các gói tin “hello” để xác định và duy trì kết nối với các router khác. Sau đó, nó trao đổi thông tin định tuyến thông qua cơ chế quảng bá trạng thái liên kết (Link State Advertisement – LSA). Nhờ những dữ liệu này, OSPF xây dựng bảng định tuyến (Routing Table) và xác định đường đi hiệu quả nhất trong mạng.

Nguyên lý hoạt động của OSPF
OSPF (Open Shortest Path First) là giao thức định tuyến sử dụng thuật toán trạng thái liên kết (Link State). Khi một router chạy OSPF, nó thực hiện các bước sau:
Xác định Router ID
Router cần một định danh (Router ID) để hoạt động. ID này có thể được chọn tự động từ địa chỉ IP cao nhất trên các giao diện hoặc được cấu hình thủ công. Nếu có interface Loopback, router sẽ ưu tiên dùng địa chỉ IP của nó làm Router ID.

Thiết lập quan hệ láng giềng (Neighbor)
Router gửi gói tin “hello” đến địa chỉ multicast 224.0.0.5 để tìm kiếm và thiết lập kết nối với các router OSPF khác trong cùng phân đoạn mạng. Hai router được coi là láng giềng nếu có cùng Area ID, Subnet, thông số thời gian (Hello/Dead-time), và xác thực nếu được cấu hình.
Trao đổi thông tin trạng thái liên kết (LSDB – Link State Database)
Các router chia sẻ thông tin mạng thông qua LSA (Link State Advertisement). Sau đó đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu định tuyến (LSDB) trong cùng một khu vực.
Tính toán và xây dựng bảng định tuyến
OSPF sử dụng giá trị Cost thay vì Metric để đánh giá đường đi tối ưu. Cost được tính theo công thức:

Các thành phần quan trọng trong OSPF
Router ID
Router ID là định danh duy nhất của router trong hệ thống OSPF. Thường được dùng để nhận diện router trong quá trình trao đổi thông tin. Router ID có thể:
- Được chọn tự động từ địa chỉ IP cao nhất trên các giao diện.
- Ưu tiên sử dụng địa chỉ IP của Loopback nếu có.
- Được cấu hình thủ công theo ý người quản trị.
Area (Khu Vực OSPF)
OSPF chia mạng thành các khu vực (Area) để tối ưu hiệu suất và giảm tải định tuyến. Mỗi router trong một area sẽ có cùng cơ sở dữ liệu định tuyến. Các khu vực quan trọng:
- Area 0 (Backbone Area): Khu vực trung tâm, kết nối và trao đổi thông tin giữa các khu vực khác.
- Non-backbone Area: Các khu vực con phải kết nối trực tiếp với Area 0 để trao đổi dữ liệu với nhau.

Link-State Advertisement (LSA)
LSA là các bản cập nhật trạng thái liên kết, giúp router xây dựng cơ sở dữ liệu định tuyến. Một số loại LSA phổ biến:
- LSA Type 1 (Router LSA): Do các router trong cùng một area tạo ra, chứa thông tin về trạng thái kết nối.
- LSA Type 2 (Network LSA): Được tạo bởi Designated Router (DR) để mô tả mạng đa truy cập.
- LSA Type 3 (Summary LSA): Được gửi từ một area sang area khác để tổng hợp thông tin định tuyến.

Phân loại các liên kết trong OSPF
Trong giao thức OSPF, liên kết (link) là kết nối giữa các router để trao đổi thông tin định tuyến. Dưới đây là bốn loại liên kết chính trong OSPF:
Liên kết điểm-điểm (Point-to-Point Link)
- Kết nối trực tiếp giữa hai router mà không có thiết bị trung gian như switch hay router khác.
- Loại liên kết này đơn giản và hiệu quả. Thường được sử dụng trong các mạng nhỏ hoặc kết nối đường truyền riêng.
Liên kết tạm thời (Transient Link)
- Dùng khi nhiều router kết nối vào một mạng chung, chẳng hạn như mạng LAN.
- Có hai dạng triển khai: Cấu trúc không thực tế: Mỗi router kết nối với tất cả router khác trong mạng, dẫn đến phức tạp trong quản lý. Cấu trúc thực tế: Chỉ định một router làm trung tâm (Designated Router – DR). Các router khác gửi dữ liệu thông qua DR này để tối ưu hóa lưu lượng mạng.

