Giao thức SSH là gì? Bật mí tài liệu học SSH

SSH là khái niệm khá quen thuộc đối với các lập trình viên. Tuy nhiên còn rất nhiều điều bạn chưa biết về giao thức SSH. Cùng LANIT tìm hiểu sâu hơn về giao thức này trong bài ngày hôm nay nhé!

Giao thức SSH là gì?

SSH, viết tắt của Secure Shell, là một giao thức giúp các quản trị viên mạng truy cập máy chủ từ xa thông qua môi trường internet không an toàn. Bên cạnh đó, SSH còn cung cấp các công cụ hỗ trợ phát triển giao thức này.

SSH hoạt động bằng cách tạo cơ chế xác thực bảo mật bằng mật khẩu. Đồng thời mã hóa dữ liệu truyền tải giữa hai thiết bị qua internet. Hiện nay, giao thức này được sử dụng rộng rãi trong việc quản lý và điều khiển ứng dụng từ xa. SSH cho phép người dùng truy cập vào hệ thống máy tính và thực hiện các tác vụ cơ bản, bao gồm việc truyền tệp dữ liệu một cách an toàn.

Giao thức SSH là gì?
Giao thức SSH là gì?

Lịch sử ra đời của SSH

SSH (Secure Shell) được ra đời vào năm 1995, được sáng tạo bởi Tatu Ylönen, một nhà khoa học máy tính người Phần Lan. Tại thời điểm đó, các giao thức mạng phổ biến như Telnet, rlogin, và FTP không có cơ chế mã hóa, dẫn đến nguy cơ cao bị đánh cắp dữ liệu và thông tin đăng nhập khi truyền tải qua mạng internet.

Để giải quyết vấn đề này, Ylönen đã phát triển SSH nhằm cung cấp một giải pháp bảo mật hơn. Mục tiêu chính của SSH là thay thế các giao thức truyền thống không mã hóa bằng một giao thức hiện đại, đảm bảo an toàn thông qua việc:

  • Mã hóa dữ liệu trong quá trình truyền tải.
  • Tích hợp cơ chế xác thực mạnh mẽ như mật khẩu hoặc khóa SSH.
  • Ngăn chặn các cuộc tấn công trung gian (Man-in-the-Middle Attacks).

>>> Xem thêm: Man in the middle là gì? Các Hình Thức Tấn Công & Cách Phòng Tránh

Kể từ khi được phát triển, SSH đã nhanh chóng trở thành một trong những giao thức tiêu chuẩn trong việc quản trị hệ thống và quản lý máy chủ từ xa, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Ngày nay, nó không chỉ dừng lại ở việc thay thế Telnet mà còn mở rộng với nhiều tính năng hơn. Nhằm phục vụ các mục đích khác nhau như truyền tệp bảo mật (SCP, SFTP) và triển khai tự động.

Tatu Ylönen người tạo ra SSH
Tatu Ylönen người tạo ra SSH

Cách thức hoạt động của giao thức SSH

Giao thức SSH hoạt động theo mô hình client-server (máy khách-máy chủ), nghĩa là kết nối được thiết lập khi máy khách SSH gửi yêu cầu tới máy chủ SSH. Trong quá trình thiết lập, máy khách sẽ sử dụng mật mã khóa công khai (public key cryptography) để xác minh danh tính của máy chủ SSH. Nhằm đảm bảo rằng máy khách đang kết nối với đúng máy chủ đáng tin cậy.

Sau khi hoàn tất giai đoạn thiết lập, giao thức SSH sẽ sử dụng các thuật toán mã hóa đối xứng mạnh mẽ và các hàm băm để đảm bảo:

  • Tính bảo mật: Dữ liệu được mã hóa, tránh bị đọc lén.
  • Tính toàn vẹn: Dữ liệu không bị sửa đổi trong quá trình truyền.

Hình dưới đây minh họa một cách đơn giản quy trình thiết lập kết nối bảo mật qua giao thức SSH.

Cách thức hoạt động của giao thức SSH
Cách thức hoạt động của giao thức SSH

Các tính năng nổi bật của SSH

Khi tìm hiểu về SSH, bạn sẽ khám phá được nhiều tính năng hữu ích mà nó mang lại cho website và máy chủ của bạn:

  • Xác thực an toàn: SSH sử dụng bộ đôi khóa công khai và khóa riêng. Để đảm bảo chỉ những người dùng hợp lệ mới có thể truy cập.
  • Bảo vệ dữ liệu: Dữ liệu được mã hóa trước khi được gửi qua mạng, giúp bảo mật thông tin khỏi các mối đe dọa.
  • Kết nối an toàn: SSH tạo một kênh bảo mật giữa thiết bị người dùng và máy chủ, giúp đảm bảo mọi giao tiếp đều an toàn.
  • Đa nhiệm: SSH không chỉ cho phép truy cập và điều khiển máy tính từ xa mà còn hỗ trợ truyền tải tệp tin và quản lý hệ thống từ xa.
  • Hỗ trợ proxy và tunneling: SSH còn giúp tạo ra các kết nối proxy và tunnel để bảo vệ thông tin và cho phép truy cập an toàn vào các tài nguyên ở xa.
Các tính năng nổi bật của SSH
Các tính năng nổi bật của SSH

Các ứng dụng của giao thức SSH

SSH là lựa chọn lý tưởng khi bạn cần bảo mật dữ liệu, tự động hóa quản lý máy chủ. Hoặc đảm bảo an toàn trong truyền tải và vận hành hệ thống.

