Time To Live TTL là gì?
TTL (Time To Live) là một thuật ngữ dùng để chỉ thời gian hoặc số bước mà một một tin, dữ liệu có thể tồn tại trước khi bị bộ định tuyến loại bỏ. TTL giúp ngăn chặn các gói tin lưu thông vô tận trong mạng hoặc làm nghẽn mạng, nếu không có TTL, các gói tin có thể lặp lại vô hạn giữa các bộ định tuyến do cấu hình sai hoặc vòng lặp định tuyến. Nó được dùng trong mạng nhưng cũng có thể được dùng trong các bối cảnh khác như bộ đệm CDN và bộ đệm DNS.
Time-To-Live TTL hoạt động như thế nào?
TTL có chức năng chính là quản lý các gói thông tin liên quan đến các yêu cầu DNS, khi một trong các gói được tạo và truyền qua Internet, nó sẽ liên tục truyền từ bộ định tuyến này đến bộ định tuyến khác mãi mãi. Để giảm tình trạng này, các gói được thiết kế có thời hạn hết hạn hoặc một TTL. TTL của gói hữu ích trong việc xác định thời gian một gói đã lưu hành và người gửi có thể nhận thông tin về đường dẫn của gói qua Internet.
Trong mỗi gói tin có một nơi lưu trữ giá trị số xác định thời gian tiếp tục di chuyển qua mạng. Mỗi lần bộ định tuyến nhận được một gói tin, nó sẽ trừ 1 từ số đếm TTL, và chuyển nó đến vị trí tiếp theo trong mạng. Quá trình này sẽ tiếp tục lặp lại cho đến khi số đếm TTL trong gói giảm xuống còn 0. Tại thời điểm TTL bằng 0, bộ định tuyến sẽ loại bỏ gói tin và gửi lại tin nhắn ICMP đến máy chủ gốc.
Tìm hiểu về giao thức ICMP tại https://lanit.com.vn/icmp-la-gi.html
Các lệnh mạng thường dùng là ping và traceroute đều sử dụng TTL, khi sử dụng traceroute, một luồng các gói tin có TTL tuần tự ngày cao cao được gửi qua Internet đến đích. Vì mỗi bước trên kết nối là điểm dừng cuối của các gói tin, nên vị trí sẽ trả về một thông báo ICMP cho người gửi sau khi loại bỏ gói tin. Sau đó, thời gian để thông báo ICMP trả về cho người gửi dùng để xác định thời gian đến từng bước nhảy liên tiếp trên mạng.
Ưu điểm của TTL trong mạng
Ngăn chặn vòng lặp
TTL ngăn chặn các gói tin liên tục được lặp lại vô hạn trong mạng. TTL đảm bảo các gói tin bị loại bỏ sau số lần nhảy tối đa để tránh nghẽn mạng. Giúp duy trì tính chính xác và gọn gàng cho cơ sở dữ liệu.
Cải thiện độ tin cậy
Việc loại bỏ các gói TTL đã hết hạn tự động sau một thời gian, giúp cải thiện độ tin cậy truyền tải cũng như giảm tải cho bộ nhớ, tiết kiệm tài nguyên mạng và lưu trữ, giúp tối ưu hóa hoạt động của mạng.
Tối ưu hiệu suất
Giá trị TTL phù hợp cần đặt đủ cao để cho phép các gói tin đến đích trong khi tránh thời gian chờ quá dài hoặc quá ngắn. Mang đến sự cân bằng tối ưu giữa độ tin cậy và tốc độ. Mặt khác, TTL giúp giảm tần suất truy vấn đến nguồn, cải thiện hiệu suất và giảm độ trễ.
Tính cập nhật dữ liệu
TTL trong Cache hoặc DNS, các bản ghi hoặc dữ liệu cũ sẽ được tự động hết hạn, buộc hệ thống phải truy xuất lại dữ liệu từ nguồn, giúp đảm bảo tính chính xác và cập nhật của thông
Bảo mật
Với việc loại bỏ dữ liệu đã hết hạn, TTL giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với dữ liệu không hợp lệ hoặc lỗi thời, giúp tăng cường bảo mật. TTL ngắn hạn cũng có thể giúp bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công mạng thông qua giới hạn thời gian tồn tại các gói tin hoặc truy vấn.
Time To Live TTL được ứng dụng để làm gì?
DNS TTL hữu ích cho các trang liên tục và thường xuyên thay đổi thông tin trên trang. Với TTL thấp hơn, một trang có thể nhận được các bản cập nhật mới thường xuyên hơn. Quản lý TTL mang lại nhiều ưu điểm để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng của bạn. Mặt khác, nó hữu ích khi cung cấp cho người dùng phiên bản lưu trữ đệm của trang web, nhất là khi trang của bạn có nhiều nội dung và mất nhiều thời gian để tải. Việc lưu trữ đệm giúp người dùng truy cập nội dung trên trang nhanh chóng, dễ dàng, cho phép nhiều người dùng cùng lúc có thể truy cập dễ dàng vào các trang lớn.
Bộ nhớ đệm giúp giảm tải gánh nặng cho máy chủ trung tâm bằng cách lưu trữ phiên bản của trang web trong một lớp mà người dùng cuối có thể dễ dàng truy cập. Nếu máy chủ bị quá tải, bạn có thể tăng DNS TTL để máy chủ gửi phiên bản mới của trang web ít thường xuyên hơn. DNS TTL sẽ cho máy chủ thời gian nghỉ trước khi tiếp cận để lấy bản sao mới của trang web.
Hoặc nếu website có giao diện lập trình ứng dụng tương tác, có vai trò chính mang đến trải nghiệm người dùng, việc điều chỉnh TTL sẽ giúp nâng cao hiệu suất web. Lúc này để giá trị TTL thấp mang lại kết quả tốt hơn vì người dùng nhận được phiên bản cập nhật của web thường xuyên hơn.
Kết luận
Trên đây, LANIT đã chia sẻ thông tin về Time To Live TTL – một thuật ngữ được sử dụng để kiểm soát hành vi của dữ liệu trong mạng, cơ sở dữ liệu, bộ nhớ đệm (cache). Nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc cần tư vấn khi thuê VPS tại LANIT, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất nhé!