Cloud Elasticity là gì? Lợi ích và Thách thức của Cloud elasticity

Cloud Elasticity là khả năng tự động tăng hoặc giảm tài nguyên điện toán đám mây theo nhu cầu thực tế giúp tối ưu hóa hiệu suất và chi phí. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về vai trò, lợi ích và thách thức của Cloud Elasticity nhé!

Cloud Elasticity là gì?

Cloud Elasticity là khả năng của môi trường điện toán đám mây trong việc tăng hoặc giảm phân bổ tài nguyên lưu trữ linh hoạt để đáp ứng nhu cầu thay đổi thực tế. Nó bao gồm việc mở rộng hoặc thu hẹp tự động tài nguyên điện toán để đảm bảo hiệu suất ứng dụng phù hợp với kỳ vọng của người dùng trong khi vẫn đáp ứng hiệu quả về chi phí.

Cloud Elasticity là gì? Lợi ích và Thách thức của Cloud elasticity
Cloud Elasticity là gì?

Mục tiêu chính của Cloud Elasticity đó là tránh cung cấp quá mức hoặc không đủ tài nguyên cho một ứng dụng cụ thể. Điều này đảm bảo tài nguyên được phân bổ hiệu quả không làm ảnh hưởng đến các hoạt động hiện có trên đám mây, nhất là vào những thời điểm cao điểm.

Cloud Elasticity hoạt động như thế nào?

Cloud Elasticity cho phép các doanh nghiệp thích ứng với nhu cầu khối lượng công việc thay đổi, đảm bảo việc cung cấp dịch vụ đám mây phù hợp với nhu cầu hiện tại. Cloud Elasticity liên quan đến các thuật toán và công cụ giám sát đám mây tinh vi để điều phối quá trình mở rộng quy mô. Các hệ thống liên tục đánh giá hiệu suất ứng dụng và yêu cầu khối lượng công việc, khi cần tăng tài nguyên nền tàng sẽ tự động cung cấp thêm tài nguyên và ngược lại nó sẽ thu hẹp tài nguyên để tránh lãng phí, duy trì tối ưu chi phí đám mây khi nhu cầu giảm.

Quá trình này được diễn ra theo quy trình như sau:

  • Giám sát tự động: Hệ thống đám mây liên tục theo dõi, giám sát hiệu suất ứng dụng và các mẫu ứng dụng, về mức sử dụng CPU, bộ nhớ, lưu lượng mạng và tỷ lệ giao dịch theo thời gian thực để xác định thời điểm cần điều chỉnh.
  • Tự động mở rộng quy mô: Tài nguyên điện toán tự động mở rộng bằng cách sử dụng các kích hoạt được xác định trước. Các kích hoạt này thường có thể tùy chỉnh, cho phép phản hồi chính xác với các tình huống cụ thể, đảm bảo phản ứng nhanh chóng với những thay đổi.
  • Phân bổ và gộp tài nguyên theo yêu cầu: Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây quản lý một nhóm tài nguyên có thể được phân bổ nhanh chóng khi có nhu cầu. Có thể thêm mới tài nguyên phù hợp một cách nhanh chóng theo nhu cầu thực tế.
  • Tối ưu chi phí: Hệ thống dự đoán nhu cầu tăng đột biến và điều chỉnh tài nguyên trước để tối ưu chi phí bằng cách đảm bảo bạn chỉ chi trả cho phần tài nguyên mà bạn sử dụng.

Cloud Elasticity đảm bảo phân bổ tài nguyên tối ưu, hiệu quả về chi phí và hiệu suất mà không cần cơ sở hạ tầng tại chỗ rộng rãi.

Lợi ích của Cloud Elasticity

Sau đây là một số lợi ích nổi bật mà Cloud Elasticity mang lại:

Tăng tính linh hoạt

Cloud Elasticity giảm bớt nhu cầu mua, cấu hình và cài đặt cơ sở hạ tầng mới khi nhu cầu thay đổi, không cần lên kế hoạch cho những đợt nhu cầu tăng đột biến, cho phép tổ chức đáp ứng mọi nhu cầu xảy ra bất ngờ, cho dù là tăng hay giảm.

Hiệu quả về chi phí

Cloud Elasticity cho phép tổ chức chi trả cho phần tài nguyên mà họ sử dụng. Tính đàn hồi này giúp ngăn ngừa tình trạng cung cấp quá mức hoặc sử dụng không hết công suất.

Tính khả dụng cao và khả năng chịu lỗi

Cloud Elasticity tạo điều kiện cho cả tính khả dụng cao và khả năng chịu lỗi vì máy ảo hoặc Container có thể được sao chép trong trường hợp gặp lỗi, đảm bảo các dịch vụ không bị gián đoạn và người dùng không gặp phải tình trang downtime. Giúp mang lại trải nghiệm nhất quán cho người dùng và có thể dự đoán được ngay cả khi tài nguyên được cung cấp hoặc hủy cung cấp tự động và không làm gián đoạn hoạt động.

Sử dụng tài nguyên tiết kiệm

Cloud Elasticity đảm bảo tài nguyên được phân bổ phù hợp và chặt chẽ với nhu cầu thực tế, giúp tối ưu hóa điện toán, lưu trữ mạng và tránh lãng phí. Đồng thời giúp các doanh nghiệp giảm chi phí liên quan đến việc mở rộng trung tâm dữ liệu của họ.

