Ispmanager là gì? Lợi ích khi sử dụng ISPmanager Control Panel

ISPmanager là một Control Panel phổ biến để quản lý tài nguyên hosting/Server dễ dàng thông qua giao diện web. Cùng tìm hiểu tính năng, lợi ích của ISPmanager nhé!

Ispmanager là gì?

ISPmanager là một Control Panel dựa trên Linux – là một bảng điều khiển lưu trữ web Hosting/Server với giao diện trực quan và thân thiện với người dùng. Công cụ này phù hợp cho cả người mới bắt đầu lẫn chuyên gia giàu kinh nghiệm nhờ những tính năng hữu ích, giúp bạn dễ dàng tạo, quản lý website an toàn hiệu quả.

Ispmanager là gì? Lợi ích khi sử dụng ISPmanager Control Panel
Ispmanager là gì?

Tính năng chính của Ispmanager

Tương tự các bảng điều khiển hosting/Server khác trên thị trường, Ispmanager cũng cung cấp các tính năng cơ bản của một Control Panel như:

  • Quản lý tên miền và cấu hình DNS: ISPmanage hỗ trợ quản lý tên miền bao gồm thêm mới, tạo Subdomain, cấu hình DNS giúp người dùng dễ dàng trỏ domain đến máy chủ Hosting.
  • Quản lý tài khoản hosting: ISPmanager cho phép bạn tạo, chỉnh sửa và xóa tài khoản Hosting cho các website khác nhau. Phù hợp cho các nhà cung cấp dịch vụ hosting/server, hoặc người cần quản lý nhiều website trên cùng một máy chủ.
  • Quản lý cơ sở dữ liệu: ISPmanager tích hợp với các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu như MySQL, MariaDB, PostgreSQL,…cho phép người dùng tạo, xóa, truy cập quản lý các cơ sở dữ liệu của mình.
  • Quản lý file và FTP: ISPmanager cung cấp trình quản lý tệp tích hợp với trình soạn thảo mã, bạn cũng có thể quản lý quyền truy cập FTP để tạo, phân quyền truy cập cho từng người dùng. Đồng thời, bạn còn có thể upload, download, chỉnh sửa file trực tiếp trên hosting ISPmanager.
  • Quản lý email: ISPmanager hỗ trợ tạo, xóa, quản lý các tài khoản email, cài đặt bảo mật email và quản lý lưu lượng Email cho từng tài khoản.
  • Sao lưu và khôi phục dữ liệu: ISPmanager cung cấp công cụ để sao lưu và phục hồi dữ liệu website. Nó hỗ trợ lưu trữ bản sao lưu trực tiếp trên máy chủ, trong bộ nhớ ngoài và cả lưu trữ đám mây.
  • Chứng chỉ SSL: ISPmanager hỗ trợ chứng chỉ SSL miễn phí từ Let’s Encrypt. Người dùng có thể cài đặt và quản lý chứng chỉ SSL của mình, đảm bảo an toàn khi truyền tải dữ liệu.
  • Quản lý tài nguyên hosting: Theo dõi dung lượng, băng thông, CPU, RAM,…
  • Cài đặt và quản lý ứng dụng: Cài đặt các ứng dụng web như WordPress, Joomla, Drupal,… nhanh chóng.

Ưu điểm lợi ích khi sử dụng Control Panel Ispmanager

  • Giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng
  • Sử dụng tài nguyên thấp
  • Cài đặt và sử dụng đơn giản nhanh chóng
  • Tự động hóa các thao tác quản trị hosting, tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng
  • Giá phải chăng
  • Hoạt động với mọi dịch vụ lưu trữ từ hosting, VPS hay máy chủ chuyên dụng
  • Cập nhật thường xuyên
  • Di chuyển dễ dàng giữa các bảng điều khiển khác
  • Công cụ lâu đời đáng tin cậy
  • Tính bảo mật cao khi tích hợp sẵn các công cụ bảo mật
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ

Các Phiên bản của ISPmanager Control Panel

ISPmanager cung cấp 2 phiên bản chính đó là ISPmanager Lite và ISPmanager Business. Trong đó, ISPmanager Lite cung cấp các tính năng quản lý máy chủ hosting cơ bản như cài đặt CMS, thêm Domain, cấu hình DNS, tải file, thêm cơ sở dữ liệu. Hỗ trợ SSL miễn phí, hỗ trợ IPv6,…

Và ISPmanager Business cung cấp các tính năng đầy đủ và nâng cao hơn so với ISPmanager Lite. Với các chức năng khác với ISPmanager Lite như sau:

  • Tích hợp với HĐH CloudLinux
  • Cho phép quản lý nhiều máy chủ cùng lúc từ một giao diện duy nhất
  • Phân bổ người dùng giữa các nút cụm
  • Gán vai trò cho các máy chủ khác nhau
  • Giới hạn nâng cao cho người dùng
  • Reseller.

