Trang chủ » Network là gì? Ưu nhược điểm của Network? Phân loại Network
Network là gì? Ưu nhược điểm của Network? Phân loại Network
- 07/09/2022
- LANIT JSC
Network là gì? Network – Một thuật ngữ mà chúng ta đã được nghe đến nhiều. Tuy nhiên, ngoài những anh chị thuộc lĩnh vực chuyên môn sâu về công nghệ thì không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Trong bài viết này, LANIT sẽ tổng hợp từ A-Z toàn bộ kiến thức về Network nhé!

1. Network là gì?
Network là một tập hợp các thiết bị kết nối mạng. Bao gồm: máy tính, máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi. Hoặc các thiết bị khác được kết nối để cho phép chia sẻ dữ liệu. Một ví dụ nổi bật về Network, đó là Internet. Mạng thông tin này kết nối hàng triệu người trên khắp thế giới.
Network kết nối các máy tính/thiết bị điện tử với nhau thông qua hệ thống dây cáp mạng, sóng radio, vệ tinh hoặc tia hồng ngoại. Hiện nay có 2 loại network phổ biến nhất. Bao gồm: LAN (Local Area Network) và WAN (Wide Area Network).
Có thể bạn quan tâm dịch vụ: Thuê Vps – Máy chủ ảo giá rẻ tại LANIT
2. Các thiết bị kết nối Network phổ biến
Hiện nay có rất nhiều loại thiết bị kết nối internet khác nhau. Đặc biệt, sự bùng nổ về công nghệ 4.0 càng làm xuất hiện nhiều loại thiết bị kết nối mạng. Trong đó, các thiết bị kết nối Network phổ biến nhất. Đó là:
- Máy tính để bàn, máy tính xách tay và máy chủ.
- Điện thoại thông minh, máy tính bảng.
- Bảng điều khiển của các hệ thống máy móc.
- Tường lửa.
- Công tắc, trung tâm, modem, bộ định tuyến.
- Webcam.
……

3. Cấu trúc liên kết Network
Thuật ngữ cấu trúc liên kết Network (liên kết mạng) mô tả mối quan hệ của các thiết bị được kết nối dưới dạng đồ thị hình học. Trong cấu trúc này, các thiết bị được biểu thị ở các đỉnh. Còn các kết nối của chúng được biểu thị dưới dạng các cạnh trên một biểu đồ. Đồ thị sẽ mô tả mỗi thiết bị có bao nhiêu kết nối, theo thứ tự và kiểu phân cấp nào.
4. Phân loại Network
Network được phân chia thành nhiều loại cấu trúc khác nhau. Bao gồm: Cấu trúc liên kết bus, cấu trúc liên kết lưới, cấu trúc liên kết dạng cây, cấu trúc liên kết vòng, cấu trúc liên kết hình sao và cấu trúc liên kết hỗn hợp.
Hầu hết các mạng gia đình hiện nay được cấu hình trong cấu trúc liên kết hình cây, kết nối với Internet. Hệ thống mạng công ty cũng thường sử dụng cấu trúc liên kết dạng cây. Ngoài ra, chúng cũng thường kết hợp cấu trúc liên kết hình sao và mạng nội bộ.
5. Ưu nhược điểm của Network
Network được đánh giá có nhiều ưu điểm hơn là nhược điểm. Vậy ưu điểm và hạn chế ở Network là gì? Dưới đây là những thông tin giải đáp cho bạn.
5.1 Ưu điểm của Network
- Chia sẻ dữ liệu và thông tin
Một trong những lợi thế lớn nhất của Network, đó là chia sẻ dữ liệu và thông tin thông qua các thiết bị kết nối internet. Ngoài ra, Networks cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu và giúp hỗ trợ giải quyết công việc nhanh chóng, đạt hiệu quả cao hơn.
- Hỗ trợ trao đổi thông tin
Mạng internet mang đến cho tất cả người dùng khả năng truy cập, trao đổi và liên lạc nhanh chóng với nhau. Thông qua các ứng dụng trò chuyện trực tiếp, nhắn tin tức thì, email hay hội nghị truyền hình.
- Chia sẻ phần cứng
Các thiết bị phần cứng được kết nối với mạng internet sẽ được chia sẻ với tất cả người dùng. Một số phần cứng mạng được chia sẻ như: Máy in, máy tính, máy fax, máy chủ,…
- Chia sẻ phần mềm
Hiện nay, các phần mềm chạy trên Windows của bạn đều cần kết nối với internet. Thông qua kết nối Network mà người dùng có thể sử dụng tất cả các tính năng của phần mềm một cách đơn giản, dễ dàng.
- Ứng dụng chuyển tiền
Nhờ có kết nối internet, Wifi, 3G, 4G mà các giao dịch trên ứng dụng chuyển tiền của các ngân hàng, tổ chức tài chính cũng trở nên thuận tiện hơn, đơn giản hơn rất nhiều. Chỉ cần 1 vài click là giao dịch của bạn sẽ được thực hiện.

