Functional Testing là gì? Tính Năng & Cách Chọn Chế Độ Kiểm Thử

Functional Testing là gì? Functional Testing có tính năng như thế nào? Cách chọn chế độ kiểm thử Functional Testing phù hợp nhất. Đọc ngay!

Functional Testing là gì?

Functional Testing hay còn còn là kiểm tra chức năng. Đây là loại thử nghiệm phần mềm xác thực hệ thống phần mềm theo các yêu cầu hoặc thông số kỹ thuật chức năng. Loại thử nghiệm này nhằm kiểm tra từng chức năng của ứng dụng phần mềm, cung cấp đầu vào thích hợp, xác minh đầu ra theo yêu cầu Functional.

Functional Testing là gì? Tính Năng & Cách Chọn Chế Độ Kiểm Thử
Functional Testing là gì?

Functional Testing chủ yếu liên quan đến kiểm thử hộp đen và không quan tâm đến mã nguồn của ứng dụng. Thử nghiệm này kiểm tra giao diện người dùng, API, Database, Security, giao tiếp máy khách/máy chủ và Functional khác của ứng dụng đang thử nghiệm. Việc kiểm tra có thể được thực hiện bằng tay hoặc tự động hóa.

Tính năng của Functional Testing

Functional testing là loại kiểm thử chức năng phổ biến với nhiều tính năng chính sau:

  • Kiểm tra chức năng: Functional testing kiểm tra và xác nhận rằng mọi chức năng của ứng dụng hoạt động theo đúng yêu cầu.
  • Độc lập từ mã nguồn: Functional testing không yêu cầu kiến thức về mã nguồn của ứng dụng. Nó kiểm thử ứng dụng từ góc độ người dùng cuối.
  • Tự động hóa: Các cuộc kiểm thử functional có thể được thực hiện tự động hóa, giúp tăng hiệu suất và tiết kiệm thời gian.
  • Kiểm thử tích hợp: Functional testing kiểm thử cả sự tương tác giữa các thành phần của hệ thống, đảm bảo chúng hoạt động hợp nhất.
  • Kiểm thử hệ thống: Functional testing có thể kiểm thử toàn bộ hệ thống để đảm bảo rằng tất cả các chức năng làm việc đúng cách khi được kết hợp.
  • Kiểm thử tương thích: Functional testing đảm bảo ứng dụng hoạt động bình thường trên các nền tảng, trình duyệt và môi trường khác nhau.
  • Kiểm thử hiệu suất: Functional testing có thể đánh giá hiệu suất của ứng dụng trong điều kiện khác nhau.
  • Kiểm thử bảo mật: Functional testing có thể kiểm tra cơ sở dữ liệu và tương tác với dữ liệu nhạy cảm để đảm bảo an toàn và bảo mật.
  • Kiểm thử tương thích ngôn ngữ: Functional testing có thể kiểm tra khả năng của ứng dụng để hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và ký tự khác nhau.
  • Kiểm thử tích hợp dữ liệu: Functional testing kiểm thử tích hợp và xử lý dữ liệu đầu vào và đầu ra của ứng dụng.
  • Kiểm thử khôi phục: Functional testing kiểm tra khả năng khôi phục của hệ thống sau khi có lỗi hoặc bị gián đoạn.

Những tính năng của Functional testing giúp đảm bảo rằng ứng dụng phần mềm đáp ứng đúng, đủ các yêu cầu người dùng mà không có các lỗi nghiêm trọng.

Các Loại Functional Testing

Functional Testing có các loại nào?
Functional Testing có các loại nào?
  • Unit Testing: Loại kiểm thử này được thực hiện bởi các nhà phát triển để kiểm tra các đơn vị riêng lẻ của ứng dụng để xem nó có phù hợp với yêu cầu.
  • Smoke Testing: Loại kiểm thử này được thực hiện sau khi phát hành mỗi bản dựng để đảm bảo độ ổn định của phần mềm và không không gặp sự cố bất thường nào.
  • Sanity Testing: Loại kiểm thử này thường được thực hiện sau khi Smoke Testing, việc này được thực hiện để xác minh rằng các chức năng chính của ứng dụng đều hoạt động tốt.
  • Regression Testing: Thử nghiệm này đảm bảo các thay đổi với cơ sở mã không làm gián đoạn các chức năng hiện có hoặc gây sự sự bất ổn.
  • Integration Testing: Loại thử nghiệm này được thực hiện để đảm bảo các modun riêng lẻ hoạt động như mong đợi khi hoạt động với nhau. Nó xác nhận rằng kết quả cuối cùng của hệ thống đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết.
  • Beta/ Usability Testing: Là giai đoạn thử nghiệm sản phẩm trong môi trường sản xuất. Nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng với giao diện. Những phản hồi của người dùng sẽ được cải tiến ứng dụng cho phù hợp.

Cách chọn chế độ kiểm thử Functional Testing phù hợp

Functional Testing Thực hiện theo các bước dưới đây:

1. Xác định mục tiêu cần kiểm tra chức năng:

Đầu tiên, bạn cần xác định rõ được chức năng bạn cần kiểm thử, các yêu cầu và cách thức hoạt động của nó. Điều này rất cần thiết để người thử nghiệm tìm hiểu mục đích của chức năng và cách người dùng tiếp cận nó. Điều này đảm bảo tính tương thích, kiểm thử hiệu suất hoặc cả hai.

2. Tạo kịch bản thử nghiệm

Trong kịch bản thử nghiệm, người thử nghiệm mô tả hành động mà người dùng thực hiện và đưa ra kết quả mong muốn.

3. Chuẩn bị dữ liệu thử nghiệm và xác định kết quả đầu ra chính xác

Dữ liệu thử nghiệm được tạo theo kịch bản và yêu cầu của chức năng. Người thử nghiệm sẽ dùng dữ liệu này để tái tạo cách sử dụng hệ thống trong đời thực. Dữ liệu thử nghiệm này có thể được nhập thủ công hoặc tự động hóa để rút ngắn thời gian.

4. Chạy các trường hợp thử nghiệm và xác thực kết quả dựa trên thông số kỹ thuật

Tùy vào loại thử nghiệm được thực hiện thủ công hoặc tự động. Các loại kiểm thử được lặp đi lặp lại và tốn thời gian như kiểm tra hồi quy. Sau khi các loại thử nghiệm được thực hiện, kết quả đầu ra của chúng được so sánh với các yêu cầu.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của LANIT về Functional Testing là gì? Tính năng của Functional Testing và cách chọn Functional Testing phù hợp. Nếu bạn còn có thắc mắc hoặc cần tư vấn về dịch vụ lưu trữ ứng dụng như VPS giá rẻ, thuê máy chủ vật lý, liên hệ ngay với LANIT để được hỗ trợ chi tiết!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!