CloudFlare là gì? Ưu Nhược Điểm & Cách Thức Hoạt Động của CloudFlare

CloudFlare là dịch vụ DNS miễn phí hỗ trợ CDN được nhiều nhà phát triển web yêu thích cung cấp ưu điểm như giảm độ trễ, bảo mật cao và cung cấp SSL miễn phí. Theo dõi chi tiết nhé!

CloudFlare là gì?

CloudFlare là dịch vụ DNS miễn phí hỗ trợ CDN, có vai trò trung gian kết nối người dùng với server thông qua lớp bảo vệ CloudFlare. Điều này đòi hỏi người dùng sử dụng máy chủ phân giải tên miền của CloudFlare để truy cập vào các trang web thay vì truy cập trực tiếp qua DNS thông thường.

CloudFlare là gì? Ưu Nhược Điểm & Cách Thức Hoạt Động của CloudFlare
CloudFlare là gì?

CloudFlare cũng là tên của một công ty nổi tiếng được thành lập từ năm 2009 tại Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Matthew Prince, với khả năng xử lý 5-10% lưu lượng truy cập internet toàn cầu. Dịch vụ CloudFlare của đơn vị cung cấp nhiều tính năng chất lượng như DDoS, SPDY, chống Spam, chứng chỉ SSL, Forward Domain…

Với dịch vụ miễn phí và tăng tốc độ, tối ưu hiệu suất và bảo mật cao cho trang web, CloudFlare trở thành một trong những nhà phát triển CDN hàng đầu thế giới với chính sách tự do ngôn luận và chặt chẽ về nội dung trùng lặp.

Cách thức hoạt động của CloudFlare

Cách thức hoạt động của CloudFlare khá phức tạp, bạn có thể nắm một cách sơ lược qua những nội dung dưới đây:

Bộ nhớ đệm (Caching)

CloudFlare sử dụng bộ nhớ đệm (Cache) để lưu trữ và truy xuất dữ liệu nhanh chóng. Cập nhật cache thường xuyên giúp phản hồi yêu cầu nhanh chóng cho người truy cập. Đồng thời, CloudFlare còn tối ưu thời gian tải bằng cách cho phép tải trang web từ vị trí gần hơn và hỗ trợ nhiều người truy cập cùng một lúc mà không ảnh hưởng đến tốc độ trang.

Lọc lưu lượng (Filtering)

CloudFlare cung cấp bộ lọc lưu lượng truy cập với cơ chế hoạt động tương tự firewall. Điều này bảo vệ trang web của bạn trước các cuộc tấn công và vô vàn mối đe dọa từ bên ngoài hệ thống.

Hệ thống DNS (DNS System)

CloudFlare không chỉ là CDN mà nó còn là một DNS có hiệu suất hoạt động cao nhất. Thông thường, quá trình phân giải DNS sẽ diễn ra trước khi thiết lập kết nối và việc này ảnh hưởng phần lớn đến tốc độ tải trang. Từ đó, CloudFlare sẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng bởi khả năng phân giải DNS nhanh chóng, chính xác.

CloudFlare là gì? Ưu Nhược Điểm & Cách Thức Hoạt Động của CloudFlare
Cách Thức Hoạt Động của CloudFlare

Ưu – nhược điểm của CloudFlare

Sau đây là một số ưu – nhược điểm của nền tảng CloudFlare:

Ưu điểm của CloudFlare

  • Bạn có thể sử dụng bản CloudFlare miễn phí, cung cấp các cải tiến nổi bật từ hiệu năng đến bảo mật để trải nghiệm dịch vụ.
  • Bạn có thể chặn Spam, tấn công DDoS khi lưu lượng truy cập đi qua mạng của họ với CloudFlare. Nó nhận biết tác nhân độc hại với địa chỉ IP, các yêu cầu đã thực hiện, các yếu tố không đáng tin khác như tần suất, thời gian kết nối.
  • Dữ liệu trang web của người dùng sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ cache của CloudFlare. Giúp tăng tốc độ tải, ổn định và giảm thiểu độ trễ khi tải trang.
  • Bộ nhớ đệm trong máy chủ sẽ cung cấp cho CloudFlare bản sao khi cần thiết và nó sẽ được gửi đến người dùng. Từ đó, hạn chế nguy cơ mất dữ liệu.
  • CloudFlare tự động cung cấp chứng chỉ SSL cho người dùng với domain được ủy quyền. Người dùng có thể nhận SSL và kết nối an toàn, kể cả khi SSL không được thiết lập trong máy chủ của họ.
  • CloudFlare được ứng dụng rộng rãi khi có thể bảo vệ trang web trước các cuộc tấn công DDoS.

