Open Graph là gì?
Open Graph là giao thức Internet điều khiển cách URL xuất hiện khi chia sẻ bài viết trên mạng xã hội, được ra đời 2010 bởi Facebook. Người dùng có thể tùy chỉnh nội dung mình muốn khi xuất hiện trên mạng bằng cách sử dụng các đoạn trích Code.
Bạn có thể tìm thấy chúng ở phần <Head> của trang Web. Bất kỳ các Tag có đầu og: đặt trước tên đặc tính của đối tượng đều chính là Open Graph.
Vai trò của Open Graph trên các nền tảng mạng xã hội
Với người dùng mạng xã hội, họ thường có xu hướng xem và Click vào nội dung có đoạn tóm tắt hấp dẫn. Do đó, Open Graph đóng vai trò cực kỳ quan trọng trên các nền tảng này bởi những lý do sau
- Tăng CTR, lượt xem: Bằng cách làm cho nội dung trở nên thu hút hơn trên bảng tin, Open Graph sẽ giúp trang Web của bạn có được nhiều lượt truy cập hơn bình thường.
- Tăng độ nhận diện: Việc chỉnh sửa đoạn tóm tắt có thể giúp người xem hiểu rõ hơn về bài viết và nội dung của bạn. Từ đó họ sẽ có hứng thú để đọc tiếp những gì có trong đó.
- Cải thiện thứ hạng: Open Graph sẽ giúp cho các trang mạng xã hội có thể hiểu được nội dung bài viết đăng tải. Qua đó, nó sẽ cải thiện thứ hạng hiển thị của bài đăng và của cả Website thông qua công cụ Search.
Các loại Open Graph được sử dụng phổ biến
ác loại Open Graph được sử dụng phổ biến nhất bao gồm:
- OG:title: Là loại Open Graph biểu thị cho tiêu đề của bài viết.
- OG:type: Biểu thị cho loại nội dung mà người dùng muốn tạo lập. Mỗi loại nội dung sẽ có cách hiển thị riêng.
- OG:url: Loại Open Graph này giúp định dạng được URL trang Web mà người xem sẽ bấm vào.
- OG:image: Giúp bạn định dạng được hình ảnh sẽ xuất hiện để đại diện cho nội dung sáng tạo.
Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng thêm các Open Graph khác như OG:audio, OG:site_name, OG:Description,… Tùy vào nhu cầu của mình, các User hãy đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Cách thiết lập Open Graph trên các nền tảng phổ biến
Dưới đây, LANIT sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập Open Graph thông qua các nền tảng WordPress, Wix hoặc thiết lập thủ công theo hướng dẫn dưới đây:
Thiết lập thủ công
Các bạn có thể thiết lập thủ công ngay tại phần <Head> của trang Web một cách dễ dàng bằng cách dán các đoạn Code Open Graph mà mình muốn vào đây.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích người dùng nên sử dụng thêm những công cụ đánh dấu hiện đại như Meta Tags hoặc Web Code Tools để tránh tình trạng sai cú pháp và câu lệnh khi cài đặt trang.
Cài đặt Open Graph trên WordPress
Cách tối ưu nhất được nhiều người sử dụng khi thiết lập Open Graph trên WordPress chính là Yoast SEO. Các bước thực hiện vô cùng đơn giản như sau:
- Bước 1: Tải Plugin Yoast SEO.
- Bước 2: Vào Editor bài viết và kéo xuống hộp Yoast SEO.
- Bước 3: Thêm OG:title, OG:Description và OG:image.
Ngoài ra, Yoast SEO còn giúp bạn thiết lập Tag OG:image trên toàn trang Web. Với thiết lập này, các hình ảnh đó sẽ được thay thế khi không có Tag tuỳ chỉnh nào được cài đặt cho URL chia sẻ.
Dưới đây là các bước làm chi tiết nhất bạn nên thử ngay:
- Bước 1: Mở phần cài đặt của Yoast SEO => chọn Social => Facebook.
- Bước 2: Chọn “Enable” khi có hộp thoại xuất hiện.
- Bước 3: Tải lên hình ảnh và chọn “Save changes”.
Thiết lập Open Graph trên Shopify
Đa số các Theme Shopify đều có nhiều Tag Open Graph cho người dùng lựa chọn theo chủ đề như OG:title hay OG:image. Nhưng chỉ có OG:image là Tag duy nhất có thể điều chỉnh được thông qua UI của Shopify. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Đến Online Store và chọn Theme.
- Bước 2: Chọn Customize => chọn Social Media.
- Bước 3: Chọn hình ảnh phù hợp theo ý muốn.
Kết luận
Trên đây, LANIT đã chia sẻ thông tin chi tiets về Open Graph là gì, những cách thiết lập công cụ dễ dàng. Trong thời buổi mà mạng xã hội đang được sử dụng rộng rãi như hiện nay, việc hiểu rõ Open Graph sẽ giúp các User gia tăng độ tương tác cho bài viết hoặc Website mà mình muốn hướng đến.
Chúc bạn thành công!