Trang chủ » OOP là gì? Từ A-Z kiến thức cần biết về lập trình hướng đối tượng
OOP là gì? Từ A-Z kiến thức cần biết về lập trình hướng đối tượng
- 03/01/2023
- LANIT JSC
OOP là gì? Đây là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng mà bất cứ lập trình viên chuyên nghiệp nào cũng cần nắm được để ứng dụng trong quá trình xây dựng và phát triển các ứng dụng web. Nếu bạn chưa hiểu về OOP, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu, khám phá chi tiết về loại lập trình hướng đối tượng này trong bài viết chia sẻ dưới đây!
Lập trình hướng đối tượng OOP là gì?
OOP (Object Oriented Programming) là kỹ thuật lập trình hướng đối tượng, cho phép các lập trình viên tạo đối tượng trong code và trừu tượng hóa chung. Mục tiêu của lập trình hướng OOP là hướng đối tượng đến việc tối ưu quản lý source code, tăng khả năng tái sử dụng. Kỹ thuật lập trình này được ưa chuộng số 1 thị trường hiện nay và rất quan trọng đối với các lập trình viên.
Trong kỹ thuật OOP có gồm có 2 phần: Đối tượng và lớp. Để hiểu hơn về các thành phần này, chúng ta sẽ cùng phân tích chi tiết chúng trong nội dung dưới đây!

Đối tượng
Đối tượng của lập trình OOP, bao gồm: phương thức và thuộc tính. Trong đó,
- Thuộc tính chính là các thông tin và đặc điểm thuộc đối tượng mà OOP hướng đến.
- Phương thức là cách thức, thao tác và hành động mà các đối tượng lập trình thực hiện được.
Lớp
Đối với lớp. Trong OOP có nhiều lớp khác nhau và mỗi lớp tương ứng với 1 kiểu dữ liệu riêng. Lớp chính là “mẹ” của đối tượng. Nó chứa nhiều đối tượng khác nhau nên gồm nhiều thuộc tính và phương phức.

Sự khác nhau giữa đối tượng và lớp
Đối với lớp. Trong OOP có nhiều lớp khác nhau và mỗi lớp tương ứng với 1 kiểu dữ liệu riêng. Lớp chính là “mẹ” của đối tượng. Nó chứa nhiều đối tượng khác nhau nên gồm nhiều thuộc tính và phương phức.
Ưu điểm nổi bật của lập trình hướng đối tượng OOP là gì?
Kỹ thuật lập trình hướng đối tượng OOP rất hữu ích đối với các lập trình viên. Vậy, ưu điểm của lập trình này là gì? Ở phần tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu về điểm nổi bật của kỹ thuật lập trình OPP nhé!
- OOP mô hình hóa những thứ trừu tượng bằng các cấu trúc đơn giản, tối ưu nhất.
- OOP tái sử dụng được code nên lập trình này sẽ giúp người dùng tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên so với các lập trình khác.
- Cho phép người dùng dễ dàng phát hiện, xử lý và chỉnh sửa các lỗi code gặp phải trong quá trình sử dụng. Nhờ đó, các lập trình viên có thể hoàn thành tiến độ công nhanh hơn và hiệu quả hơn.
- Tăng cường tính bảo mật và bảo vệ thông tin người dùng. Đồng thời, dễ dàng mở rộng, nâng cấp phục vụ cho các dự án có quy mô lớn hơn.

Ứng dụng lập trình OOP là gì?
Lập trình hướng đối tượng OOP được ứng dụng để tổ chức mã nguồn mở dễ dàng và thuận tiện hơn. Nó giúp các lập trình tạo ra đối tượng trong code và tối ưu hóa chúng để dễ dàng hiểu về các đối tượng.

