Deepfake là gì?
Deepfake là một công nghệ tiên tiến ứng dụng AI và máy học để tạo hoặc thay đổi hình ảnh, âm thanh và video. Với các hình ảnh, âm thanh và video sự kiện được tạo ra trực tiếp và không có thật nhằm thực hiện các mục đích của người làm.
Công nghệ được ứng dụng nhiều trong những năm gần đây và chủ yếu được sử dụng cho các mục đích xấu. Điển hình là các hình ảnh những người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng bị giả mạo, gây ra các mối lo ngại cho xã hội.
Ví dụ: Kẻ xấu đã sử dụng hình ảnh của Đỗ Anh Việt (Vincent Do) – người có tầm ảnh hưởng trong ngành SEO để tạo ra hình ảnh giả mạo với tài khoản Vincent Đỗ Bj88.
Công nghệ Deepfake được dùng để làm gì?
Ngoài việc sử dụng Deepfake cho các mục đích tốt, tích cực như trong giải trí, điện ảnh, truyền thông, quảng cáo, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, y học mang lại những thành quả đáng nhớ thì Deepfake còn được dùng cho các mục đích xấu, để thực hiện các hành vi gian lận và giả mạo. Điển hình là các hành vi sau:
- Tội phạm mạng có thể sử dụng Deepfake để tạo ra các vụ lừa đảo nhằm phá hoại và gây mất ổn định.
- Tạo ra các nội dung khiêu dâm không được đồng ý, thường nhắm tới người nổi tiếng, hoặc tạo ra các vụ lừa đảo khiêu dâm để nhằm mục đích trả thù.
- Có thể sử dụng Deepfake để phát tán các video giả mạo chính trị gia, gây ra các hiểu lầm ảnh hưởng đến uy tín, chiến dịch bỏ phiếu tín nhiệm.
- Tạo ra âm thanh lừa mọi người về lời nói của người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng nhằm gây hiểu lầm
- Phát tán các thông tin sai lệch tự động về một âm mưu, lý thuyết không có thật về chính trị, xã hội. Điển hình là các video trên nền tảng Tiktok mà chúng ta thường thấy.
- Tạo danh tính không có thật từ người thật, hoặc tạo tài liệu giả, giả giọng nói của người khác
- Sử dụng danh tính không có thật để tạo tài khoản hoặc mua hàng bằng cách giả mạo người khác.
- …
Công nghệ Deepfake được tạo ra như thế nào?
Quá trình tạo Deepfake được kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và kỹ năng của người thực hiện. Cụ thể, quá trình tạo Deepfake được thực hiện như sau:
- Bước 1: Thu thập dữ liệu về hình ảnh, video người cần sao chép, tìm kiếm mục đích cần sao chép.
- Bước 2: Đưa dữ liệu thu thập được vào phần mềm trí tuệ nhân tạo, kết hợp kỹ thuật học sâu để phân tích và tìm hiểu đặc điểm trên khuôn mặt, chuyển động và biểu cảm của người cần sao chép
- Bước 3: Sau đó, chèn hình ảnh, giọng nói vào dữ liệu thông qua các thuật toán để nhập các dữ liệu để tạo ra một bản giả mạo trông tự nhiên và chân thực.
Để thực hiện được quá trình này, người thực hiện cần áp dụng tốt các công nghệ về trí tuệ nhân tạo như mạng nơ-ron tích chập (CNN) và mạng đối nghịch tạo sinh (GAN) để xử lý và tạo ra hình ảnh và video. Trong đó:
- CNN: Giúp nhận dạng và sao chép các mẫu trong hình ảnh như các đặc điểm trên khuôn mặt
- GAN: Tập hợp hai mạng nơron làm việc cùng nhau, một tạo ra hình ảnh, một đánh giá tính xác thực của hình ảnh để đạt được kết quả khó phân biệt với bản gốc.
Tại sao Deepfake là mối lo ngại cho xã hội và an ninh mạng?
Deepfake tuy là công nghệ kỹ thuật số tiên tiến mang lại nhiều đóng góp với các ngành nghề đặc thù, nhưng nó cũng gây ra các mối lo ngại với xã hội và an ninh mạng vì nó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trong các lĩnh vực như quyền riêng tư, an ninh quốc gia, danh tiếng cá nhân, và sự ổn định thông tin. Cụ thể:
- Lan truyền thông tin sai lệch và gây hoang mang dư luận bằng các video, âm thanh giả mạo những nhà lãnh đạo, chính trị gia, người nổi tiếng, ngưới có sức ảnh hưởng trong xã hội. Khiến người dân khó phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, làm thay đổi quan điểm và gây rối lại xã hội.