Liên kết stub (Stub Link)
- Là kết nối giữa một mạng với một router duy nhất.
- Dữ liệu chỉ có thể vào hoặc ra khỏi mạng thông qua router này, thường được dùng trong các mạng nhỏ hoặc mạng nhánh.
Liên kết ảo (Virtual Link)
- Được thiết lập khi một kết nối vật lý giữa hai router bị gián đoạn.
- Cho phép duy trì kết nối thông qua một đường truyền gián tiếp. Có thể kéo dài qua nhiều router khác nhau.
5 Gói tin của OSPF là gì?
OSPF sử dụng 5 loại gói tin để trao đổi thông tin giữa các router:
- Hello: Dùng để thiết lập và duy trì kết nối giữa các router OSPF.
- Database Description (DD): Gửi thông tin về cơ sở dữ liệu mạng cho router láng giềng sau khi quan hệ được thiết lập.
- Link State Request (LSR): Được sử dụng khi một router cần yêu cầu thông tin về trạng thái của một hoặc nhiều liên kết từ router khác.
- Link State Update (LSU): Router sử dụng gói tin này để thông báo hoặc cập nhật trạng thái các liên kết của mình với mạng.
- Link State Acknowledgment (LSAck): Đảm bảo các bản cập nhật trạng thái liên kết được xác nhận và đồng bộ trên tất cả router trong mạng.
Trạng thái thông thường của OSPF
OSPF có một số trạng thái có thể trải qua trong quá trình thiết lập và duy trì kết nối. Dưới đây là bảng tóm tắt các trạng thái chính:
Trạng Thái | Mô Tả |
Down State | Liên kết không hoạt động, không nhận được thông tin từ thiết bị lân cận. Không thể truyền dữ liệu OSPF. |
Attempt State | Thiết bị OSPF đang cố gắng thiết lập kết nối bằng cách gửi gói tin Hello. |
Init State | Thiết bị đã gửi gói tin Hello và nhận phản hồi từ thiết bị lân cận, đang chờ xác nhận để hoàn tất kết nối. |
2-Way State | Cả hai thiết bị OSPF đã xác nhận kết nối lẫn nhau và đồng ý về việc thiết lập liên kết OSPF. |
Exstart State | Bắt đầu trao đổi thông tin trạng thái liên kết (LSA), các thiết bị thỏa thuận về việc truyền LSA. |
Exchange State | Sau Exstart, thiết bị bắt đầu trao đổi các thông tin trạng thái liên kết (LSA) giữa nhau. |
Full State | Trạng thái cuối cùng khi kết nối hoàn thành. Các thiết bị có thể trao đổi và truyền tải dữ liệu OSPF. |
Ưu và nhược điểm của OSPF là gì?
Về ưu điểm:
- Có khả năng tính toán lại định tuyến nhanh chóng. Giảm thiểu thời gian gián đoạn và đảm bảo kết nối liên tục.
- OSPF không bị ràng buộc cho phép tích hợp dễ dàng giữa các thiết bị
- OSPF hỗ trợ các mạng lớn với khả năng phân chia mạng thành các khu vực (Area) giảm phức tạp
- Sử dụng thuật toán Dijkstra ính toán đường đi ngắn nhất
- OSPF có thể được sử dụng trong các mạng IP cũng như các giao thức khác như multicast
Về nhược điểm:
- OSPF có cấu hình và bảo trì phức tạp
- Tiêu tốn lượng lớn tài nguyên
- Thời gian khởi tạo và tính toán tuyến đường có thể kéo dài hơn
- Khó quản lý nếu ko có cấu hình chính xác

Cách thiết lập mạng kết nối với Router
Trước khi bộ định tuyến xác định một ID duy nhất, chúng sẽ trao đổi thông tin qua gói tin HELLO để nhận diện và xác minh sự tồn tại của nhau trong mạng. Khi kết nối thành công, chúng sẽ chuyển sang trạng thái “2-Way” và trở thành “neighbor”. Nếu hai bộ định tuyến có cùng mạng con, subnet mask, cấu hình thời gian và khu vực ID giống nhau, chúng sẽ thiết lập mối quan hệ láng giềng và chuẩn bị cho việc trao đổi thông tin định tuyến.
Quá trình này rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mạng OSPF. Đặc biệt trong trường hợp sử dụng liên kết điểm-điểm. Điều này giúp các bộ định tuyến có thể giao tiếp, chia sẻ dữ liệu và tạo lập bảng định tuyến. Từ đó duy trì các tuyến đường hiệu quả đến các mạng đích.

Các ứng dụng của OSPF hiện nay
Vì những ưu điểm vượt trội mà OSPF được tin tưởng ứng dụng vào nhiều công việc có thể kể đến như:
Mạng Doanh Nghiệp Lớn
OSPF được sử dụng rộng rãi trong các mạng của các doanh nghiệp lớn. Nó giúp tối ưu hóa quá trình định tuyến. Đảm bảo các tuyến đường ngắn nhất và nhanh nhất để dữ liệu di chuyển giữa các bộ định tuyến trong hệ thống mạng. Không chỉ giảm độ trễ, mà còn cải thiện hiệu suất mạng tổng thể. Đặc biệt là khi mạng phát triển và có nhiều thiết bị kết nối. OSPF còn có khả năng phân chia mạng thành các khu vực (areas), giúp dễ dàng quản lý và giảm tải cho các bộ định tuyến.
Ví dụ, trong một mạng doanh nghiệp lớn với hàng nghìn nhân viên và nhiều chi nhánh phân tán, OSPF cho phép các bộ định tuyến tự động tính toán các đường đi tối ưu giữa các chi nhánh. Từ đó đảm bảo rằng dữ liệu được chuyển giao nhanh chóng và hiệu quả. Theo một nghiên cứu của Cisco, việc sử dụng OSPF có thể giảm độ trễ mạng lên đến 30% so với các giao thức định tuyến khác. Đặc biệt trong các mạng quy mô lớn.

Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Internet (ISP)
OSPF là một công cụ hữu ích cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) trong việc kết nối và quản lý nhiều hệ thống mạng phức tạp. Bằng cách sử dụng OSPF, các ISP có thể tạo ra các liên kết giữa các mạng khác nhau. Từ đó đảm bảo khả năng mở rộng linh hoạt và tối ưu hóa việc truyền tải dữ liệu giữa các khu vực mạng. OSPF giúp tăng khả năng quản lý, cải thiện hiệu suất truyền tải và giảm thiểu sự cố kết nối.
Theo báo cáo của MCI, một nhà cung cấp dịch vụ internet lớn tại Mỹ, việc sử dụng OSPF giúp giảm chi phí định tuyến. Đồng thời tăng tính mở rộng mạng lên đến 50% so với các giao thức định tuyến khác như RIP.
Hệ Thống Mạng Nội Bộ (Intranet)
Trong môi trường mạng nội bộ, OSPF đảm bảo tính mở rộng và ổn định khi tổ chức cần kết nối nhiều bộ phận hoặc văn phòng phân tán. OSPF cho phép các bộ định tuyến tự động đồng bộ hóa thông tin định tuyến, cập nhật bảng định tuyến khi có thay đổi trong cấu trúc mạng. Và đảm bảo tất cả các phần của mạng có thể giao tiếp hiệu quả với nhau.
Lưu ý khi ứng dụng OSPF
Để quá trình sử dụng giao thức OSPF diễn ra trơn tru, đạt hiệu quả tốt thì các bạn cần chú ý:
- Phân Chia Khu Vực (Area): Chia mạng lớn thành các khu vực giúp giảm tải cho bộ định tuyến, giảm độ phức tạp. Khu vực Backbone (Area 0) kết nối các khu vực khác.
- Tối Ưu Hóa Đường Đi: Điều chỉnh tham số định tuyến để chọn đường đi ngắn nhất và hiệu quả nhất cho dữ liệu.
- Bảo Mật: Sử dụng xác thực (authentication) để bảo vệ thông tin định tuyến khỏi các tấn công mạng.
- Giám Sát Hiệu Suất: Theo dõi hoạt động của OSPF và các thiết bị định tuyến để kịp thời phát hiện sự cố.
- Đồng Nhất Cấu Hình: Đảm bảo tất cả bộ định tuyến có cấu hình OSPF giống nhau để tránh lỗi do không đồng bộ.
- Linh Hoạt và Mở Rộng: Thiết kế hệ thống có thể mở rộng để phù hợp với sự phát triển mạng trong tương lai.
- Đào Tạo Nhân Viên: Đảm bảo nhân viên kỹ thuật được đào tạo đầy đủ để triển khai và quản lý OSPF hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp
OSPF có hỗ trợ cân bằng tải không?
Câu trả lời là Có. OSPF hỗ trợ cân bằng tải theo nhiều đường có chi phí bằng nhau (ECMP – Equal Cost Multi-Path). Nếu có nhiều đường đi có cùng chi phí, OSPF sẽ chia lưu lượng qua các đường đó để tối ưu hóa hiệu suất mạng.
Tại sao cần phân chia khu vực (Area) trong OSPF?
Phân chia khu vực giúp:
- Giảm kích thước bảng trạng thái liên kết (LSDB)
- Giảm tải tài nguyên trên bộ định tuyến
- Giảm lượng thông tin trao đổi giữa các bộ định tuyến.
OSPF có ảnh hưởng gì đến hiệu suất mạng không?
Có. OSPF tiêu tốn nhiều CPU và RAM do quá trình tính toán đường đi và cập nhật trạng thái liên kết liên tục. Vì vậy, cần tối ưu cấu hình để tránh quá tải cho thiết bị định tuyến.
Lời kết
Với bài viết kiến thức trên, LANIT mong rằng bạn đã có cái nhìn sâu hơn về OSPF là gì, cách thức hoạt động cũng như lưu ý khi sử dụng. Giao thức OSPF được ứng dụng trong rất nhiều dự án và được các công ty lớn tin dùng. Do đó, là một lập trình viên, bạn hãy bổ sung ngay kiến thức và học cách sử dụng hiệu quả giao thức này nhé!
LANIT hiện là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ hàng đầu tại Việt Nam. Các dịch vụ của LANIT gồm: VPS giá rẻ, Cloud Hosting, thuê máy chủ vật lý,… và vô vàn ưu đãi, phần quà đang chờ đón bạn.
Tham khải thêm các bài viết cùng chủ đề dưới đây:
Thành Phần & Giai Đoạn của Giao Thức PPP