Hệ thống Client-Server
Các hệ thống máy khách – máy chủ hướng đối tượng cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tạo ra các ứng dụng Internet máy khách – máy chủ hướng đối tượng (OCSI). Ở đây, cơ sở hạ tầng đề cập đến hệ điều hành, mạng và phần cứng. OSCI bao gồm ba công nghệ chính:
- Máy chủ khách hàng
- Lập trình hướng đối tượng
- Internet
Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng
Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng còn được gọi là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đối tượng (ODBMS). Các cơ sở dữ liệu này lưu trữ các đối tượng thay vì dữ liệu. Chẳng hạn như: số thực và số nguyên. Các đối tượng bao gồm những thành phần sau đây:
- Thuộc tính: Chính là dữ liệu xác định các đặc điểm của một đối tượng. Dữ liệu này có thể đơn giản như số nguyên và số thực. Nó cũng có thể là một tham chiếu đến một đối tượng phức tạp.
- Phương thức: Còn được gọi là hàm, làm nhiệm vụ xác định hành vi.

Thiết kế hệ thống thời gian thực
Các hệ thống thời gian thực vốn có sự phức tạp khiến việc xây dựng chúng trở nên khó khăn. Các kỹ thuật hướng đối tượng giúp xử lý những phức tạp đó dễ dàng hơn. Những kỹ thuật này đưa ra các cách giải quyết những phức tạp này bằng cách cung cấp một khung tích hợp, bao gồm phân tích khả năng lập lịch trình và thông số kỹ thuật hành vi.
Hệ thống mô phỏng và mô hình hóa
Bình thường, chúng ta rất khó để mô hình hóa các hệ thống phức tạp do đặc điểm kỹ thuật khác nhau của các biến. Điều này phổ biến trong y học và trong các lĩnh vực khác của khoa học tự nhiên. Chẳng hạn như: sinh thái học, động vật học và hệ thống nông học.
Mô phỏng các hệ thống phức tạp đòi hỏi mô hình hóa và hiểu các tương tác một cách rõ ràng. Lập trình hướng đối tượng cung cấp một cách tiếp cận khác để đơn giản hóa các hệ thống mô hình hóa phức tạp này.

Siêu văn bản và siêu phương tiện
Một ứng dụng rất phổ biến khác của lập trình OOP. Đó là lập trình này giúp đặt ra một khuôn khổ cho siêu văn bản. Về cơ bản, siêu văn bản cũng giống như văn bản thông thường, vì nó có thể được lưu trữ, tìm kiếm và chỉnh sửa dễ dàng. Sự khác biệt duy nhất là siêu văn bản cũng là văn bản có con trỏ tới văn bản khác.
Mặt khác, Hypermedia là siêu tập hợp của siêu văn bản. Các tài liệu có hypermedia không chỉ chứa các liên kết đến các đoạn văn bản và thông tin khác mà còn đến nhiều dạng phương tiện khác, từ hình ảnh đến âm thanh.
Hệ thống tự động hóa văn phòng
Hệ thống tự động hóa văn phòng bao gồm các hệ thống điện tử chính thức cũng như không chính thức chủ yếu liên quan đến việc chia sẻ và liên lạc thông tin đến và từ những người bên trong và bên ngoài tổ chức. Một số ví dụ:
- Xử lý văn bản
- Lịch web
- Xuất bản trên máy tính để bàn

4 thuộc tính cơ bản của lập trình hướng đối tượng OOP là gì?
Ở lập trình hướng đối tượng OOP có 4 thuộc tính cơ bản. Đó là: tính đóng gói (Encapsulation), tính kế thừa (Inheritance), tính đa hình (Polymorphism) và tính trừu tượng (Abstraction).
Abstraction
Abstraction được hiểu như là việc sử dụng các Class đơn giản để đại diện cho những đơn vị phức tạp. Theo đó, các nhà phát triển sẽ sử dụng Abstraction để kiểm soát tính phức tạp bằng cách chỉ cho phép người dùng thấy những thông tin liên quan và hữu ích.
Bằng cách ẩn đi những chi tiết không cần thiết, Abstraction sẽ giúp ứng dụng của bạn trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Ngoài ra, nó còn giúp cho dự án đang khởi chạy trở nên tiện lợi và dễ dàng quản lý.
Inheritance
Tiếp theo chính là Inheritance – Thuộc tính cho phép một Classes nào đó có thể thừa hưởng những tính năng của Classes khác.
Cụ thể hơn là với Inheritance người dùng có thể phân loại các Object trong phần mềm vào từng phần nổi bật tương ứng rồi tối ưu hóa hiệu năng sử dụng. Việc làm này giúp các User có thể trộn lẫn nhiều đặc tính tổng quan vào Object lớn để Object nhỏ hơn thừa hưởng chúng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể vừa định dạng Object quản trị thừa hưởng đặc tính cố hữu, vừa có thể thêm được nhiều đặc tính độc nhất vào đó. Khi thực hiện điều này, các Object quản trị sẽ tự động phản hồi lại mọi thay đổi nếu có.

