HTTPS là gì?
HTTPS hay Hypertext Transfer Protocol Secure là một giao thức truyền tải văn bản vô cùng an toàn và bảo mật. HTTPS là phiên bản nâng cấp hơn của HTTP. Giao thức này sử dụng chứng chỉ SSL/ TLS nhằm mã hóa dữ liệu và tạo ra áo giáp bảo mật vô cùng vững chắc. Người dùng sẽ hoàn toàn an tâm không bị lộ thông tin cá nhân hay giao dịch trực tuyến. Chỉ có người nhận mới giải mã được.
Còn HTTP là giao thức tiêu chuẩn, giống ngôn ngữ chung cho phép các máy giao tiếp và trao đổi thông tin. Người dùng HTTP có thể dễ dàng truy cập hay chia sẻ thông tin trên mạng Internet.
Cách thức HTTPS hoạt động
Thông thường các website HTTPS sử dụng giao thức SSL hoặc TLS. Hai giao thức này sử dụng Public Key Infrastructure hay gọi tắt là PKI không đối xứng. Đối với hệ thống không đối xứng thường có hai khóa mã hóa thông tin gồm khóa riêng và khóa công khai. Và do vậy những gì mã hóa bằng khóa public (công khai) thì chỉ có private key (khóa riêng tư) mới có thể giải được và ngược lại. Bạn có thể hiểu rõ quá trình hoạt động ngắn gọn như sau:
- Truy cập vào website HTTPS với định dạng URL https://
- Trình duyệt bắt đầu xác thực bằng gửi yêu cầu tới chứng chỉ SSL
- Máy chủ gửi lại chứng chỉ SSL có Public Key
- Sau khi xác thực được danh tính, trình duyệt sẽ giải mã và gửi thông điệp chứa mã khóa bí mật
- Máy chủ sử dụng Private Key giải mã rồi gửi xác thực tới trình duyệt
- Khi cả trình duyệt và máy chủ dùng cùng khóa phiên thì việc trao đổi, chia sẻ dữ liệu sẽ diễn ra an toàn.
Vì sao nên sử dụng giao thức HTTPS
Có rất nhiều lí do bạn nên sử dụng giao thức HTTPS. Ngay từ định nghĩa HTTPS là gì, bạn đã biết HTTPS là bản nâng cấp hơn so với HTTP. Chúng ta cùng thảo luận những lợi ích khi sử dụng giao thức HTTPS sau đây:
- Bảo mật thông tin: HTTPS mã hóa toàn bộ dữ liệu truyền tải giữa người dùng và trang web. Từ đó đảm bảo thông tin nhạy cảm như mật khẩu, số thẻ tín dụng hoặc dữ liệu cá nhân không bị rò rỉ hoặc đánh cắp bởi bên thứ ba. Điều này đặc biệt quan trọng khi giao dịch tài chính hoặc trao đổi thông tin nhạy cảm qua mạng.
- Tăng độ tin cậy và uy tín: Google và các công cụ tìm kiếm khác ưu tiên xếp hạng các trang web sử dụng HTTPS cao hơn vì độ an toàn và tin cậy của chúng. Trình duyệt hiển thị biểu tượng ổ khóa cho các trang HTTPS, giúp người dùng an tâm hơn khi truy cập. Ngược lại, trang HTTP thường bị cảnh báo là “không an toàn”, khiến khách hàng dễ rời bỏ trang web.
- Cải thiện hiệu suất: Các trang web HTTPS thường có tốc độ tải nhanh hơn nhờ áp dụng các giao thức mới như HTTP/2. Trải nghiệm tải nhanh giúp giảm tỷ lệ thoát và giữ chân người dùng tốt hơn.
- Phân tích lưu lượng truy cập chính xác hơn: Khi trang web sử dụng HTTPS, phần mềm phân tích như Google Analytics có thể xác định chính xác nguồn gốc của lưu lượng truy cập từ các kênh khác nhau, như mạng xã hội hoặc quảng cáo. Điều này giúp chủ sở hữu trang web đánh giá hiệu quả các chiến dịch tiếp thị.
