NAS là gì? NAS Server là gì? Cách Thức Hoạt Động

NAS là thiết bị lưu trữ dữ liệu có kết nối mạng, cho phép người dùng và các thiết bị truy cập chia sẻ dữ liệu qua mạng. Sau đây là chi tiết về thiết bị này. Theo dõi ngay!

NAS là gì?

NAS viết tắt bởi cụm từ Network Attached Storage – là một thiết bị lưu trữ dung lượng cao được kết nối với mạng cho phép người dùng và máy khách được ủy quyền của mạng lưu trữ và truy xuất dữ liệu từ một vị trí tập trung. Nói đơn giản hơn nó là nơi chứa các ổ đĩa cứng với một số thông tin bổ sung được đưa vào để chia sẻ và cấp phép các tệp, nó có thể phân phối và sao chép dữ liệu được lưu trữ trên nhiều ổ cứng.

NAS là gì? NAS Server là gì? Cách Thức Hoạt Động
NAS là gì?

Hệ thống NAS rất linh hoạt và có khả năng mở rộng quy mô theo nhu cầu của doanh nghiệp. Dữ liệu trên hệ thống NAS sẽ được truy cập liên tục, giúp nhân viên dễ cộng tác, phản hồi khách một cách nhanh chóng. Ngoài ra, do nó giống như một đám mây riêng nên dữ liệu có thể được truy cập từ xa bằng kết nối mạng, làm việc mọi lúc mọi nơi.

NAS Server là gì?

NAS Server hệ thống máy chủ NAS được thiết kế để cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu qua mạng. Máy chủ cho phép nhiều người dùng và thiết bị truy cập, chia sẻ dữ liệu tập trung qua mạng cục bộ (LAN) hoặc qua Internet. Đây được xem là giải pháp mạnh mẽ và linh hoạt để lưu trữ, quản lý và bảo vệ dữ liệu qua mạng, được các cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn.

Cách thiết bị NAS hoạt động

Thiết bị NAS có thể chạy được trên mọi nền tảng hay hệ điều hành. Nó là một gói phần cứng và phần mềm có hệ điều hành nhúng để chạy độc lập. Các thiết bị NAS chứa từ 2-5 ổ cứng để cung cấp khả năng dự phòng và truy cập tệp nhanh. NAS thường được gọi là Server mini nhưng bộ điều khiển của nó chỉ quản lý được các đĩa để lưu trữ và không hoạt động như một máy chủ.

Cách thiết bị NAS hoạt động
Cách thiết bị NAS hoạt động

NAS kết nối trực tiếp với mạng thông qua cáp Ethernet (RJ45) có dây cứng hoặc qua Wi-Fi, nên nó tạo ra mạng LAN, được gán với một địa chỉ IP và truyền dữ liệu giữa người dùng, máy chủ và NAS qua TCP/IP. NAS hoạt động với hệ thống tệp truyền thống NTFS hoặc NFS cho các dịch vụ tệp từ xa và chia sẻ dữ liệu. Tất cả bộ nhớ trên thiết bị đều được truy cập ở cấp độ tệp thông qua chia sẻ tệp.

Các thiết bị NAS cung cấp bộ nhớ dùng chung dưới dạng ổ đĩa được gắn trên mạng và sử dụng các giao thức phổ biến như NFS và SMB/CIFS. Khi sử dụng để lưu trữ chia sẻ, NAS sẽ gắn nhiều máy chủ vào một thiết bị lưu trữ chung. Cụm máy chủ này sẽ được sử dụng để chuyển đổi dự phòng qua ổ đĩa được chia sẻ theo cụm, cho phép các server trong cụm truy cập vào cùng một dữ liệu.

Một thiết bị NAS sẽ bao gồm các phần như sau:

  • Phần cứng: là một máy chủ chứa đĩa hoặc ổ lưu trữ, bộ xử lý và RAM. Nó phụ trách thực hiện 2 yêu cầu là lưu trữ dữ liệu và chia sẻ tệp.
  • Phần mềm: Được cấu hình sẵn và cài đặt trên phần cứng, triển khai trên hệ điều hành được nhúng trong phần cứng.
  • Bộ chuyển đổi mạng: Người dùng truy cập các giao thức qua bộ chuyển đổi mạng, nó như là máy chủ trung tâm kết nối mọi thứ và định tuyến các yêu cầu.
  • Giao thức: Giao thức TCP kết hợp với các tệp thành gói và gửi chúng qua các giao thức Internet.

