Kotlin là gì? Cách Thức Hoạt Động & Ưu điểm của Kotlin

Kotlin là gì? Tại sao Kotlin quan trọng? Cách thức hoạt động của Kotlin là gì? Ưu điểm ra sao? Theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết!

Kotlin là gì?

Kotlin là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở miễn phí được dùng để tương tác giữa Android và JVM (máy ảo Java). Đồng thời, kết hợp các tính năng lập trình chức năng và hướng đối tượng với cú pháp đơn giản và ngắn gọn hơn so với Java.

Kotlin là gì? Cách Thức Hoạt Động & Ưu điểm của Kotlin
Kotlin là gì?

Kotlin được phát triển bởi JetBrains, công ty đứng sau IntelliJ IDEA. Với điểm mạnh là khả năng tương thích ngược và xuôi với mã nguồn Java, Kotlin giúp việc tích hợp Kotlin vào dự án Java một cách dễ dàng. Nó cũng được sử dụng để phát triển Android, và nó đã trở thành ngôn ngữ chính thức cho việc phát triển ứng dụng Android từ năm 2017.

Hiện nay, ngôn ngữ lập trình Kotlin đã mang đến cho người dùng trải nghiệm viết mã tuyệt vời khi mà nhu cầu về năng suất ngày càng cao, khiến nó trở thành lựa chọn cho các nhà phát triển ứng dụng.

Kotlin hoạt động như thế nào?

Tương tự như ngôn ngữ Java, Scala, Kotlin cũng là ngôn ngữ có kiểu dữ liệu tĩnh, việc kiểm tra các loại biến được thực thị trong thời gian biên dịch. Với kiểu gõ tĩnh, nó giúp bảo vệ khỏi lỗi thời gian chạy, thời gian thực thi nhanh hơn. Ban đầu, Kotlin được thiết kế để chạy trên JVM, nhưng nó cũng có thể biên dịch mã Kotlin sang JavaScript.

Kotlin cho phép lập trình viên biên tập mã thành các tệp nhị phân gốc, các tệp thực thi được tạo để chạy tự nhiên trong một hệ điều hành cụ thể, có thể chạy mà không cần JVM. Các tệp nhị phân gốc của Kotlin có thể chạy trên macOS, iOS, Linux, Windows và Android NDK,… Thêm vào đó, Kotlin tạo ra mã byte Java, mã này tương thích với JavaScript hoặc mã nhị phân gốc dựa trên nền tảng đích.

Các tính năng chính trong Kotlin là gì?

Kotlin sở hữu nhiều tính năng mạnh mẽ nhằm cải thiện trải nghiệm lập trình, giảm lỗi, và tăng tính hiệu quả. Dưới đây là chi tiết về các tính năng chính của Kotlin:

Khả Năng Tương Thích Tốt:

Kotlin tương thích tốt với mã nguồn Java. Có nghĩa là có thể tích hợp mã nguồn Kotlin vào dự án Java một cách nhanh chóng và thuận tiện. Bạn có thể sử dụng thư viện và framework Java.

Kotlin là gì? Cách Thức Hoạt Động & Ưu điểm của Kotlin
Tính năng Kotlin

An Toàn (Null Safety):

Kotlin tích hợp tính năng null safety, giúp hạn chế lỗi NullPointerException. Mỗi kiểu dữ liệu được chia làm hai loại: nullable và non-nullable. Bạn phải chủ động xác định khi nào một biến có thể chứa giá trị null.

Rõ Ràng (Conciseness):

Cú pháp của Kotlin ngắn gọn và dễ đọc, giảm độ phức tạp của mã nguồn so với Java. Một số tính năng như lambda expressions, extension functions, data classes, và smart casts giúp rõ ràng hóa mã nguồn.

Extension Functions:

Kotlin hỗ trợ extension functions, cho phép thêm phương thức mới cho các lớp mà không cần thay đổi mã nguồn nguyên gốc. Từ đó giúp mở rộng chức năng của các lớp một cách linh hoạt.

Lambda Expressions:

Lambda expressions giúp viết mã ngắn gọn hơn, đặc biệt là khi xử lý sự kiện, xử lý bộ lọc dữ liệu, và các tác vụ khác nơi mà việc truyền hàm là phổ biến.

