Cách Giảm Thời Gian Phản Hồi của Máy Chủ trên WordPress

Thời gian phản hồi của máy chủ web ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất, tỷ lệ thoát trang. Dưới đây sẽ là các cách giảm thời gian phản hồi của máy chủ trên Wordpress. Theo dõi ngay nhé!

Thời gian phản hồi của máy chủ là gì?

Thời gian phản hồi của máy chủ (hay là Time To First Byte) là khoảng thời gian mà một máy chủ cần để phản hồi yêu cầu của người truy cập.

Thang đo Time To First Byte được chia thành 3 nhánh bao gồm:

  1. Gửi yêu cầu HTTP: Một yêu cầu HTTP được kích hoạt khi người dùng bắt đầu tải trang web. Máy chủ tiếp nhận yêu cầu và chuẩn bị phản hồi thích hợp.
  2. Xử lý yêu cầu: Máy chủ nhận yêu cầu từ trình duyệt và nó sẽ khởi tạo nhiều quy trình khác nhau như chạy script, tìm nạp dữ liệu từ database và chạy các tác vụ phụ trợ.
  3. Xử lý phản hồi: Khi các thành phần phản hồi đã được tạo, máy chủ sẽ gửi chúng đến người dùng cuối.

Thời giản phản hồi lý tưởng của máy chủ?

Thời gian phản hồi lý tưởng của máy chủ là thước đo quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất trang WordPress, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng cũng như thứ hạng website trên kết quả tìm kiếm. Nó thể hiện thời gian cần thiết để máy chủ web xử lý yêu cầu và gửi phản hồi tới trình duyệt của người dùng. Hay nói cách khác, nó là khoảng thời gian mà người dùng phải chờ đợi trước khi thấy đầy đủ nội dung trên trang web.

Cách Giảm Thời Gian Phản Hồi của Máy Chủ trên WordPress
Thời Gian Phản Hồi lý tưởng của Máy Chủ WordPress

Thời gian phản hồi máy chủ càng nhanh dẫn đến khả năng hiện thị trang web nhanh hơn. Từ đó giúp trang giữ chân được người dùng, tăng thời gian ở lại, giảm tỷ lệ thoát trang. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để công cụ tìm kiếm xếp hạng trang web của bạn. Bởi nó góp phần vào chất lượng và hiệu suất tổng thể của trang web.

Thời gian phản hồi của máy chủ Web chậm do đâu?

Thời gian phản hồi của máy chủ bị chậm có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra và việc chẩn đoán nguyên nhân sẽ rất phức tạp: Dưới đây là một số yếu tố phổ biến gây ra việc trì trệ thời gian phản hồi của máy chủ

  • Máy chủ đang bị quá tải: Khi một máy chủ phải xử lý nhiều yêu cầu hơn khả năng của nó sẽ khiến thời gian phản hồi yêu cầu người dùng bị châm. Đó có thể là tăng lượng truy cập người dùng đột ngột, code không được tối ưu hoặc tài nguyên máy chủ không đáp ứng đủ.
  • Lỗi mạng: Thời gian phản hồi bị chậm có thể do lỗi mạng, như tốc độ kết nối mạng chậm, độ trễ cao giữa máy client và máy chủ.
  • Lỗi phần mềm và cấu hình: Thời gian phản hồi máy chủ chậm có thể do cấu hình máy chủ sai cách, phần mềm lỗi thời, cấu hình máy chủ web không đúng,…
  • Do trang web có nội dung nặng: Trang web chứa lượng lớn hình ảnh, video chiếm nhiều dung lượng sẽ mất nhiều thời gian để tải hơn, nhất là khi nó chưa được tối ưu trước khi tải lên web. Chính vì vậy, nó gây ra sự trì trệ cho hệ thống máy chủ khi xử lý yêu cầu.
  • Do gói Hosting: Nếu bạn đang dùng các gói Share hosting, hosting ít tài nguyên không đáp ứng đủ nhu cầu website. Điều này cũng gây nên tình trạng chậm trễ phản hồi của máy chủ, ảnh hưởng đến hiệu suất web và từ đó ảnh hưởng đến SEO website cũng như trải nghiệm người dùng.

7 Cách giảm thời gian phản hồi của máy chủ WordPress hiệu quả

Sec có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chậm trễ thời gian phản hồi của máy chủ WordPress. Sau đây sẽ là một số yếu tố và cách giảm thời gian phản hồi máy chủ wordpress hiệu quả mà chủ trang web có thể kiểm soát được. Cụ thể

Cách 1: Sử dụng CDN

Trước khi chạy một máy chủ Hosting, bạn nên có mục tiêu vị trí nhóm khách hàng mà bạn hướng đến, từ đó lựa chọn máy chủ đặt tại trung tâm dữ liệu gần với khu vực khách hàng mục tiêu để giảm độ trễ. Khoảng cách giữa khách hàng và Datacenter nơi bạn đặt máy chủ càng ngắn thì thời gian phản hồi yêu cầu máy chủ càng ngắn.

