Open Graph là gì?
Open Graph là giao thức Internet điều khiển cách URL xuất hiện khi chia sẻ bài viết trên mạng xã hội, được ra đời 2010 bởi Facebook. Người dùng có thể tùy chỉnh nội dung mình muốn khi xuất hiện trên mạng bằng cách sử dụng các đoạn trích Code.
Bạn có thể tìm thấy chúng ở phần <Head> của trang Web. Bất kỳ các Tag có đầu og: đặt trước tên đặc tính của đối tượng đều chính là Open Graph.

Vai trò của Open Graph
Với người dùng mạng xã hội, họ thường có xu hướng xem và Click vào nội dung có đoạn tóm tắt hấp dẫn. Do đó, Open Graph đóng vai trò cực kỳ quan trọng trên các nền tảng này bởi những lý do sau
- Tăng CTR, lượt xem: Bằng cách làm cho nội dung trở nên thu hút hơn trên bảng tin, Open Graph sẽ giúp trang Web của bạn có được nhiều lượt truy cập hơn bình thường.
- Tăng độ nhận diện: Việc chỉnh sửa đoạn tóm tắt có thể giúp người xem hiểu rõ hơn về bài viết và nội dung của bạn. Từ đó họ sẽ có hứng thú để đọc tiếp những gì có trong đó.
- Cải thiện thứ hạng: Open Graph sẽ giúp cho các trang mạng xã hội có thể hiểu được nội dung bài viết đăng tải. Qua đó, nó sẽ cải thiện thứ hạng hiển thị của bài đăng và của cả Website thông qua công cụ Search.
Các loại Open Graph được sử dụng phổ biến

Các loại Open Graph được sử dụng phổ biến nhất bao gồm:
- OG:title: Là loại Open Graph biểu thị cho tiêu đề của bài viết.
- OG:type: Biểu thị cho loại nội dung mà người dùng muốn tạo lập. Mỗi loại nội dung sẽ có cách hiển thị riêng.
- OG:url: Loại Open Graph này giúp định dạng được URL trang Web mà người xem sẽ bấm vào.
- OG:image: Giúp bạn định dạng được hình ảnh sẽ xuất hiện để đại diện cho nội dung sáng tạo.
Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng thêm các Open Graph khác như OG:audio, OG:site_name, OG:Description,… Tùy vào nhu cầu của mình, các User hãy đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Cách thiết lập Open Graph dễ dàng nhất
Dưới đây, LANIT sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập Open Graph thông qua các nền tảng WordPress, Wix hoặc thiết lập thủ công theo hướng dẫn dưới đây:
Cài đặt Open Graph trên WordPress
Cách tối ưu nhất được nhiều người sử dụng khi thiết lập Open Graph trên WordPress chính là Yoast SEO. Các bước thực hiện vô cùng đơn giản như sau:
- Bước 1: Tải Plugin Yoast SEO.
- Bước 2: Vào Editor bài viết và kéo xuống hộp Yoast SEO.
- Bước 3: Thêm OG:title, OG:Description và OG:image.
Ngoài ra, Yoast SEO còn giúp bạn thiết lập Tag OG:image trên toàn trang Web. Với thiết lập này, các hình ảnh đó sẽ được thay thế khi không có Tag tuỳ chỉnh nào được cài đặt cho URL chia sẻ.
Dưới đây là các bước làm chi tiết nhất bạn nên thử ngay:
- Bước 1: Mở phần cài đặt của Yoast SEO => chọn Social => Facebook.
- Bước 2: Chọn “Enable” khi có hộp thoại xuất hiện.
- Bước 3: Tải lên hình ảnh và chọn “Save changes”.

Thiết lập Open Graph trên Shopify
Đa số các Theme Shopify đều có nhiều Tag Open Graph cho người dùng lựa chọn theo chủ đề như OG:title hay OG:image. Nhưng chỉ có OG:image là Tag duy nhất có thể điều chỉnh được thông qua UI của Shopify. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Đến Online Store và chọn Theme.
- Bước 2: Chọn Customize => chọn Social Media.
- Bước 3: Chọn hình ảnh phù hợp theo ý muốn.
Thiết lập Open Graph trên Wix
Wix đẩy nhiều Open Graph thông dụng từ nhiều biến khác nhau, điển hình như Meta Title và Description của trang. Bạn có thể tùy chỉnh Open Graph của hình ảnh, thẻ mô tả và cả tựa đề thông qua phần cài đặt “Social Share”.