Hạn chế của CloudFlare

CloudFlare vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

  • Nếu bạn mua Hosting Việt và người dùng đến từ Việt Nam, việc sử dụng CloudFlare làm giảm tốc độ truyền tải vì các truy vấn phải đi qua DNS ở nước ngoài. Việc chậm server CloudFlare cũng ảnh hưởng đến truy xuất website và thời gian uptime máy chủ của bạn.
  • Với Website dùng Share Hosting, đôi khi dải IP CloudFlare bị Firewall chặn do Firewall lầm tưởng có quá nhiều yêu cầu từ IP đó, gây hiểu lầm là xâm nhập trái phép. CloudFlare đã cải tiến bằng cách filter dải IP vào whitelist để khắc phục tình trạng này.

So sánh điểm khác biệt giữa MaxCDN với CloudFlare

Cả CloudFlare MaxCDN đều là những dịch vụ có khả năng tăng tốc hiệu suất website. Tuy nhiên, đây lại là hai dịch vụ hoàn toàn khác biệt, cụ thể là:

CloudFlareMaxCDN
Tập trung vào bảo mật và hạn chế Spam.Tập trung vào việc cung cấp nội dung với CDN.
Cung cấp nội dung qua DNS riêng và người dùng sẽ được yêu cầu chuyển đổi sang website DNS của CloudFlare.Cung cấp nội dung từ trang web DNS thông qua Pullzones – tựa như một phiên bản copy của trang web.
Làm trung gian giữa trang web và khách truy cập, bạn sẽ không có quá nhiều quyền kiểm soát.Hoạt động như Reverse Pproxy và cho phép người dùng kiểm soát toàn bộ.
Tối ưu tốc độ tải trang bằng cách ngăn chặn các cuộc tấn công từ Bot độc hại, DDoS, hacker và trình thu thập dữ liệu ngầm.Cải thiện tốc độ bằng cách cung cấp file tĩnh thông qua hệ thống máy chủ ở khắp mọi nơi.

Có nên ứng dụng CloudFlare không?

Dù vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định nhưng CloudFlare vẫn được sử dụng rộng rãi và phổ biến, nhất là khi nhà cung cấp liên tục cải tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ. Hiện tại CloudFlare đã có hơn 100 trung tâm dữ liệu tại khắp nơi trên thế giới, trong đó có nhiều khu vực gần Việt Nam như Malaysia, Campuchia, HongKong, Philippines, Singapore… Ngoài ra, người dùng còn có thể tắt đám mây tại khu vực quản lý DNS để sử dụng CloudFlare như một dịch vụ DNS thông thường.

  • Khi website của bạn đặt tại server nước ngoài, hoặc đặt tại Việt Nam nhưng traffic đến từ người dùng internet trên thế giới.
  • Khi bạn cần xác định địa chỉ IP để ngăn chặn các cuộc tấn công, spam…

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng CloudFlare trong WordPress

Để cài đặt CloudFlare, bạn có thể thực hiện qua 2 bước sau:

  • Đăng ký tài khoản CloudFlare tại địa chỉ: https://dash.cloudflare.com/sign-up
  • Xác định bản ghi tên miền để thêm website vào CloudFlare.

Dưới đây là hướng dẫn kết nối và sử dụng CloudFlare trong WordPress:

Cách cài đặt plugin CloudFlare

  • Bước 1: Đăng nhập vào Dashboard quản trị của WordPress.
  • Bước 2: Vào Plugin => chọn Add New Plugin => tìm kiếm CloudFlare.
kết nối và sử dụng CloudFlare trong WordPress:
Cách kết nối và sử dụng CloudFlare trong WordPress
  • Bước 3: Nhấn Install Now tại plugin CloudFlare, sau khi cài đặt hoàn tất, chọn Active để kích hoạt và sử dụng plugin.

Cách sử dụng plugin CloudFlare

  • Bước 1: Vào Settings => chọn CloudFlare.
  • Bước 2: Truy cập vào API, đăng nhập vào website và tìm mục My Profile => chọn API key.
  • Bước 3: Chọn View API Key tại Global API Key.
  • Bước 4: Chọn Copy API Key => đăng nhập tại trang web với API Key này.
  • Bước 5: Tại Optimize CloudFlare For WordPress, kích hoạt cài đặt mặc định bằng cách click vào Apply.
  • Bước 6: Xóa cache ban đầu bằng cách thêm Purge Cache => chọn Purge Everything.
  • Bước 7: Chọn Automatic Cache Management để bật xóa cache tự động khi website có sự thay đổi.

Kết luận

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về CloudFlare – dịch vụ DNS hỗ trợ CDN được nhiều người lựa chọn để truy cập trang web nhanh hơn. Nếu bạn cần giải đáp vấn đề tương tự hoặc cần mua Hosting Việt, mua VPS, mua SSL liên hệ ngay LANIT nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!