SDP là gì?
SDP (Software Defined Perimeter) là một khuôn khổ bảo mật mạng để che giấu cơ sở hạ tầng mạng khỏi Internet, ngăn chặn người dùng bên ngoài có thể nghe lén hoặc nhìn thấy nó. SDP hoạt động nhằm bảo vệ các thành phần mạng, làm giảm bề mặt tấn công và quản trị mạng.
Được phát triển bởi Cloud Security Alliance năm 2013, SDP dựa trên chu vi mạng trên phần mềm thay vì phần cứng và kiểm soát động quyền truy cập của người dùng vào tài nguyên mạng, đảm bảo chỉ những người dùng và thiết bị được ủy quyền mới có thể thiết lập kết nối đến các tài nguyên mạng cụ thể.
Cách thức hoạt động của SDP
SDP là một khuôn khổ bảo mật tiên tiến dùng để quản lý, bảo mật và kiểm soát quyền truy cập vào các hệ thống, môi trường mạng. Nó hoạt động theo quy trình như sau:
Bước 1: Xác minh danh tính
Trước khi cấp quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng ứng dụng, SDP sẽ tiến hành xác minh danh tính người dùng, độ tin cậy của thiết bị đang tìm kiếm quyền truy cập. Điều này đảm bảo chỉ có những người được ủy quyền mới có quyền truy cập vào tài nguyên mạng.
Bước 2: Thiết lập các thành phần SDP
Để SDP hoạt động, quản trị viên cần triển khai và cấu hình các thành phần chính của SDP ( bao gồm thiết bị máy khách, bộ điều khiển và cổng).
Bước 3: Thiết lập ranh giới ảo an toàn
Nếu việc xác thực và ủy quyền trước đó thành công, SDP sẽ tiến hành tạo ranh giới ảo xung quanh các tài nguyên mạng, khiến cơ sở hạ tầng ứng dụng trở nên vô hình với Internet. Kết nối được mã hóa đảm bảo dữ liệu an toàn trong quá trình truyền tải, giảm bề mặt tấn công từ các cuộc tấn công dựa trên mạng như DDoS, ransomware, phần mềm độc hại,…
Bước 4: Phân phối trên đám mây:
Đám mây phân phối SDP và sử dụng chính sách kinh doanh để xác định ai có quyền truy cập tài nguyên, cung cấp quản lý truy cập an toàn trong một tổ chức. SDP thường sử dụng tường lửa để tăng cường bảo mật, để hạn chế hoặc cho phép lưu lượng truy cập theo thời gian thức, ngăn chặn người dùng trái phép truy cập vào tài nguyên.
Bước 5: Truy cập mạng Zero trust
SDP dựa trên mô hình Zero trust trong đó không có người dùng nào được coi là đáng tin cậy theo mặc định. Người dùng và thiết bị cần trải qua quá trình xác minh danh tính và ủy quyền khắt khe để được phép truy cập vào tài nguyên mạng nội bộ của tổ chức, cho dù nó có nằm trong hay ngoài chu vi mạng. SDP thường sử dụng MFA để tăng cường bảo mật, người dùng phải tiến hành xác thực danh tính của mình.
Bước 6: Giám sát liên tục
Hệ thống SDP giám sát liên tục hành vi người dùng và thiết bị cũng như tình trạng của mạng trong tổ chức. Sẽ tiến hành thu hồi hoặc hạn chế quyền truy cập nếu phát hiện ra bất kỳ sự bất thường nào trong mạng. Điều này đảm bảo đánh giá liên tục mức độ tin cậy và phản ứng tức thì với các hoạt động đáng ngờ.
Ưu điểm – hạn chế của SDP
Ưu điểm
SDP là một giải pháp đáng tin cậy, toàn diện và mạnh mẽ, mang đến cho doanh nghiệp một số lợi ích như:
- Dễ dàng mở rộng tài nguyên theo nhu cầu sử dụng mà không cần thay đổi cơ sở hạ tầng lớn
- Dễ dàng quản lý từ một vị trí trung tâm, có thể thêm mới, thay đổi quyền và quản lý mạng dễ dàng, nhanh chóng
- Giảm bề mặt tấn công khi chỉ cung cấp quyền và tài nguyên cho người dùng hợp lệ sau khi tiến hành xác minh nghiêm ngặt
- Ngăn chặn hiệu quả các cuộc tấn công mạng như DDoS, dò quét mạng, xâm nhập trái phép.
- Áp dụng linh hoạt trên cả môi trường tại chỗ, đám mây hoặc Hybrid
- Cải thiện hiệu quả trải nghiệm của người dùng cuối.