Thiết lập Open Graph trên Squarespace
Squarespace sẽ mặc định sử dụng các các Tag Open Graph OG:title và OG:Description cho tựa đề trang và Meta Description. Ngoài ra, bạn có thể truy cập Page Setting => chọn Social Image để thiết lập Tag OG:image tùy chỉnh.
Trường hợp mọi người cần thêm những công cụ khác để chỉnh cài đặt mặc định, thì hãy thực hiện theo những bước sau:
- Bước 1: Điều hướng đến Page Settings => Chọn Advance => chọn Page Header Code Injection.
- Bước 3: Đọc kỹ các phần phía để biết cách thêm Tag thủ công. Sau đó Copy và dán Code của Open Graph vào trong.
Thiết lập thủ công
Các bạn có thể thiết lập thủ công ngay tại phần <Head> của trang Web một cách dễ dàng bằng cách dán các đoạn Code Open Graph mà mình muốn vào đây.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích người dùng nên sử dụng thêm những công cụ đánh dấu hiện đại như Meta Tags hoặc Web Code Tools để tránh tình trạng sai cú pháp và câu lệnh khi cài đặt trang.
Lỗi Open Graph thường gặp và cách khắc phục hiệu quả
Việc mắc các lỗi Open Graph là điều không thể tránh khỏi. Sau đây là một số lỗi và cách khắc phục hiệu quả sau:
Lặp Tags
Lỗi lặp Tags thường xảy ra trong quá trình triển khai các Plugin trong WordPress. Bởi có rất nhiều Plugin có nhiệm vụ thiết lập ứng dụng ngoài đẫn đến việc khi sử dụng quá nhiều Plugin để phân bổ Tag, tình trạng lặp Tag xuất hiện.
Cách khắc phục: Cần xác định Plugin nào đang được sử dụng để tạo Open Graph Tags trong WordPress. Sau đó phân bổ các OG Tag phù hợp với từng Plugin riêng biệt.
Thiếu Hostname trong URL Tags
Các URL Tag trong Open Graph sẽ rất dễ bị thiếu Hostname, khiến chúng không có bất cứ giá trị sử dụng nào khi ứng dụng vận hành.
Không Encode HTML Quote Characters
Các tựa đề bài viết và mô tả thường sử dụng Quotes và những ký tự đặc biệt trong bản Copy của chính nó. Tuy nhiên, một số User lại quên Encode dữ liệu dẫn đến việc hiển thị sai ngữ nghĩa khiến cho HTML mắc lỗi sai tương tự. Cần lưu ý Encode cả Quotes và ký tự đặc biệt dưới đây:
- <meta property=”og:title” content=”Show Title executive producer executive producer says show is a hit’”/>
Sử dụng sai Format ngày tháng
Với Open Graph tiêu chuẩn, nó sẽ có rất nhiều Tag bài viết đi cùng với dữ liệu ngày tháng như Article:published_time và Article:modified_time. Các Tag này đều phải tuân theo tiêu chuẩn ISO 8601, vì vậy bạn hãy điều chỉnh đúng Format theo hướng dẫn dưới đây:
- <meta property=”article:published_time” content=”2015-07-27T10:53:04+00:00″/>
Không sử dụng Author Tags
Việc thêm Author OG Tags vào bài đăng Facebook sẽ giúp bản xem trước của nó trở nên đầy đủ hơn, vì thế hãy luôn thêm Author Tag thường xuyên nhé.
Cách kiểm tra kết quả của Open Graph
Việc quan tâm đến kết quả Open Graph sẽ giúp kiểm soát được việc Open Graph có hoạt động ổn định sau khi được thiết lập hay không. Dưới đây là 2 cách kiểm tra kết quả Open Graph phổ biến nhất:
Sử dụng Site Audit Tool
Site Audit Tool là công cụ chứa hơn 120 SEO Check cho On-page và cho các phần kỹ thuật khác gắn liền với Website. Qua mỗi lần kiểm tra, công cụ sẽ chỉ ra có bao nhiêu Open Graph trên các trang được Audit.
Cách sử dụng Site Audit Tool vô cùng đơn giản như sau:
- Bước 1: Mở Site Audit Tool trên Dashboard của dự án lên.
- Bước 2: Cấu hình Audit bằng bảng điều khiển của công cụ. Sau khi thiết lập phạm vi thu thập dữ liệu xong hãy bấm chọn “Start Site Audit”.
- Bước 3: Sau khi kiểm tra hoàn tất, bạn sử dụng Markup Thematic Report tại Overview Tab để xem các trang bất kỳ với Open Graph Markup.

Sử dụng Facebook Object Debugger
Facebook cũng cung cấp cho người dùng công cụ gỡ lỗi để thử nghiệm các Code Open Graph. Để sử dụng công cụ này, hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Chọn bảng điều hướng đến Facebook Object Debugger.
- Bước 2: Nhập địa chỉ URL mà mình muốn kiểm tra.
- Bước 3: Chọn Debug. Nếu có bất kỳ lỗi nào phát sinh, công cụ sẽ trả về tin nhắn cảnh báo cho người dùng.

Câu hỏi thường gặp về Open Graph
Điểm khác biệt giữa Open Graph và Schema Markup?
Open Graph và Schema Markup đều được sử dụng để tăng tương tác và lượt truy cập cho nội dung nhưng chúng vẫn có các điểm khác biệt như:
Yếu Tố So Sánh | Open Graph | Schema Markup |
Nền tảng sử dụng | Open Graph sử dụng trên các nền tảng mạng xã hội | Schema Markup sử dụng trên các công cụ tìm kiếm |
Mức độ hiển thị | Open Graph chỉ hiển thị nội dung chứ không bao gồm thông tin về trang Web | Schema Markup thể hiện cả thông tin chi tiết về Website |
Công dụng | Dùng để hiển thị nội dung được chia sẻ trên các mạng xã hội | Giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung tra cứu để cải thiện thứ hạng cho Website |

Nền tảng nào chuyên sử dụng Open Graph?
Open Graph được sử dụng phổ biến trên các trang xã hội như Twitter, Facebook và Instagram,… Ngoài ra, các bên cung cấp Web như WordPress và Wix cũng ứng dụng Open Graph. Nó xuất phát từ việc các nhà cung cấp nền tảng muốn hỗ trợ người dùng chia sẻ nội dung từ trang Web lên mạng xã hội theo cách nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất.
Kết luận
Trên đây, LANIT đã chia sẻ thông tin chi tiets về Open Graph là gì, những cách thiết lập công cụ dễ dàng, cùng các cách khắc phục lỗi thường gặp của Open Graph chi tiết nhất. Trong thời buổi mà mạng xã hội đang được sử dụng rộng rãi như hiện nay, việc hiểu rõ Open Graph sẽ giúp các User gia tăng độ tương tác cho bài viết hoặc Website mà mình muốn hướng đến.
Chúc bạn thành công!