Elasticsearch là gì?
Elasticsearch là công cụ phân tán chuyên dụng trong việc tìm kiếm và phân tích được xây dựng từ nền tảng của Apache Lucene. Kể từ khi được ra mắt vào năm 2010, Elasticsearch đã trở thành một giải pháp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm tìm kiếm toàn văn bản (Full Text Search), quản lý thông tin bảo mật nghiệp vụ và theo dõi thông tin vận hành.
Tóm lại:
- Elasticsearch là công cụ tìm kiếm hay search engine
- Elasticsearch được xây dựng và phát triển từ Apache Lucene
- Đây là dự án mã nguồn mở, sử dụng ngôn ngữ java
- Elasticsearch sẽ không phụ thuộc vào ngôn ngữ xây dựng server hay client mà chạy trên server riêng, đồng thời giao tiếp thông qua RESTful.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng Elasticsearch và Kibana phiên bản mới nhất thì bạn phải mua giấy phép SSPL hoặc Elastic, tùy từng gói sẽ có các quyền sử dụng khác nhau.
Elasticsearch hoạt động như thế nào?
Elasticsearch hoạt động như một server độc lập, chuyên phục vụ cho quá trình tìm kiếm dữ liệu. Nó thường chạy trên một cổng cụ thể, với cổng mặc định là 9200 khi sử dụng local. Mặc dù có thể sử dụng Elasticsearch như một cơ sở dữ liệu chính, nhưng thực tế, người ta thường kết hợp Elasticsearch với một cơ sở dữ liệu chính khác (như SQL, MySQL, MongoDB) vì Elasticsearch không mạnh mẽ trong các thao tác CRUD.
Ứng dụng của Elasticsearch
Với hiệu suất nhanh chóng và khả năng mở rộng mạnh mẽ, Elasticsearch đặc biệt hữu ích trong việc lập chỉ mục cho nhiều loại dữ liệu khác nhau và nó có thể được áp dụng trong nhiều ngữ cảnh sử dụng, bao gồm:
- Tìm kiếm web
- Phân tích bảo mật
- Ghi, phân tích nhật ký
- Đo lường chỉ số, cơ sở hạ tầng cũng như hỗ trợ giám sát container
- Tìm trong doanh nghiệp
- Tìm trong ứng dụng
- Phân tích bảo mật
- Đo lường, giám sát hiệu suất ứng dụng,…
Có nên sử dụng Elasticsearch?
Khi bạn đã hiểu Elasticsearch là gì thì chắc hẳn bạn cũng sẽ biết vì sao nên dùng Elasticsearch. Việc sử dụng Elasticsearch thay vì câu lệnh LIKE SQL mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:
- Chính xác hơn trong kết quả tìm kiếm: Trong Elasticsearch, truy vấn “one” chỉ trả về kết quả chứa chính xác từ “one”, loại bỏ những kết quả không mong muốn như “phone”, “zone”, “money”, “alone” khi so sánh với truy vấn LIKE SQL.
- Hỗ trợ truy vấn từ có dấu: Elasticsearch cho phép truy vấn từ có dấu một cách chính xác, trong khi truy vấn LIKE SQL có thể gặp khó khăn khi tìm kiếm các từ chứa dấu.
- Hiệu suất tốt hơn: Elasticsearch sử dụng index để tăng tốc quá trình tìm kiếm, giúp cải thiện hiệu suất, đặc biệt là đối với các tập dữ liệu lớn. Trong khi đó, truy vấn LIKE SQL có thể trở nên chậm khi phải quét toàn bộ văn bản mà không sử dụng index.
- Triển khai nhanh chóng: Sử dụng API REST và JSON giúp bắt đầu và phát triển ứng dụng một cách hiệu quả.
- Hiệu suất cao: Kiến trúc phân tán xử lý đồng thời dữ liệu lớn, đáp ứng nhanh chóng với các yêu cầu tìm kiếm.
- Đa dạng với công cụ và plugin: Tích hợp với Kibana, Beats, Logstash và nhiều plugin khác để mở rộng chức năng ứng dụng.
- Gần thời gian thực: Hoạt động nhanh chóng, phù hợp với giám sát và phát hiện sự cố.
- Phát triển đa ngôn ngữ: Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình, giúp phát triển ứng dụng dễ dàng và linh hoạt.
Tóm lại, việc sử dụng Elasticsearch mang lại kết quả tìm kiếm chính xác, hỗ trợ các truy vấn từ có dấu và có hiệu suất tốt hơn so với truy vấn LIKE SQL truyền thống.
Ưu điểm – hạn chế của Elasticsearch
Về ưu điểm
- Elasticsearch, xây dựng trên nền tảng Apache Lucene, không chỉ là một công cụ tìm kiếm mạnh mẽ gần thời gian thực, mà còn hỗ trợ phân tích dữ liệu.
- Với khả năng mở rộng xuất sắc, Elasticsearch là sự lựa chọn hoàn hảo cho các lập trình viên, với sự thoải mái khi sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.
- Hỗ trợ Structured Query DSL giúp xử lý các truy vấn phức tạp một cách rõ ràng qua định dạng JSON.
- Elasticsearch cung cấp khả năng tìm kiếm thông qua nhiều loại ngôn ngữ khác nhau.
Hạn chế
- Elasticsearch được tối ưu hóa chủ yếu cho tìm kiếm, do đó, không phải là công cụ toàn diện và có thể không phản hồi tốt cho một số chức năng khác.
- Trong một số truy vấn nặng, Elasticsearch có thể có độ trễ tăng cao.
- Để tận dụng đầy đủ khả năng của Elasticsearch, cần có kiến thức chuyên môn, đặc biệt là về ngôn ngữ Java.
- Elasticsearch không hỗ trợ giao dịch cơ sở dữ liệu, dẫn đến việc không đảm bảo toàn vẹn dữ liệu.
- Việc thường xuyên cập nhật dữ liệu có thể tạo ra chi phí tài nguyên cao khi index dữ liệu trong Elasticsearch.
Kết luận
Trên đây là bài viết “Elasticsearch là gì? Vì sao nên sử dụng Elasticsearch trong phân tích?”. Hy vọng bài viết trên đã mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn và đừng quên theo dõi LANIT để cập nhật nhiều bài viết thú vị hơn nữa nhé!