DML là gì? DDL là gì? So sánh Lệnh DML với DDL trong SQL

DML trong SQL là tập hợp các câu lệnh dùng để thao tác và quản lý dữ liệu trong cơ sở dữ liệu như thêm, sửa, xóa, và truy vấn,...Cùng LANIT tìm hiểu chi tiết về các lệnh trong DML cũng như sự khác nhau giữa DML với DDL nhé!

DML là gì?

DML (Data Manipulation Language) là một nhóm các câu lệnh trong SQL dùng để thực hiện các thao tác dữ liệu như thêm, xóa, sửa đổi, truy vấn dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Lệnh DML là một phần quan trọng trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS), nhằm làm cho dữ liệu hữu ích và dễ truy cập hơn với người dùng.

DML là gì? DDL là gì? So sánh Lệnh DML với DDL trong SQL
DML là gì?

Các câu lệnh chính của DML

Sau đây là các câu lệnh của DML trong SQL:

  • SELECT: Cho phép truy vấn và lấy dữ liệu từ một hoặc nhiều bảng trong cơ sở dữ liệu
  • INSERT: Cho phép thêm dữ liệu mới vào một bảng trong cơ sở dữ liệu
  • UPDATE: Cho phép sửa đổi dữ liệu hiện có trong một bảng cơ sở dữ liệu
  • DELETE: Cho phép xóa dữ liệu khỏi các bảng cơ sở dữ liệu

Ưu điểm – hạn chế của DML

Ưu điểm:

  • DML cho phép người dùng dễ dàng thao tác trong cơ sở dữ liệu như thêm, sửa, xóa hoặc cập nhật dữ liệu.
  • Dễ học, dễ sử dụng với người mới
  • Là công cụ mạnh mẽ để tổ chức và quản lý dữ liệu trong cơ sở dữ liệu
  • Được hỗ trợ bởi nhiều hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS), dễ dàng sử dụng các loại cơ sở dữ liệu khác nhau.

Hạn chế

  • Các câu lệnh DML không phải lúc nào cũng di chuyển được, gây hạn chế khi sử dụng DML để quản lý dữ liệu trên nhiều cơ sở dữ liệu.
  • Có thể khó viết và khó hiểu với người không quen làm việc với cú pháp và quy tắc của ngôn ngữ, gây khó khăn cho người không chuyên.
  • Chậm thực thi khi cần xử lý dữ liệu lớn, gây khó khăn khi sử dụng DML để xử lý dữ liệu theo thời gian thực hoặc trong các ứng dụng chú trọng về thời gian.
  • Không cung cấp tính năng bảo mật tích hợp, người dùng cần đảm bảo các câu lệnh DML an toàn và không bị lộ dữ liệu nhạy cảm.

DDL là gì?

DDL (Data Definition Language) là tập hợp các câu lệnh trong SQL dùng để xác định cấu trúc cơ sở dữ liệu và các đối tượng như bảng, chỉ mục, Schema và các mối quan hệ giữa các bảng. Cho phép người dùng tạo, thay đổi, xóa các đối tượng cơ sở dữ liệu.

DML là gì? DDL là gì? So sánh Lệnh DML với DDL trong SQL
DDL là gì?

Các câu lệnh chính trong DDL

Sau đây là các câu lệnh chính của DDL trong SQL

  • CREATE: Cho phép người dùng tạo mới một đối tượng trong cơ sở dữ liệu như bảng, dạng xem hoặc chỉ mục
  • ALTER: Cho phép người dùng sửa đổi cấu trúc một đối tượng hiện có trong cơ sở dữ liệu
  • DROP: Cho phép người dùng xóa một đối tượng hiện có trong cơ sở dữ liệu
  • TRUNCATE: Cho phép xóa tất cả dữ liệu trong một bảng nhưng giữ nguyên cấu trúc và chỉ mục của bảng.
  • RENAME: Cho phép đổi tên một đối tượng hiện có trong cơ sở dữ liệu.

Ưu điểm – hạn chế của lệnh DDL

Ưu điểm:

  • Cung cấp công cụ mạnh mẽ để quản lý cấu trúc dữ liệu trực tiếp và dễ dàng
  • Được tối ưu hóa để thay đổi cấu trúc dữ liệu nhanh và chính xác ngay cả với hệ thống lớn
  • Hỗ trợ hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, đảm bảo tính linh hoạt và khả năng tương thích
  • Cho phép sửa chữa hoặc cập nhật cấu trúc cơ sở dữ liệu mà không làm mất đi dữ liệu hiện có

Hạn chế

  • Các lệnh DDL không thể hoàn tác bằng ROLLBACK trong giao dịch thông thường.
  • Có thể gây rủi ro lớn khi thao tác sai
  • Có thể gây gián đoạn hệ thống khi thay đổi cấu trúc cơ sở dữ liệu
  • Chỉ những người dùng có quyền truy cập cấp cao mới có thể sử dụng DDL
  • Chỉ làm việc với cấu trúc cơ sở dữ liệu

So sánh sự khác biệt giữa lệnh DML và DDL

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm, câu lệnh và ưu nhược điểm của cả DML và DDL, sau đây chúng ta sẽ có những điểm khác biệt chi tiết giữa hai câu lệnh trong SQL này nhé!

DML là gì? DDL là gì? So sánh Lệnh DML với DDL trong SQL
So sánh DML với DDL trong SQL
 DMLDDL
Mục đíchThao tác dữ liệuĐịnh nghĩa cấu trúc
Các Lệnh chínhGồm: INSERT, SELECT, UPDATE và DELETEGồm: CREATE, DROP, ALTER, TRUNCATE và RENAME
Phạm vi ảnh hưởngChỉ ảnh hưởng đến dữ liệu được chỉ định trong bảng.Ảnh hưởng đến bảng hoặc dữ liệu có trong bảng.
Người dùng chínhNgười dùng, nhà phát triểnQuản trị viên, nhà phát triển
Tính vĩnh viễnCác thay đổi trong DML không vĩnh viễn và có thể hoàn tác.Thay đổi trong DDL là vĩnh viễn và không thể hoàn tác.
Chức năngDùng để định nghĩa các dòng hoặc bản ghi trong bảngDùng để đinh nghĩa các trường hoặc cột trong bảng

Lời kết

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về DML và DDL – đây đều là hai tập hợp câu lệnh trong ngôn ngữ truy vấn cấu trúc (SQL) để tương tác với cơ sở dữ liệu. Mỗi tập lệnh sẽ có mục đích và phạm vi ảnh hưởng khác nhau với các câu lệnh khác nhau.

Ngoài ra, nếu bạn cần thuê máy chủ hoặc thuê VPS giá rẻ để phục vụ công việc xử lý cơ sở dữ liệu của mình, liên hệ ngay LANIT nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!