API là gì? Ưu Nhược Điểm và Cách Thức Hoạt Động của API

API là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển phần mềm. Cùng LANIT tìm hiểu chi tiết về API là gì? ưu nhược điểm của API nhé!

API là gì?

API viết tắt bởi Application Programming Interface là phương thức cho phép 2 thành phần của phần mềm giao tiếp với nhau. Hay nói cách khác, nó chính là giao diện lập trình ứng dụng với khả năng cung cấp truy xuất đến một tập hợp hàm để thúc đẩy quá trình trao đổi dữ liệu ở các ứng dụng đạt hiệu quả.

API là gì? Ưu Nhược Điểm và Cách Thức Hoạt Động của API
API là gì?

Cách thức hoạt động của API

API là giao diện cho phép các ứng dụng giao tiếp với nhau thông qua một hoặc nhiều lệnh khác nhau. Trong đó, các lệnh này có thể gửi, định dạng và truy xuất dữ liệu bằng một API khác dựa vào API SOAP  hoặc REST với quy định, quy luật chung cần phải tuân thủ.

Bằng cách đặt lên các server side scripts, classes và functions mà giao diện API có thể thực hiện các tác vụ chi tiết hơn, cho phép các ứng dụng, tập lệnh trong và ngoài yêu cầu API thông báo đến server để thực hiện tác vụ cụ thể.

Cách thức hoạt động của API
Cách thức hoạt động của API

Ví dụ: Đăng nhập vào ứng dụng, người dùng sử dụng thông tin để đăng nhập sẽ được ứng dụng đó thu thập. Xét về mặt API REST thì người dùng đó có API endpoint theo dạng: http://api.mysite.com/myuserid/details. 

Tiếp đến, endpoint sẽ được ứng dụng gọi bằng một phương thức cụ thể thông qua cURL, AJAX. Các phương thức API chính là các từ mô tả hành động APU, cụ thể: 

  • GET
  • POST
  • PUT 
  • DELETE

API bao gồm những loại nào?

Trên thực tế, API có rất nhiều loại với những đặc điểm và tính năng khác nhau. Tuy nhiên, để dễ nhận dạng, người ta thường phân loại API dựa trên 2 cách sau:

Phân loại API dựa trên phân ngành nhỏ trong lĩnh vực CNTT

Với cách phân loại dựa theo phân ngành nhỏ trong lĩnh vực CNTT, API gồm các loại:

  • API trên website (web API): Là loại API phổ biến nhất trong lập trình web hiện nay. Nó được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn RESTful với định dạng dữ liệu thường là XML, JSON,…
  • API trên hệ điều hành: Hỗ trợ lập trình viên xây dựng ra các ứng dụng phần mềm có khả năng tương tác trực tiếp trên hệ điều hành. 
  • API framework hay của thư viện: Là loại API mô tả và quy định những hành động mong muốn được thư viện cung cấp. Đồng thời, nó còn cho phép triển khai với nhiều cách khác nhau, giúp chương trình viết bằng ngôn ngữ này có thể viết bằng các ngôn ngữ khác thông qua thư viện. 

Phân loại dựa trên quyền hạn truy cập

Đối với hình thức phân loại dựa trên quyền hạn truy cập, API bao gồm 3 loại sau:

  • Open API – API mở: là API công khai, có quyền truy cập không bị hạn chế. 
  • Partner API – API đối tác: API này không có sẵn công khai nên người dùng cần có giấy phép hoặc được cấp quyền cụ thể mới có thể truy cập. 
  • Internet API – API nội bộ hay API riêng tư: ít được biết đến và chỉ sử dụng cho hệ thống nội bộ. Thông thường, internet API được các đội ngũ phát triển nội bộ khác nhau sử dụng để cải thiện sản phẩm, dịch vụ. 

Ưu điểm – Hạn chế của API

Ưu điểm của API

  • API thường được sử dụng cho các ứng dụng trên desktop, mobile và website. 
  • API có sự linh hoạt cao đối với nhiều định dạng dữ liệu khác nhau khi trả về client. 
  • Cho phép người dùng xây dựng nhanh chóng HTTP Service, nhờ đó giúp giản đơn hóa các thao tác lập trình.
  • API sử dụng mã nguồn mở, trang bị đầy đủ chức năng RESTful có thể sử dụng trong bất kỳ client nào có hỗ trợ Json và XML. 
  • API có khả năng giao tiếp 2 chiều để đảm bảo tính tin cậy. 
  • Hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như Model Binder, Action, Unit Test,…

Hạn chế của API

  • Website API chỉ hỗ trợ mặc định GET và POST chứ chưa phải là RESTful service bình thường.
  • Yêu cầu người dùng API phải có kiến thức chuyên sâu và có kinh nghiệm backend tốt để tận dụng tốt các tính năng của API để đem lại hiệu quả tối ưu.
  • Vận hành, phát triển hay nâng cấp API server trong thời gian dài thường gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều chi phí.
  • Bảo mật dữ liệu gặp nhiều khó khăn trong trường hợp hệ thống bị tấn công khi chưa giới hạn kỹ điều kiện sử dụng API.