Cloud Elasticity là gì? Lợi ích và Thách thức của Cloud elasticity
Lợi ích của Cloud elasticity

Đổi mới và tạo lợi thế cạnh tranh

Cloud Elasticity nuôi dưỡng sự đổi mới, cho phép các nhóm thử nghiệm mà không cần trả chi phí cao, giúp dễ dàng đổi mới và triển khai nhanh chóng các ứng dụng để tận dụng cơ hội mới. Mặt khác, với khả năng linh hoạt, thích ứng nhanh với nhu cầu của khách hàng và thị trường, giúp sản phẩm ra mắt thị trường được đẩy nhanh hơn, đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Thách thức của Cloud Elasticity

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng Cloud Elasticity còn tồn tại một số hạn chế như:

Thời gian cung cấp:

Mặc dù Cloud VM có thể được khởi động theo yêu cầu nhưng nó sẽ có đố trễ khi sử dụng. Tùy vào nhu cầu cụ thể của ứng dụng/dịch vụ, khung thời gian này có thể đủ hoặc không đủ, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất khi xảy ra sự cố đột ngột.

Phụ thuộc vào nhà cung cấp

Mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng lớn đều cung cấp Cloud Elasticity nhưng mỗi nhà cung cấp lại triển khai chúng theo cách khác nhau. Điều này dẫn đến việc các tổ chức có thể bị khóa nhà cung cấp cho nhu cầu đám mây của mình.

Vấn đề bảo mật

Các dịch vụ đám mây được tự động tăng hoặc giảm có thể tác động đến các quy trình bảo mật hiện có và yêu cầu cần phải thiết kế lại chúng. Vì các hệ thống đàn hồi là tạm thời nên phản ứng với sự cố có thể bị ảnh hưởng trong trường hợp máy chủ gặp sự cố bảo mật, ngừng hoạt động khi nhu cầu giảm.

Khả năng tiếp cận tài nguyên

Việc triển khai Cloud Elasticity đòi hỏi phải sửa đổi các triển khai đám mây hoặc tại chỗ hiện có. Các tổ chức quản lý CNTT cần có chuyên môn kỹ thuật để đảm bảo một kế hoạch Cloud Elasticity được cấu hình đúng cách, đáp ứng nhu cầu cụ thể của tổ chức. Điều này có thể gây ra sự chậm trễ trong quá trình học tập và triển khai.

Khả năng tích hợp với cơ sở hạ tầng hiện có

Các hệ thống cũ có thể phức tạp khi tích hợp với tài nguyên Cloud Elasticity.

So sánh Cloud Elasticity với Cloud Scalability

Cả Cloud Elasticity và Cloud Scalability đều đòi hỏi tăng hoặc giảm tài nguyên để đáp ứng nhu cầu điện toán thực tế. Tuy nhiên, chúng có một số điểm khác nhau như sau:

So sánh Cloud Elasticity với Cloud Scalability
So sánh Cloud Elasticity với Cloud Scalability

Cloud Scalability thường mở rộng quy mô có chủ đích và kết quả của việc lập kế hoạch trước cho sự tăng trưởng trong tương lai. Khi mở rộng tài nguyên, bạn sẽ giữ chúng ngay cả khi bạn không sử dụng. Bạn có thể thu hẹp quy mô và trừ đi tài nguyên nhưng đó là kết quả có chủ đích của việc lập kế hoạch trước. Nó tập trung nhiều hơn vào tính ổn định lâu dài.

Trong khi đó, Cloud Elasticity liên quan đến việc duy trì mức cơ sở của các nguồn lực và có thể nhanh chóng tăng hoặc giảm tài nguyên khi cần. Khi các nguồn lực không còn cần thiết, nó sẽ được giải phóng và quay về mức cơ sở ban đầu. Nó tập trung vào các biến động nhu cầu ngắn hạn hoặc nhu cầu không đoán trước được.

Các trường hợp sử dụng Cloud Elasticity

Cloud Elasticity được sử dụng phổ biến trong các trường hợp sau:

Dịch vụ phát trực tuyến: Các nền tảng phát trực tuyến cần xử lý hiệu quả các sự kiện được người xem mong đợi, nhu cầu người xem có thể dao động mạnh, tài nguyên có thể mở rộng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu đó.

Nền tảng chơi game trực tuyến: Các nền tảng game Online có thể có sự gia tăng đột biến lượng người dùng nhất là khi phát hành trò chơi mới, sự kiện đặc biệt. Cloud Elasticity cho phép phân bổ thêm tài nguyên để tăng khả năng xử lý, đảm bảo trò chơi liền mạch và giảm độ trễ. Sau đó giảm tài nguyên khi sự kiện kết thúc.

Kinh doanh bán lẻ trực tuyến: Các sự kiện trên trang TMĐT như bán hàng, khuyến mãi và ra mắt sản phẩm mới sẽ thu hút nhiều người truy cập. Cloud Elasticity cho phép phân bổ tài nguyên hiệu quả khi nhu cầu truy cập tăng cao, để đảm bảo trải nghiệm cho khách hàng trong các giao dịch.

Nền tảng đặt chỗ trực tuyến: Các nền tảng đặt chỗ trực tuyến sẽ có lượng truy cập tăng lên khi mở bán vé cho các đợt trình diễn trực tiếp. Cloud Elasticity giúp đảm bảo người dùng có thể đặt chỗ mà không gặp các sự cố.

Lời kết

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về Cloud Elasticity – Giúp doanh nghiệp có thể linh hoạt tăng hoặc giảm tài nguyên điện toán của mình theo nhu cầu thực tế nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất và chi phí. Đây được xem là giải pháp giúp danh nghiệp đảm bảo hiệu quả hoạt động, tối ưu chi phí khi có những biến động không có kế hoạch trước trong quá trình kinh doanh của mình. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ khi thuê Cloud VPS tại LANIT, liên hệ ngay để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network, Security, mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!