GNU là gì?
GNU hay còn gọi là GNU/Linux là hệ điều hành mã nguồn mở được phát triển bởi dự án GNU. Nó là sự kết hợp của 2 thành phần chính đó là GNU và Linux kernel. GNU được phát triển bởi Free Software Foundation (FSF), gồm các thành phần chính như trình biên dịch, thư viện, các tiện ích hệ thống khác. Người dùng có thể tải xuống, sửa đổi và phân phối lại phần mềm GNU do nó được tạo ra với mục tiêu sản xuất phần mềm không độc quyền.
GNU/Linux đã trở thành hệ điều hành phổ biến trong cộng đồng người dùng máy tính, máy chủ, thiết bị nhúng và các ứng dụng. Nó thường được sử dụng cùng với các bản phân phối khác nhau như Ubuntu, Fedora, Debian,… mỗi bản phân phối mang đến trải nghiệm sử dụng và các bộ công cụ hỗ trợ của riêng mình.
Ưu Nhược điểm của GNU/Linux
GNU/Linux sở hữu nhiều ưu điểm, hạn chế nhất đinh, cụ thể:
Ưu điểm của GNU/Linux
- Miễn phí: GNU/Linux là mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí, giúp bạn sử dụng dễ dàng phục vụ các công việc trên máy tính, máy chủ.
- Mã nguồn mở: GNU/Linux là hệ điều hành mã nguồn mở, nên mã nguồn của nó là công khai và có thể được xem xét, sửa đổi và phân phối lại với các điều khoản tự do.
- Ổn định và bảo mật: GNU/Linux được coi là ổn định và an toàn hơn so với một số hệ điều hành khác. Hệ điều hành GNU ít phải khởi động lại sau cập nhật hệ thống và có nhiều cơ chế bảo mật tích hợp.
- Hiệu suất cao: Linux kernel được tối ưu hóa để hoạt động trên nhiều loại phần cứ khác nhau, giúp nó chạy hiệu quả trên cả máy tính cũ và mới.
- Đa nhiệm và đa người dùng: GNU/Linux hỗ trợ đa nhiệm và đa người dùng mạnh mẽ, cho phép nhiều người dùng sử dụng hệ thống cùng một lúc.
- Cộng đồng phát triển mạnh mẽ: Cộng đồng người phát triển và người dùng GNU/Linux lớn, đồng thời hỗ trợ và sự phát triển liên tục của nó.
Hạn chế của GNU
- Khó với người mới: Giao diện người dùng của GNU/Linux có thể khó dùng với người mới.
- Hỗ trợ phần mềm hạn chế: Một số ứng dụng phổ biến hiện vẫn chưa có phiên bản dành cho GNU/Linux. Người dùng có thể cảm thấy hạn chế trong việc chọn lựa ứng dụng.
- Hỗ trợ đồ họa chưa đồng đều: Mặc dù GNU/Linux đã có nhiều cải tiến trong lĩnh vực đồ họa nhưng nó vẫn còn có nhiều vấn đề về hiệu suất, tương thích với một số card đồ họa.
- Khả năng tương thích game hạn chế: Mặc dù đã có sự cải thiện, nhưng khả năng hỗ trợ game trên GNU/Linux vẫn chưa hoàn thiện so với các hệ điều hành khác như Windows.
So sánh sự khác nhau giữa GNU/Linux và Linux
GNU/Linux và Linux là hai hệ điều hành mã nguồn mở khác nhau nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn về chúng. Sau đây, LANIT sẽ chỉ ra sự khác nhau giữa hai hệ điều hành này nhé!
Linux:
- Linux Kernel: Linux chỉ là một phần của hệ điều hành. Nó là một kernel chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên phần cứng và phần mềm của máy tính.
- Không chứa các công cụ GNU mặc định: Linux kernel không đi kèm với các công cụ hệ thống và tiện ích cần thiết để tạo ra một hệ điều hành hoàn chỉnh.
GNU/Linux:
- GNU + Linux Kernel: GNU/Linux là tên gọi hoàn chỉnh để chỉ một hệ điều hành hoàn chỉnh, bao gồm cả Linux kernel và bộ công cụ hệ thống GNU.
- Bộ công cụ GNU: Nó bao gồm các thành phần như trình biên dịch, thư viện, shell, và các tiện ích khác. Nó được phát triển bởi dự án GNU do Free Software Foundation (FSF) quản lý.
Như vậy, ta có thể thấy Linux là chỉ kernel, trong khi GNU/Linux là một hệ điều hành hoàn chỉnh có sử dụng Linux kernel kết hợp với các công cụ và tiện ích từ dự án GNU. Nó tạo nên một hệ điều hành mã nguồn mở, linh hoạt và mạnh mẽ được sử dụng phổ biến trong cộng đồng.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về GNU/Linux và sự khác nhau giữa GNU/Linux và Linux. Nếu bạn còn có thắc mắc hoặc cần mua VPS, thuê máy chủ vật lý liên hệ ngay với LANIT để được tư vấn chi tiết nhất!