Polymorphism
Polymorphism sẽ giúp cho các Object được thiết kế dễ chia sẻ hành vi với nhau và giúp chúng có thể hoạt động trên nhiều Form độc lập. Bởi nó có thể quyết định cách sử dụng nào quan trọng hơn cho từng công việc được thực hiện từ Object cho đến Class tổng.
Qua đó, Polymorphism giảm thiểu vấn đề trùng lặp Code trong phần mềm. Cũng như cho phép nhiều thể loại Object khác nhau có thể hoạt động xuyên suốt trong cùng 1 giao diện.
Encapsulation
Thuộc tính cuối cùng trong OOP chính là Encapsulation hay còn gọi là đóng gói. Nó sẽ giúp các dữ liệu trở nên ràng buộc lẫn nhau thông qua quá trình hỗ trợ vận hành những thông tin bảo mật cho toàn bộ hệ thống. Vậy nên sẽ không có bất kỳ truy cập nào được cấp phép nếu thông tin về nó bị ẩn đi đáng ngờ.
Kết quả là các thông tin của người dùng sẽ trở nên tin cậy hơn và an toàn hơn cùng với Encapsulation. Nhất là khi bạn còn có quyền kiểm soát các dữ liệu được truy cập cũng như những hoạt động nào đang diễn ra với chính nó.

Các ngôn ngữ sử dụng phổ biến nhất trong OOP
Lập trình OOP tương thích với rất nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Có lẽ đây cũng là lý do vì sao kỹ thuật lập trình hướng đối tượng này được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Dưới đây là những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất ở OOP.
Java
Ngôn ngữ thông dụng được sử dụng trong lập trình hướng đối tượng OOP, đó là JAVA. Loại ngôn ngữ này có nền tảng độc lập và hỗ trợ OOP sử dụng đa mục đích. Code sử dụng ngôn ngữ lập trình Java được biên dịch thành định dạng trung gian bytecode và chạy trong mỗi trường thực thi.
C+
Ngôn ngữ lập trình phổ biến tiếp theo trong OOP, đó là C++. Loại ngôn ngữ này được sử dụng theo 2 kiểu: Lập trình hướng cấu trúc giống C và theo hướng đối tượng
PHP
Đây là một ngôn ngữ giúp OOP lập trình đa mục đích. Nó giúp lập trình mã nguồn mở, sử dụng trên các server để tạo ra các ứng dụng web.
Python
Trong các ngôn ngữ phổ biến trong lập trình OOP, thì Python là loại ngôn ngữ được ứng dụng rất phổ biến trong việc phát triển các trang web. Ngôn ngữ này sử dụng cú pháp đơn giản, dễ hiểu. Với những lập trình viên mới vào nghề thì python là ngôn ngữ phù hợp nhất.
Javascript
Ngôn ngữ cuối cùng đó là JavaScript. Ngôn ngữ này giúp các lập trình viên xây dựng, phát triển các trang web cần sự tương tác cao. Học Javascript tương đối dễ dàng và phù hợp với các lập trình viên mới.
Kết luận
Với những gì mà chúng tôi chia sẻ trên đây, có lẽ phần nào các bạn đã hiểu OOP là gì? Và hy vọng rằng, những thông tin từ bài viết sẽ giúp các bạn nắm rõ và có thể ứng dụng tốt nhất kỹ thuật lập trình hướng đối tượng này.
Chúc bạn thành công!