Quản Trị Hệ Thống Từ Xa

SSH là công cụ không thể thiếu cho các quản trị viên hệ thống trong việc kết nối và quản lý máy chủ từ xa một cách an toàn. Với SSH, người dùng có thể:

  • Đăng nhập vào máy chủ từ xa để thực hiện các thao tác quản trị.
  • Cài đặt và cập nhật phần mềm trên máy chủ mà không cần phải trực tiếp có mặt tại datacenter.
  • Xử lý các vấn đề khẩn cấp hoặc theo dõi hiệu suất hệ thống từ bất kỳ đâu, miễn là có kết nối internet.

Truyền File Bảo Mật

Giao thức SSH hỗ trợ hai giao thức truyền file phổ biến là SCP (Secure Copy Protocol)SFTP (SSH File Transfer Protocol). Đảm bảo quá trình truyền dữ liệu được mã hóa và an toàn. Cụ thể:

  • SCP cho phép sao chép file giữa máy cục bộ và máy chủ từ xa thông qua kết nối bảo mật.
  • SFTP không chỉ truyền file mà còn cung cấp khả năng quản lý file trên máy chủ, như đổi tên, xóa hoặc thay đổi quyền file.
Các ứng dụng của giao thức SSH
Các ứng dụng của giao thức SSH

Thiết Lập Tunnels Bảo Mật

Công cụ giúp thiết lập các tunnel bảo mật bằng cách chuyển tiếp cổng. Đồng thời bảo vệ lưu lượng mạng trước các mối đe dọa tiềm tàng. Một số ứng dụng tiêu biểu:

  • Chuyển tiếp cổng cục bộ (Local Port Forwarding): Cho phép người dùng truy cập tài nguyên nội bộ qua mạng bên ngoài một cách an toàn.
  • Chuyển tiếp cổng từ xa (Remote Port Forwarding): Giúp các thiết bị bên ngoài truy cập vào dịch vụ nội bộ thông qua SSH.
  • Dynamic Port Forwarding: Dùng SSH làm proxy để truy cập internet qua kết nối mã hóa, bảo mật dữ liệu khỏi sự theo dõi hoặc tấn công.

>>> Xem thêm: Vai trò của Port Forwarding ngày nay

Ưu và nhược điểm của SSH là gì?

Về ưu điểm:

  • Khả năng bảo mật cao
  • Hỗ trợ nhiều chức năng như quản trị từ xa, truyền file, thiết lập kết nối bảo mật, và tạo proxy.
  • Hoạt động hiệu quả trên nhiều hệ điều hành, bao gồm Unix, Linux, MacOS, và Windows.
  • Giao diện trực quan dễ sử dụng
  • Kết nối ổn định với tỷ lệ uptime cao, đáp ứng nhu cầu quản lý liên tục
Ưu và nhược điểm của SSH
Ưu và nhược điểm của SSH

Về nhược điểm:

  • Giao diện dòng lệnh và các lệnh phức tạp.
  • Nếu khóa riêng tư bị mất hoặc rơi vào tay kẻ xấu, toàn bộ hệ thống có thể bị đe dọa.
  • Những người dùng không có kinh nghiệm dễ mắc lỗi khi thiết lập, dẫn đến mất an toàn hệ thống.

Các kỹ thuật mã hoá SSH bạn nên biết

Có ba kỹ thuật mã hoá cơ bản, cụ thể theo bảng:

Kỹ thuậtMô tảĐặc điểm chính
Mã hóa đối xứng (Symmetric Encryption)Sử dụng một khóa bí mật (Secret Key) chung cho cả Host và Client để mã hóa và giải mã dữ liệu. Khóa bí mật không được để lộ cho bên thứ ba.– Dễ triển khai và nhanh chóng.
– Khóa bí mật được chia sẻ giữa Host và Client.
Mã hóa bất đối xứng (Asymmetric Encryption)Dùng cặp khóa công khai (Public Key) và khóa riêng tư (Private Key). Public Key mã hóa dữ liệu, và Private Key của người nhận sẽ giải mã.– Public Key công khai, nhưng chỉ Private Key có thể giải mã.
– Bảo mật cao hơn. – Thường dùng để trao đổi khóa trước khi bắt đầu mã hóa đối xứng.
Mã hóa băm (Hashing)Tạo mã băm một chiều từ dữ liệu đầu vào mà không thể giải mã ngược. Sử dụng để kiểm tra tính toàn vẹn và xác thực dữ liệu.– Không truyền khóa giữa Host và Client.
– Bảo mật tuyệt đối, chống giả mạo. – Chỉ áp dụng trong từng phiên làm việc cụ thể.