Data Classes:

Kotlin cung cấp data classes để đơn giản hóa việc tạo các lớp chỉ để chứa dữ liệu. Kotlin tự động tạo các phương thức như equals(), hashCode(), và toString() cho data classes.

Coroutine:

Coroutine là cũng là tính năng quan trọng của Kotlin giúp xử lý bất đồng bộ hiệu quả và linh hoạt. Coroutine giảm sự phức tạp của việc sử dụng thread và AsyncTask.

Type Inference:

Kotlin hỗ trợ type inference – trình biên dịch tự động xác định kiểu dữ liệu của biến khi biên dịch. Giúp giảm việc phải khai báo kiểu dữ liệu chi tiết.

Hỗ Trợ Công Cụ (Tool Support):

Kotlin hỗ trợ rộng rãi trong các công cụ như IntelliJ IDEA, Android Studio, Eclipse,… IDE của JetBrains cung cấp tính năng thông minh như auto-completion, navigation, và refactoring.

Android Development:

Kotlin trở thành ngôn ngữ chính thức cho phát triển ứng dụng Android. Nó được Google ưu tiên và có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng Android.

Ưu điểm của Kotlin

  • Kotlin ngắn gọn hơn Java, ít mã soạn sẵn hơn
  • Kotlin dễ hiểu hơn Java, giúp mã dễ đọc và dễ hiểu hơn
  • Kotlin sở hữu tính năng an toàn với giá trị null.
  • Các hàm mở rộng đơn giản, nhà phát triển có thể dễ dàng mở rộng chức năng của các lớp mà không cần kế thừa từ một lớp
  • Nó đơn giản hóa việc tạo các lớp dữ liệu
  • Nó xử lý các lệnh truyền một cách tự động theo cách ‘thông minh’
  • Nó rất linh hoạt, với khả năng thực hiện cả lập trình hướng đối tượng và lập trình chức năng

Ứng dụng của Kotlin là gì?

Dù mới ra đời nhưng hiện Kotlin đang và đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể:

  • Phát triển Ứng Dụng Android: Kotlin là ngôn ngữ dùng để phát triển ứng dụng Android từ năm 2017. Mang đến hiệu suất tốt hơn java, giảm đi sự phức tạo của mã nguồn.
  • Phát triển Backend: Kotlin có thể được dùng để phát triển các ứng dụng backend thông qua framework, đem đến tính năng hiện đại, gia tăng hiệu quả.
  • Phát triển Ứng dụng Web: Kotlin cũng được dùng để phát triển ứng dụng web thông qua framework như Ktor, mang đến cơ sở hạ tầng linh hoạt, hiệu quả.
  • Viết các script: Kotlin có thể dùng để viết các script, để sử dụng trong môi trường phát triển và quản lý dự án.
  • Phát triển Ứng dụng di động đa nền tảng: Kotlin Multiplatform là tính năng mới giúp phát triển ứng dụng di động đa nền tảng, cho phép chia sẻ mã nguồn giữa các nền tảng như Android và iOS.
  • Phát triển Ứng dụng Đám mây: Kotlin cũng được dùng đe phát triển ứng dụng đám mây, các dịch vụ trên nền tảng như Google Cloud Platform hoặc Amazon Web Services.
  • Phát triển Công cụ và Plugin: Kotlin tương thích tốt với IntelliJ IDEA nên có thể dùng để phát triển các plugin và công cụ hỗ trợ lập trình.
  • Trò chơi và Đồ họa: Kotlin có thể được dùng để phát triển trò chơi và ứng dụng đồ họa thông qua các thư viện như LibGDX.
  • Phát triển IoT: Kotlin còn có thể được ứng dụng trong lĩnh vực IoT để phát triển các ứng dụng cho các thiết bị thông minh và kết nối.

Chính nhờ những ưu điểm vượt trội, tính năng nổi bật nên kotlin đã trở thành ngôn ngữ linh hoạt được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự linh hoạt của Kotlin khiến nó trở thành sự lựa chọn ưu tiên ở các dự án phát triển ứng dụng, phần mềm của các doanh nghiệp.

Kết luận

Trên đây là tất cả những chia sẻ mà LANIT muốn chia sẻ đến bạn về Kotlin là gì? Tính năng của Kotlin, ưu điểm chính của Kotlin. Nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc cần tư vấn dịch vụ máy chủ như VPS giá rẻ, thuê máy chủ riêng, thuê hosting, liên hệ ngay LANIT nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!