- Giả mạo danh tính, ảnh hưởng về quyền riêng tư và bôi nhọ danh dự của người khác, nhất là người nổi tiếng làm trong ngành giải trí. Hoặc trong giới kinh doanh, làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, hình ảnh người lãnh đạo.
- Tạo ra các thông điệp giả mạo hoặc tuyên bố từ cơ quan chính phủ, chính trị gia gây ra hoang mang, bất ổn xã hội. Kẻ xấu có thể dùng Deepfake để thao túng tình hình chính trị, gây căng thẳng chia rẽ giữa các quốc gia, gây ra các vấn đề an ninh quốc gia.
- Lừa đảo và gian lận tài chính thông qua việc giả mạo giọng nói của giám đốc, người thân để lấy thông tin nhạy cảm, gây ra các mất mát về tài chính cho tổ chức, cá nhân.
- Deepfake ngày càng tinh vi và khó phát hiện nên việc phát hiện và kiểm soát hết sức khó khăn
- Deepfake tạo ra sự lo lắng, bất an vì ai cũng có thể bị giả mạo danh tính dễ dàng, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Từ đó tác động tiêu cực đến xã hội.
Cách phát hiện ra Deepfake
Deepfake có thể được phát hiện bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu bất thường hoặc chuyển động không tự nhiên. Cụ thể:
- Chuyển động mắt không được tự nhiên, thiếu chớp mắt hoặc chớp mắt không tự nhiên hoặc có chuyển động bất thường.
- Biểu cảm khuôn mặt không tự nhiên, các biến đổi trên khuôn mặt cũng không được bình thường.
- Hình dạng cơ thể khong được tự nhiên
- Đầu tóc không tự nhiên, không phù hợp
- Màu da trông không tự nhiên, không giống bình thường
- Phần đầu và thân không nhất quán với nhau, trông kỳ cục
- Ánh sáng và bóng tối trên khuôn mặt so với môi trường có sự bất thường
- Hát nhép tệ hoặc giọng nói cứng nhắc, môi phát ra âm thanh không khớp với lời thoại nói ra
- Lỗi về chất lượng hình ảnh và độ phân giải, nhất là vùng quanh mắt và miệng.
Cách bảo vệ bản thân khỏi Deepfake
- Luôn cập nhật thông tin về Deepfake và an ninh mạng để có nhận thức đúng đắn về các thông tin bị làm giả.
- Luôn xác minh nguồn thông tin hình ảnh, video để tránh lan truyền thông tin sai lệch
- Sử dụng các công cụ phát hiện deepfake đáng tin cậy để xác minh nội dung bị giả mạo
- Báo cáo nội dung, video đáng ngờ cho nền tảng lưu trữ nội dung đó để yêu cầu gỡ bỏ.
- Hạn chế chia sẻ hình ảnh, thông tin cá nhân riêng tư lên mạng xã hội vì kẻ xấu có thể lợi dụng để tạo Deepfake.
- Luôn giữ thái độ nghi ngờ với các thông tin mà bạn tiếp nhận trên mạng xã hội
- Kiểm tra kỹ các video, hình ảnh đáng ngờ để xem có các dấu hình bất thường về biểu cảm, giọng nói hay không, giúp bạn xác định nội dung giả mạo nhanh chóng.
Lời kết
Trên đây, LANIT đã chia sẻ thông tin về Deepfake – công nghệ ứng dụng AI để tạo ra các hình ảnh, video âm thanh dựa trên bản gốc. Mặc dù deepfake có những ứng dụng hữu ích trong một số lĩnh vực, nhưng nó cũng là mối lo ngại cho an ninh mạng, quyền riêng tư và xã hội, nhất là trong thời đại Internet phát triển như hiện nay, thông tin lan truyền nhanh chóng. Vì vậy, bạn cần cảnh giác trước mọi thông tin trên mạng xã hội để tránh lan truyền thông tin không đúng hoặc chưa được xác minh, cũng như gặp rắc rối với các thông tin Deepfake tạo ra.
Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc cần tư vấn về dịch vụ VPS để lưu trữ hình ảnh, video, ứng dụng web liên hệ ngay LANIT để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!