Xác thực mạng bằng SSH Keys

SSH hỗ trợ xác thực bằng mật khẩu và khóa công khai (SSH keys). Phương pháp này sử dụng cặp khóa Public Key và Private Key để cấp quyền truy cập an toàn. Thông thường áp dụng trong tự động hóa bảo mật và quản trị hệ thống.

Tuy nhiên, việc quản lý SSH keys là thách thức lớn khi nhiều tổ chức có đến 90% khóa không sử dụng nhưng vẫn tồn tại, gây rủi ro bảo mật. Do đó, cần có chính sách rõ ràng, kiểm tra định kỳ và tích hợp quản lý SSH keys vào hệ thống bảo mật để bảo vệ dữ liệu và duy trì an ninh.

SSH hỗ trợ xác thực bằng mật khẩu và khóa công khai
SSH hỗ trợ xác thực bằng mật khẩu và khóa công khai

Điểm khác biệt giữa các giao thức khác và SSH là gì?

Không chỉ SSH mà hiện nay có rất nhiều giao thức với các tính năng nổi trội. Có thể kể đến như Telnet – giao thức ra đời sớm nhất. Cùng điểm lại những điểm nổi bật chính để phân biệt giữa các giao thức này:

So sánhSSHTelnetFTPVPN
Bảo mậtMã hóa toàn bộ dữ liệu truyền tải, bảo vệ thông tin.Không mã hóa, dễ bị tấn công đánh cắp dữ liệu.Không mã hóa mặc định, cần thêm SSL/TLS để bảo mật.Mã hóa kết nối giữa các mạng, bảo mật ở mức toàn mạng.
Hiệu suấtHiệu suất cao, tối ưu cho các thao tác trên máy chủ từ xa.Hiệu suất tốt nhưng không bảo mật, ít được sử dụng hiện nay.Chậm hơn nếu thêm SSL/TLS, không phù hợp cho kết nối từ xa.Phù hợp cho truy cập mạng phức tạp, có thể gây giảm tốc độ mạng.
Ứng dụng chínhKết nối từ xa, quản lý server, truyền file an toàn (SCP, SFTP).Truyền lệnh cơ bản giữa máy tính, ít sử dụng trong thực tế.Truyền file không bảo mật giữa máy tính và server.Kết nối toàn mạng, truy cập tài nguyên mạng từ xa qua kênh an toàn.
Thời điểm dùngKhi cần bảo mật cao, truy cập server hoặc truyền file an toàn.Không khuyến nghị do không bảo mật.Khi chỉ cần truyền file và bảo mật không phải ưu tiên.Khi cần truy cập toàn bộ mạng hoặc kết nối qua mạng phức tạp.

Tiêu chuẩn SSH của IETF và tài liệu kỹ thuật chi tiết

Khi giao thức SSH trở nên phổ biến, Tatu Ylonen đã kiến nghị IETF để tiêu chuẩn hóa. Hiện tại, SSH là một tiêu chuẩn internet được chứng nhận, bạn có thể tham khảo trong các tài liệu:

SFTP (Giao thức Truyền File Qua SSH) hiện là giao thức truyền file an toàn được sử dụng rộng rãi nhất. SFTP chạy trên SSH và hiện được mô tả trong tài liệu: draft-ietf-secsh-filexfer-02

Định dạng tệp khóa công khai không phải là tiêu chuẩn chính thức (chỉ là tài liệu tham khảo). Tuy nhiên nhiều hệ thống đã hỗ trợ định dạng này: Định dạng Tệp Khóa Công Khai của Secure Shell (SSH)

Câu hỏi thường gặp

SSH có những giới hạn gì?

Cần cấu hình phức tạp cho môi trường lớn. Không hỗ trợ giao diện đồ họa trực tiếp (chỉ giao diện dòng lệnh). Đòi hỏi kiến thức kỹ thuật để sử dụng hiệu quả.

SSH có thể giúp bảo mật kết nối mạng không?

Câu trả lời là có. SSH tạo một “tunnel” mã hóa, giúp bảo vệ kết nối mạng và các giao thức khác không an toàn. Ví dụ, bạn có thể sử dụng SSH để mã hóa dữ liệu gửi qua các mạng không bảo mật, như Internet công cộng.

SSH có thể thay thế VPN không?

SSH có thể cung cấp một số tính năng bảo mật giống VPN, nhưng không hoàn toàn thay thế được VPN. SSH tạo kết nối an toàn giữa các máy, trong khi VPN tạo ra một mạng riêng ảo giữa các thiết bị trong một mạng rộng. Nếu mục tiêu là mã hóa lưu lượng Internet toàn diện và ẩn địa chỉ IP, VPN là sự lựa chọn tốt hơn. Tuy nhiên, giao thức SSH là sự lựa chọn lý tưởng cho việc kết nối từ xa, quản trị hệ thống, và bảo mật các giao thức không an toàn.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu về giao thức SSH, nếu bạn có thắc mắc hãy để LANIT hỗ trợ bạn nhé. Đừng quên theo dõi LANIT để cập nhật nhiều bài viết công nghệ hữu ích hơn nữa. Tham khảo các bài viết cùng chủ đề dưới đây:

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!