Authentication là gì?
Authentication hay “Xác Thực” là quá trình kiểm tra danh tính tài khoản truy cập vào hệ thống nhất định. Đây chính là bước đầu tiên của mọi hệ thống hiện nay. Đơn giản, bạn cũng có thể hiểu Authentication là hành động thiết lập, chứng thực một điều gì đó có đáng tin cậy hay không.
Đặc điểm của Authentication
Authentication có những đặc điểm sau:
- Authentication được sử dụng bởi server (máy chủ) khi cần biết chính xác người truy cập thông tin hệ thống, web.
- Người dùng phải chứng minh danh tính với máy khách hoặc máy chủ
- Việc xác thực máy khách thường bao gồm máy chủ cung cấp chứng chỉ từ bên thứ ba đáng tin cậy như Verisign hoặc Thawte. Việc này nhằm xác nhận máy chủ là của đơn vị khách hàng mong đợi.
- Thông thường sẽ xác thực bằng tên và mật khẩu. Ngoài ra có thể xác thực bằng quét võng mạc, thẻ, giọng nói, vân tay.
- Client (máy khách) sử dụng Authentication khi phải chứng minh danh tính với máy chủ
Phân loại Authentication
Authentication hiện có 2 loại gồm:
HTTP Basic Authentication
HTTP Basic Authentication là một phương thức bảo mật cho các ứng dụng web thông qua giao thức HTTP. Nó yêu cầu người dùng nhập tên đăng nhập và mật khẩu khi truy cập vào hệ thống. Máy chủ web sẽ thu thập thông tin này thông qua một hộp thoại hiển thị trên trình duyệt. Khi cần bảo vệ một tài nguyên, có nhiều phương pháp bảo mật khác nhau, nhưng HTTP Authentication là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất.
Multi -Factor Authentication
Xác thực đa nhân tố (MFA) là một hệ thống bảo mật yêu cầu nhiều phương thức xác thực từ người dùng để xác minh danh tính. Các phương thức này bao gồm:
- Mật khẩu
- Mã thông báo bảo mật
- Xác minh sinh trắc học
MFA tạo ra một lớp bảo vệ vững chắc, làm kẻ xâm nhập khó truy cập vào các mục tiêu như thiết bị, mạng, hoặc cơ sở dữ liệu. Nếu một phương thức xác thực bị xâm phạm, kẻ tấn công phải vượt qua ít nhất một rào cản khác để truy cập trái phép. Việc chọn phương thức phù hợp tùy thuộc vào tính chất và nhu cầu sử dụng của bạn.
Vì sao nên dùng Authentication?
Quá trình Authentication rất thông dụng và được phổ biến trong hầu hết CMS. Nếu không thực hiện bước này thì hệ thống rất khó biết được ai là người đang truy cập hệ thống. Hệ thống dựa vào Authentication để phản hồi phù hợp với người dùng. Bên cạnh đó hệ thống ứng dụng Authentication sẽ nâng cao độ an toàn bảo mật hơn.
Các nhân tố trong Authentication
Các nhân tố này sẽ là các cách xác thực thông dụng
Pin và Password
Mật khẩu là phương pháp xác thực đơn giản, dễ triển khai, và rất phổ biến. Hệ thống lưu mật khẩu dưới dạng mã hóa một chiều (như MD5, SHA1) để bảo mật, dù bị hack cũng không thể khôi phục lại chuỗi gốc. Có nhiều biến thể của phương pháp này như Swipe Pattern, PIN, và mật khẩu dùng một lần (OTP),…
Biometrics (Sinh trắc học)
Sử dụng tròng mắt, dấu vân tay, hoặc khuôn mặt là phương pháp xác thực sinh trắc học, giúp “ID” và “mật khẩu” luôn đi cùng nhau, không lo quên hay mất. Khi đăng nhập, chỉ cần sử dụng các yếu tố này một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có rủi ro như mất mật khẩu hoặc vân tay bị đánh cắp. Mật khẩu truyền thống dễ triển khai hơn cho website. Bạn có thể cải tiến bảo mật bằng cách kết hợp thói quen đăng nhập, trình duyệt, mật khẩu một lần,…
Public-Key Cryptography
Phương pháp dưạ vào thuật toán mã hoá khoá cá nhân và công cộng để xác thực. Bạn chỉ cần khoá cá nhân trên máy và đăng nhập vào hệ thống. Biện pháp này được các hệ thống quản trị server thường xuyên áp dụng.
Lời kết
Hy vọng những thông tin trên đã mang lại cái nhìn tổng quan về Authentication là gì? Đừng quên theo dõi LANIT để cập nhật các thông tin công nghệ hữu ích hơn nữa nhé! Còn điều gì thắc mắc hãy để lại bình luận để LANIT hỗ trợ giải đáp sớm nhất!