Hạn chế
- Việc triển khai đòi hỏi ngân sách lớn, nhất là khi cần tích hợp vào hệ thống phức tạp
- SDP phụ thuộc vào việc xác thức, nếu hệ thống xảy ra lỗi thì các truy cập có thể bị ảnh hướng
- yêu cầu chuyên môn cao về mô hình Zero Trust và mạng
- SDP có thể ảnh hưởng đến hiệu suất mạng nếu không được cấu hình tối ưu
SDP có an toàn không?
Software-Defined Perimeter (SDP) là một giải pháp bảo mật an toàn cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ hệ thống tài nguyên mạng của tổ chức trong việc chống lại các truy cập trái phép. Nó sử dụng hàng loạt các công nghệ bảo mật tiên tiến để đảm bảo chỉ những người được ủy quyền mới được cấp quyền truy cập vào tài nguyên, ngăn chặn các mối đe dọa tiềm ẩn và các bên không được ủy quyền.
Điểm được đánh giá cao ở khả năng bảo mật của SDP đó là sử dụng mã hóa để bảo vệ dữ liệu trong quá trình quyền, nó thường kết hợp các giao thức bảo mật mạng như TLS, DTLS, để đảm bảo tất cả dữ liệu được truyền giữa người dùng và tài nguyên được mã hóa và bảo mật. Ngoài ra, SDP cũng sử dụng các cơ chế xác thực mạnh để đảm bảo chỉ những người được ủy quyền mới được cập quyền truy cập vào tài nguyên. Điển hình như MFA hoặc các hình thức xác thực hiện đại khác khiến kẻ tấn công khó có thể truy cập trái phép vào mạng tổ chức.
SDP còn sử dụng các chính sách truy cập động để kiểm soát quyền truy cập vào tài nguyên theo thời gian thức. Chính sách này có thể được điều chỉnh dựa trên các yếu tố như vị trí người dùng, loại thiết bị, vai trò và các thông tin khác để giảm rủi ro truy cập trái phép và vi phạm dữ liệu.
Như vậy chúng ta có thể thấy SDP là một mô hình bảo mật cao, cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ trước các hành động truy cập trái phép vào tài nguyên mạng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả như mong đợi, tổ chức cần có cách triển khai, cấu hình và quản lý phù hợp.
So sánh SDP và VPN
SDP (Software-Defined Perimeter) và VPN (Virtual Private Network) đều là các phương pháp truy cập an toàn, được thiết kế để bảo vệ tài nguyên mạng khỏi truy cập trái phép. Nhưng chúng có sự khác biệt về kiểm soát truy cập, kết nối, khả năng hiển thị mạng và tự động hóa. Cụ thể:
Kiểm soát truy cập
VPN là công nghệ mạng truyền thống cung cấp cho người dùng quyền truy cập mạng đầy đủ, trong khi SDP cho phép truy cập dựa trên các chính sách tùy chỉnh. SDP không chia sẻ kết nối và mỗi người dùng có một kết nối mạng được mã hóa riêng, hạn chế khả năng chuyển vùng. SDP hạn chế quyền truy cập với người dùng được ủy quyền thông qua nhiều bước, thực thi mô hình Zero Trust, trong khi VPN kết nối các thiết bị với mạng chia sẻ cùng quyền truy cập mạng.
Kết nối
SDP tạo các kết nối an toàn giữa người dùng và thiết bị, cơ bản trông giống như một VPN riêng tư, ẩn người dùng và thiết bị khỏi chế độ xem bên ngoài. VPN tập trung vào IP và mạng, kết nối các thiết bị với mạng còn SDP cung cấp kết nối an toàn giữa người dùng được ủy quyền và các ứng dụng được ủy quyền mà không phải mạng.
Khả năng hiển thị mạng
VPN hạn chế khả năng hiển thị mạng cho CNTT, còn SDP cho phép điều này. SDP linh hoạt hơn, giúp nhóm CNTT kiểm soát tốt khả năng hiển thị mà không làm ảnh hưởng đến bảo mật.
Tự động hóa
Các chính sách có thể được tự động hóa bằng SDP giúp nó có thể mở rộng linh hoạt trong môi trường CNTT năng động, trong khi VPN không dễ tự động hóa.
Như vậy, SDP cung cấp biện pháp kiểm soát truy cập an toàn và linh hoạt nhất là trong môi trường CNTT năng động hiện đại, khiến nó trở thành giải pháp bảo mật tốt hơn so với VPN truyền thống.
Lời kết
Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết thông tin về SDP (Software-Defined Perimeter) – một khuôn khổ bảo mật tiên tiến được ứng dụng phổ biến trong các tổ chức có chiến lược bảo mật hiện đại, trong bối cảnh các doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào môi trường làm việc phân tán và điện toán đám mây.
Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn về các giải pháp lưu trữ dữ liệu dựa trên đám mây như Cloud VPS, Cloud Hosting, liên hệ ngay LANIT để được phản hồi sớm nhất nhé!