NPM là gì?
NPM (viết tắt bởi Node Package Manager) là công cụ để xây dựng và quản lý các thư viện lập trình JavaScript cho môi trường Node.js. Giúp chia sẻ công cụ và cài đặt mô-đun khác nhau để quản lý các phụ thuộc. Đồng thời, NPM cũng hỗ trợ các dự án mới bằng cách hạn chế việc viết lại các thành phần cơ bản, thư viện hay các framework.
Công dụng NPM
Dưới đây là một số công dụng mà NPM mang lại:
Quản lý dễ dàng:
NPM giúp đơn giản hóa quá trình quản lý mã nguồn của bạn. Với hầu hết các thư viện đã sẵn trên NPM, bạn chỉ cần một dòng lệnh để tải và thêm chúng vào dự án của mình. Nhờ đó mà tiết kiệm thời gian và công sức đáng kể.
Hiệu suất tối ưu:
Sử dụng NPM giúp giảm thiểu thời gian và công sức mà người quản lý thư viện phải bỏ ra. Điều này đặc biệt quan trọng khi mỗi đoạn mã đều phụ thuộc vào nhiều thư viện mã nguồn mở khác nhau.
Sự tiện lợi trong phát triển:
Việc sử dụng NPM giúp tạo ra môi trường phát triển thuận lợi. Bạn có thể dễ dàng thêm mới và cập nhật các thư viện, quản lý phiên bản một cách linh hoạt, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc.
Chất lượng mã nguồn mở:
Bạn có thể tin tưởng vào chất lượng của các thư viện có sẵn trên NPM, vì chúng thường được cộng đồng đánh giá và sử dụng rộng rãi.
Cách hoạt động của NPM
NPM chủ yếu hoạt động dựa trên hai vai trò quan trọng như sau:
- Nền tảng Publish và Repository: NPM là kho lưu trữ cho phép người dùng xuất bản các dự án Node.js nguồn mở. NPM là một nền tảng trực tuyến cho phép mọi người thực hiện các thao tác xuất bản và chia sẻ công cụ được viết bằng JavaScript.
- Dòng lệnh đa năng: Công cụ này hỗ trợ tương tác với các nền tảng trực tuyến như máy chủ và trình duyệt. NPM cũng là một tiện ích giúp cài đặt, gỡ bỏ gói, quản lý phiên bản và quản lý từ xa. Công cụ còn giúp quản lý các phiên bản và các phụ thuộc cần thiết để chạy dự án một cách hiệu quả.
Đối với người từng code PHP thì composer là một công cụ quản lý thư viện tương đương NPM. Bạn cần chú ý một số điều sau:
- Bắt buộc phải cài Node.js
- Khi có dòng lệnh NPM thì Node.js sẽ hoạt động vô cùng chính xác
- Để sử dụng các gói, dự án cần phải chứa một tệp có tên là package.json. Bên trong tệp này, bạn sẽ tìm thấy metadata chi tiết cho dự án của mình.
Cách cài đặt NPM dễ dàng
Trước khi bắt đầu cài đặt NPM, đầu tiên bạn cần cài đặt Node.js bằng cách tải Node.js từ https://nodejs.org. Lựa chọn phiên bản phù hợp mà bạn có thể dùng.
Sử dụng lệnh NPM-v để kiểm tra hệ thống đã cài đặt NPM chưa. Nếu có phiên bản hiện ra thì hệ thống đã cài đặt NPM rồi.
Nếu bạn muốn cài đặt thư viện, bạn cần mở cửa sổ Terminal (CMD) rồi dùng lệnh:
npm install package-name
Các package thư viện trong dự án của bạn thường xuyên được cập nhật. Để cập nhật tất cả các gói liên quan, bạn chỉ cần chạy lệnh npm update. Đối với việc cập nhật một gói cụ thể, bạn có thể sử dụng npm update package_name.
Nếu bạn muốn cập nhật các gói được cài đặt toàn cầu, bạn có thể thêm flag -g vào lệnh.
Sử dụng NPM trên máy chủ ảo VPS là một cách phổ biến để quản lý ứng dụng Node.js trong môi trường ảo hóa. Với VPS, bạn có thể thuê tài nguyên máy chủ và cài đặt môi trường chạy Node.js cùng với NPM. Điều này giúp bạn quản lý ứng dụng một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đăng ký dịch vụ VPS giá rẻ tại LANIT, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ ngay vấn đề này nhé!
Kết luận
Trên đây là tổng hợp mọi thông tin bạn cần biết về NPM là gì. Hy vọng LANIT đã cung cấp cái nhìn khách quan cho bạn, nếu có bất cứ thắc mắc đừng ngại ngần bình luận để LANIT hỗ trợ giải đáp nhé!