Hướng dẫn cài đặt ISPmanager chi tiết

Yêu cầu

Để cài đặt ISPmanager, hệ thống cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Kiến trúc x64
  • Hệ điều hành được hỗ trợ cho ISPmanager Lite: CentOS 6 hoặc 7; Debian 7, 8, 9; Ubuntu 14.04 LTS, 16.04 Xenial.
  • Hệ điều hành được hỗ trợ cho ISPmanager Business: CentOS 6 hoặc 7; Debian 7, 8; CloudLinux 6, 7

Cài đặt ISPmanager trên hệ thống

Để cài đặt ISPmanager trên hệ thống, bạn có thể thực hiện theo bước sau:

Bước 1: SSH vào máy chủ với tư cách root.

Bước 2: Tải xuống tập lệnh cài đặt bằng cách chạy lệnh sau:

wget http://cdn.ispsystem.com/install.sh

Bước 3: Chạy lệnh sau để cài đặt tệp lệnh:

sh install.sh ISPmanager

Để truy cập ISPmanager sau khi cài đặt xong, hãy sử dụng URL sau để đăng nhập bằng root: tên người dùng và mật khẩu.

https://<server_ip_address>:1500/ispmgr

Để cập nhật ISPmanager, bạn thực hiện lệnh sau khi SSH tới máy chủ với tư cách là root.

/usr/local/mgr5/sbin/pkgupgrade.sh coremanager

So sánh sự khác biệt giữa cPanel với ISPmanager

Cả hai công cụ cPanel với ISPmanager đều cung cấp một loạt các tính năng hữu ích để quản lý hosting/server nhưng mỗi bảng điều khiển sẽ đáp ứng nhu cầu và sở thích khác nhau của người dùng. Sau đây, chúng ta sẽ cùng phân tích những điểm khác biệt giữa hai công cụ này nhé!

So sánh sự khác biệt giữa cPanel với ISPmanager
Sự khác biệt giữa cPanel với ISPmanager

Giao diện và khả năng sử dụng

So với Cpanel có giao diện liền mạch và thân thiện người dùng, phù hợp cho cả người mới lẫn người kinh nghiệm thì ISPmanager lại kém trực quan hơn, kém hiện đại hơn. Nó được thiết kế cho người có kinh nghiệm và cần tối ưu hóa chi phí.

Tài nguyên và hiệu suất

ISPmanager nổi tiếng với sử dụng tài nguyên thấp, nhẹ, không giống như Cpanel, phù hợp với người dùng bị hạn chế về dung lượng máy chủ hoặc muốn tối ưu hóa hiệu suất trên môi trường lưu trữ nhỏ hơn một cách hiệu quả.

Bù lại, Cpanel cung cấp nhiều tính năng, đòi hỏi phần cứng sử dụng nhiều tài nguyên, nên nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của các máy chủ cấp thấp. Mặc dù đây không phải là vấn đề lớn với các trang có lưu lượng người dùng lớn hoặc người đang tìm giải pháp lưu trữ chuyên nghiệp, nhưng việc sử dụng tài nguyên của Cpanel có thể trái với hiệu quả mà ISPmanager cung cấp cho các trang web nhỏ, hạn chế về tài nguyên.

Giá cả và cấp phép

Nhìn chung, chi phí của ISPmanager phải chăng hơn so với Cpanel và có các gói giá phù hợp đa dạng nhu cầu người dùng, từ người dùng cá nhân đến nhà cung cấp dịch vụ hosting. Đồng thời, nó cũng linh hoạt hơn về cấp phép, có thể thanh toán một lần cho giấy phép trọn đời. Trong khi đó, Cpanel có giá đắt hơn với mỗi lần đăng ký, gây tốn kém chi phí. Không phù hợp với người dùng hạn chế về ngân sách.

Khả năng tương thích với hệ điều hành

ISPmanager hỗ trợ nhiều hệ điều hành hơn so với Cpanel, mang đến sự linh hoạt trong việc lưu trữ. Giúp nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho những ai chạy nhiều bản phân phối Linux. Trong khi đó, Cpanel được phát triển chủ yếu trên các hệ điều hành như CentOS, AlmaLinux và CloudLinux, nhưng nó hạn chế hơn khi người dùng muốn sử dụng các bản phân phối khác của Linux.

Tùy chỉnh và mở rộng

Cpanel nổi bật hơn khi nó cung cấp nhiều Plugin và tích hợp với nhiều công cụ của bên thứ 3, với nhiều chức năng cụ thể. Thư viện Plugin phong phú giúp bạn mở rộng các chức năng hiệu quả theo nhu cầu. Trong khi đó, ISPmanager cung cấp ít các tiện ích mở rộng, gây hạn chế khi muốn có chức năng nâng cao. Tuy nhiên, với tính đơn giản nên nó phù hợp với những ai muốn trải nghiệm hợp lý mà không cần tùy chỉnh nhiều.

Hỗ trợ và cộng đồng

Cpanel mạnh hơn so với ISPmanager khi có cộng đồng người dùng lớn và năng động. Trong khi ISPmanager mặc dù có cộng đồng hỗ trợ nhưng không lớn mạnh bằng Cpanel.

Kết luận

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về ISPmanager – Bảng điều khiển quản trị Hosting/Server nổi tiếng với nhiều tính năng cơ bản, linh hoạt và bảo mật. Nếu bạn còn có thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ khi thuê Hosting hoặc thuê VPS cài đặt trên ISPmanager, liên hệ ngay LANIT nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!