7 Cách giảm thời gian phản hồi của máy chủ WordPress hiệu quả
Cách giảm thời gian phản hồi của máy chủ WordPress hiệu quả

Nếu người dùng của bạn có mặt trên toàn cầu, bạn có thể sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp CDN WordPress để giữ bản sao nội dung trang web trên các nút toàn cầu. Khi người dùng yêu cầu một trang, nó sẽ phục vụ từ nút gần nhất mà không phải từ máy chủ lưu trữ ban đầu.

Cách 2: Giám sát lưu lượng truy cập trang web

Việc một trang web có sự tăng trưởng về lưu lượng truy cập là điều rất bình thường và bạn cần lường trước được khả năng phát triển của trang web để có thể lựa chọn tài nguyên lưu trữ phù hợp.

Khi trang của bạn nhận được lưu lượng truy cập tăng lên mà tài nguyên máy chủ đạt đến giới hạn thì nó sẽ ảnh hưởng đến thời gian phản hồi máy chủ. Khi nó quá tải sẽ khiến máy chủ bị sập, gây mất uy tín thương hiệu và doanh thu của bạn. Do đó, bạn cần cải thiện thời gian phản hồi máy chủ bằng cách chọn máy chủ web được tối ưu về hiệu suất và có khả năng xử lý lưu lượng truy cập tăng đột biến.

Bạn nên chọn dịch vụ hosting WordPress với tính năng giám sát mát chủ và ứng dụng, từ đó giúp bạn kiểm tra và giám sát tài nguyên máy chủ để xử lý nhanh chóng các vấn đề kỹ thuật, tránh ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động trang web.

Cách 3: Nâng cấp gói hosting web – tài nguyên máy chủ

Để bắt đầu tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp trên Internet thông qua Website, bạn cần xác định rõ nhu cầu tài nguyên cần thiết để lưu trữ web. Lưu ý nên lựa chọn các đơn vị cung cấp hosting web uy tín và cho phép bạn mở rộng, nâng cấp tài nguyên khi website phát triển một cách dễ dàng và có thể đáp ứng được nhu cầu tăng lưu lượng truy cập đột biến.

Dịch vụ Hosting WordPress tại LANIT đáp ứng nhu cầu khách hàng về độ uy tín thương hiệu, khả năng mở rộng khi website phát triển. Liên hệ LANIT để được tư vấn hỗ trợ gói phù hợp nhu cầu.

7 Cách giảm thời gian phản hồi của máy chủ WordPress hiệu quả
Gói Hosting WordPress LANIT mang đến giải pháp về hiệu suất cho trang web

Cách 4: Tối ưu hóa database của WordPress

Database là nơi lưu trữ tất cả thông tin cần thiết. Nó phải được tối ưu để cả 2 máy chủ có thể truy cập, quản lý và cập nhật thông tin mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Để khắc phục các vấn đề liên quan đến cơ sở dữ liệu, bạn hãy xóa những dữ liệu cũ, lỗi thời hoặc không cần thiết, và tạo nội dung mới nhất để công việc được thực thi một cách nhanh chóng và thông minh hơn.

Bạn có thể tối ưu hóa Cơ sở dữ liệu WordPress để tăng cường hiệu suất bằng cách điều chỉnh cấu trúc cơ sở dữ liệu, các Plugin WordPress liên quan đến tối ưu hóa cơ sở dữ liệu.

Cách 5: Tối ưu nội dụng Tĩnh và động

Nội dung Tĩnh là các đoạn code cứng trong HTML, JS, CSS và ảnh của trang web. Những nội dung này không thay đổi với những thông tin đầu vào của người dùng khác nhau và máy chủ cung cấp cùng một nội dung cho mọi khách truy cập. Đây là cách nhanh nhất để truyền nội dung mà không làm tiêu hao quá nhiều tài nguyên máy chủ, tăng thời gian phản hồi.

Nội dung động là nội dung được tạo trong thời gian tạo yêu cầu bởi người dùng, và sẽ khác nhau với mỗi người dùng. Bạn nên giảm tải nội dung tĩnh qua WordPress CDN để giảm thời gian tải và tiêu hao tài nguyên máy chủ.

Cách 6: Sử dụng Server Stack mới nhất

Server stack có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian phản hồi máy chủ. Nó thường bao gồm sự kết hợp của các máy chủ và bộ nhớ đệm để cung cấp năng lượng để xử lý. Stack phổ thông sẽ gồm có Apache, NGINX và MySQL/MariaDB

Cách 7: Chọn dịch vụ Hosting WordPress Uy tín

Giải pháp tốt nhất cho bạn đó là lựa chọn môi trường lưu trữ chuyên dụng, mà ở đó bạn có quyền kiểm soát và tối ưu các thành phần máy chủ theo nhu cầu hiệu suất website. Hoặc nếu bạn không có nhiều kiến thức về quản lý hệ thống máy chủ, bạn hãy tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ Hosting WordPress uy tín như LANIT để tối ưu hóa việc quản lý máy chủ, giúp website của bạn hoạt động với hiệu suất tối ưu, giảm thiểu thời gian phản hồi máy chủ cũng như mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lời kết

Để giảm thiểu thời gian phản hồi của máy chủ WordPress, cải thiện hiệu suất tổng thể website, bạn có thể áp dụng các giải pháp mà LANIT chia sẻ trên đây. Nếu bạn đang quan tâm đến các dịch vụ Hosting của LANIT như Hosting giá rẻ, Hosting Business, Hosting WordPress,… Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!