Lợi ích khi sử dụng NAS

Hệ thống NAS ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của các doanh nghiệp khi nó là giải pháp lưu trữ hiệu quả, có thể mở rộng với chi phí thấp. Sử dụng NAS, người dùng dễ dàng cộng tác với nhau, có thể truy cập dữ liệu liên tục. Nó đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong thời đại công nghệ như hiện nay. Cụ thể nó mang đến những lợi ích như:

  • Tốc độ tối ưu: NAS là thiết bị được kết nối mang LAN, có thể lưu trữ và truyền tệp với tốc độ cực nhanh, có thể sao lưu nhanh chóng tệp tin.
  • Khả năng kiểm soát: Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát quyền truy cập vào dữ liệu của mình.
  • Dễ sử dụng: NAS là dịch vụ quen thuộc và bạn có thể dễ dàng thiết lập hoặc quản lý một cách nhanh chóng.
  • Đáng tin cậy: Do nằm trên một mạng chuyên dụng nên người dùng có thể truy cập dữ liệu từ mọi nơi. NAS được đặt tại chỗ nên không bị gián đoạn dịch vụ Internet.
  • Chi phí hợp lý: Hệ thống NAS có thế mạnh về tối ưu chi phí, đây được xem là giải pháp tiết kiệm cho các doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ.
  • Mở rộng dễ dàng: NAS linh hoạt trong việc mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp.

So sánh sự khác nhau giữa giao thức NAS và SAN

Cả NAS và SAN đều được phát triển để cung cấp dữ liệu được lưu trữ cho nhiều người dùng cùng một lúc. Mỗi loại đều cung cấp bộ nhớ riêng cho người dùng nhưng nó có cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau.

NAS là gì? NAS Server là gì? Cách Thức Hoạt Động
So sánh NAS và SAN

Thiết bị NAS là thiết bị lưu trữ đơn chi phí tối ưu, phục vụ các tệp qua Ethernet và dễ cài đặt. Trong khi SAN lại là mạng được liên kết chặt chẽ gồm nhiều thiết bị, việc thiết lập và quản lý có phức tạp hơn.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa NAS và SAN đó là NAS xử lý dữ liệu phi cấu trúc như âm thanh, video, trang web, tệp văn bản và tài liệu,…trong khi SAN xử lý dữ liệu có cấu trức hoặc chặn lưu trữ bên trong cơ sở dữ liệu.

Cách thức hoạt động của NAS và SAN cũng có sự khác nhau. Trong khi NAS xử lý các yêu cầu cho các tệp riêng lẻ và SAN xử lý cho các khối dữ liệu liền kề. Hai loại sử dụng các giao thức khác nhau: NAS sử dụng giao thức TCP/IP còn SAN sử dụng giao thức FC cho mạng lưu trữ hoặc giao thức ISCSI dựa trên Ethernet.

Với hệ điều hành khách, NAS xuất hiện dưới dạng một thiết bị duy nhất quản lý các tệp riêng lẻ, trong khi SAN được hiển thị trên đĩa dưới dạng chính hệ điều hành khách. Là một hệ thống dữ liệu dựa trên khối, SAN thường chứa các cơ sở dữ liệu quan trọng trong kinh doanh.

Kết luận

Như vậy chúng ta có thể thấy NAS là giải pháp mạnh mẽ và linh hoạt để cá nhân hoặc doanh nghiệp lưu trữ, quản lý và chia sẻ dữ liệu qua mạng một cách dễ dàng, cho phép truy cập và quản lý dữ liệu từ xa, làm việc bất kỳ nơi đâu, mọi lúc mọi nơi.

Trên đây LANIT đã chia sẻ chi tiết về NAS, lợi ích và cách thức hoạt động của thiết bị NAS. Nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc cần tư vấn về dịch vụ lưu trữ như cho thuê Hosting giá rẻ, thuê máy chủ ảo, máy chủ vật lý liên hệ ngay LANIT nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!