10 Cách thức bảo mật API hiệu quả

Bảo mật API là một khía cạnh quan trọng để bảo vệ dữ liệu và tài nguyên khỏi các mối đe dọa bên ngoài. Sau đây là một số cách thức bảo mật API phổ biến để bạn tham khảo cho hệ thống của mình:

Sử dụng HTTPS:

HTTPS mã hóa dữ liệu truyền qua API, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công như man-in-the-middle (MITM) bằng cách đảm bảo dữ liệu giữa máy khách và máy chủ được bảo mật.

Xác thực bằng API key, OAuth 2.0 và JWT

  • API Key: Đây là cách bảo mật đơn giản nhất, trong đó mỗi yêu cầu gửi đến API phải kèm theo một key duy nhất để xác định ứng dụng hoặc người dùng.
  • OAuth 2.0: Đây là giao thức xác thực mạnh mẽ cho phép người dùng ủy quyền truy cập API mà không cần Share mật khẩu.
  • JWT (JSON Web Tokens): là dạng xác thực phi trạng thái, trong đó mã thông báo JWT chứa thông tin nhận dạng và được ký bằng khóa bí mật hoặc khóa công khai.

Kiểm soát truy cập:

  • Role-Based Access Control (RBAC): Cấp quyền truy cập dựa trên vai trò người dùng, chỉ cho phép họ truy cập vào phần API mà họ có quyền.
  • Rate Limiting và Throttling: Hạn chế số lượng yêu cầu mà người dùng có thể thực hiện trong một khoảng thời gian để tránh lạm dụng hoặc tấn công DoS.

Mã hóa Dữ liệu:

Dữ liệu nhạy cảm như thông tin người dùng, thông tin tài chính nên được mã hóa trước khi lưu trữ hoặc truyền tải qua API.

Kiểm tra và Quét Bảo mật:

  • Penetration Testing: Thực hiện kiểm tra xâm nhập để phát hiện các lỗ hổng bảo mật trong API.
  • Security Scanning: Sử dụng các công cụ quét bảo mật để tìm và vá các lỗ hổng có thể bị khai thác.

CORS

Cấu hình CORS để kiểm soát các nguồn có thể truy cập API, ngăn chặn các cuộc tấn công cross-site request forgery (CSRF).

Logging và Monitoring:

Ghi lại tất cả các yêu cầu API và theo dõi để phát hiện các hoạt động bất thường hoặc có dấu hiệu tấn công. Logs này cũng giúp cho việc điều tra sự cố nếu có vấn đề xảy ra.

Input Validation:

Kiểm tra và xác thực tất cả dữ liệu đầu vào để ngăn chặn các cuộc tấn công phổ biến như SQL Injection hoặc XSS (Cross-Site Scripting).

Sử dụng API Gateway:

API Gateway hoạt động như một lớp trung gian giữa máy khách và máy chủ, cung cấp các tính năng như xác thực, kiểm soát truy cập, giám sát và quản lý lưu lượng.

Cập nhật và vá lỗi thường xuyên:

Đảm bảo API và các thư viện phụ thuộc được cập nhật và vá lỗi thường xuyên, giảm thiểu rủi ro từ các lỗ hổng bảo mật..

Đây là các phương pháp bảo mật không chỉ giúp bảo vệ API mà còn đảm bảo rằng API hoạt động an toàn và hiệu quả trong môi trường trực tuyến.

Kết luận

Trên đây LANIT đã chia sẻ đến bạn các thông tin về API – là cách thức cho phép 2 thành phần của phần mềm giao tiếp với nhau. API có vai trò quan trọng trong việc phát triển và tích hợp phần mềm. Vì vậy, cần áp dụng các biện pháp bảo mật an toàn để đảm bảo tránh được các cuộc tấn công không mong muốn.

Nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về dịch vụ máy chủ giá rẻ tại LANIT, liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!