5.2 Nhược điểm của Network là gì?
- Độ bảo mật chưa cao
Kết nối mạng giúp cho việc chia sẻ thông tin giữa những người dùng mạng dễ dàng. Điều này cũng có nghĩa là vi-rút và phần mềm độc hại có thể thâm nhập giữa các máy tính trong mạng dễ dàng hơn. Bởi vậy mà độ bảo mật không cao. Người dùng có thể bị đánh cắp dữ liệu bất cứ khi nào.
- Phức tạp
Mạng internet rất phức tạp. Nó khiến cho việc thiết lập và quản lý mạng cho một doanh nghiệp hoặc công ty đòi hỏi một người có nhiều kinh nghiệm. Hoặc có trình độ chuyên môn am hiểu sâu mới có thể xử lý.

6. Sự khác biệt giữa mạng công cộng và mạng riêng Network là gì?
Hiện nay có hai hình thức Network. Đó là Network công cộng và Network riêng biệt. Giữa hai mạng này có sự khác biệt như thế nào? Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi ở phần thông tin tiếp theo nhé!
6.1 Mạng công cộng
- Thường được cung cấp bởi các trung tâm mua sắm, các văn phòng, khu vực có thể chia sẻ miễn phí. Mạng công cộng là một cách thuận tiện để người dùng có thể kết nối dễ dàng với Internet.
- Các mạng công cộng có hoặc không có yêu cầu về mật khẩu trước khi kết nối. Điều này tùy thuộc vào cài đặt của từng nhà sử dụng. Tuy nhiên, hầu hết các mạng công cộng đều không yêu cầu mật khẩu. Mọi thiết bị tương thích đều có thể kết nối với các mạng Wifi này mà không cần xác thực.
- Độ an toàn của mạng công cộng kém hơn. Tốc độ xử lý cũng chậm hơn so với mạng riêng tư. Bởi số lượng người truy cập vào mạng quá lớn. Đối với các trang web bạn truy cập sử dụng mã hóa, các URL bạn truy cập có thể bị nghe trộm. Vì lý do này, bạn không nên truyền thông tin riêng tư hoặc nhạy cảm trên mạng Wifi công cộng nếu bạn có thể làm điều đó ở nơi khác. Nếu mạng công cộng không yêu cầu mật khẩu, chúng tôi đặc biệt khuyên bạn không nên kết nối bất kỳ thiết bị nào của mình với mạng đó.
6.2 Mạng riêng tư Network là gì?
Mạng riêng tư là loại mạng kết nối internet dành riêng cho mỗi gia đình, phòng ban, khu vực. Để kết nối với mạng riêng tư, bạn cần có mật khẩu đăng nhập từ chủ sở hữu mạng internet đó.
Các mạng riêng luôn có các biện pháp bảo mật để ngăn chặn các kết nối không mong muốn hoặc trái phép. Mạng riêng thường được sử dụng cho mạng Wifi gia đình, doanh nghiệp, trường học hoặc điểm phát sóng di động để bảo mật và bảo toàn băng thông.
LỜI KẾT
LANIT và các bạn vừa tìm hiểu về Network là gì và những lợi ích to lớn mà mạng internet này mang lại. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp anh chị có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình tìm hiểu.
LANIT Cảm ơn anh chị đã đọc!