>>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa HTTP và HTTPS
Hướng dẫn chuyển từ HTTP sang HTTPS đơn giản
Trước hết hãy đảm bảo bạn đã cài đặt SSL thành công. Sau đó để cấu hình tự động chuyển từ HTTP sang HTTPS bạn thực hiện như sau:
Trên Linux
Đối với cấu hình trên Litespeed và Apache, bạn dùng file .htaccess được hỗ trợ bởi máy chủ chạy Apache và Litespeed. Tìm đoạn sau trong file .htaccess
<IfModule mod_rewrite.c>
RewriteEngine on
RewriteCond %{HTTPS} !=on [NC]
RewriteRule ^(.*)$ https://%{HTTP_HOST}%{REQUEST_URI} [R=301,L]
</IfModule>
Trên Nginx, bạn sẽ mở file cấu hình nginx.conf và tìm đoạn code dành cho website trên cổng port 80 rồi sửa thành:
server {
listen 8
0;
server_name yourdomain.com;
return 301 https://$server_name$request_uri;
}
Sau đó dùng lệnh sau để khởi động lại:
service nginx restart
Đối với Tomcat và JBoss, mở file cấu hình tìm đoạn cấu hình port 443 và 80 rồi sửa như sau:
<Connector port="80" enableLookups="false" redirectPort="443" />
<Connector
protocol="org.apache.coyote.http11.Http11AprProtocol"
port="443" maxThreads="200"
scheme="https" secure="true"
SSLEnabled="true" SSLCertificateFile="C:Program FilesApache Software FoundationTomcat 9.0sslcer.crt" #đường dẫn đến SSL
SSLCertificateKeyFile="C:Program FilesApache Software FoundationTomcat 9.0sslkey.key" Đường dẫn đến Key
SSLVerifyClient="optional" SSLProtocol="TLSv1+TLSv1.1+TLSv1.2"/
Sau khi hoàn tất các cấu hình cần thiết, bạn cần khởi động lại Tomcat để áp dụng thay đổi.
Nếu gặp lỗi “port 443 không hoạt động: requires the APR/native library which is not available”, nguyên nhân chính là do thiếu APR native library. Để khắc phục, bạn cần cài đặt thư viện này cho Tomcat, giúp hệ thống nhận diện và kích hoạt chức năng xử lý port 443 một cách chính xác.
Trên Windows
Khởi động IIS (Internet Information Services) Manager rồi chọn website muốn cấu hình. Tại HOME, ấn đúp chuột vào SSL Settings rồi bật Client Certificates, Accept rồi ấn “Apply”.
Lưu ý quan trọng:
- Tránh lựa chọn cấu hình Require SSL.
- Nếu bạn chọn Accept mà gặp lỗi “403 – Forbidden: Access is denied” khi truy cập https://domain.com. Hãy chuyển cấu hình thành Ignore để khắc phục vấn đề.
Lưu ý khi chuyển HTTP sang HTTPS là gì?
Trong và sau quá trình chuyển từ HTTP sang HTTPS, bạn cần lưu ý:
- Sao lưu dữ liệu: Trước khi tiến hành bất kỳ điều chỉnh nào trên website, bạn nên thực hiện sao lưu toàn bộ dữ liệu. Điều này đảm bảo rằng bạn có thể khôi phục lại trạng thái ban đầu nếu xảy ra lỗi hoặc sự cố ngoài ý muốn.
- Kiểm tra cẩn thận: Sau khi hoàn tất các thay đổi, hãy kiểm tra mọi tính năng trên website, bao gồm đường dẫn, giao diện và hiệu suất hoạt động. Đặc biệt chú ý đến các liên kết và trang chủ để đảm bảo mọi thứ đều hoạt động trơn tru.
- Tận dụng công cụ hỗ trợ: Nếu bạn không có đủ kinh nghiệm hoặc cảm thấy khó khăn trong quá trình xử lý. Hãy cân nhắc sử dụng các công cụ sao lưu tự động hoặc dịch vụ hỗ trợ từ các chuyên gia kỹ thuật. Việc này giúp bạn tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro phát sinh lỗi.
- Duy trì lịch trình định kỳ: Để đảm bảo an toàn lâu dài, bạn nên đặt lịch sao lưu dữ liệu định kỳ và kiểm tra hệ thống thường xuyên để tránh mất dữ liệu quan trọng.
Câu hỏi thường gặp về HTTPS
Cấu hình HTTPS có đắt hơn so với HTTP không?
Để sử dụng HTTPS, bạn cần cài đặt chứng chỉ SSL/TLS trên máy chủ. Trước đây, chứng chỉ này thường mất phí hàng năm để duy trì. Hiện tại, bạn có thể dễ dàng tìm các chứng chỉ SSL miễn phí từ nhiều nguồn khác nhau.
Có cần HTTPS cho website nhỏ không?
Có. Dù trang web nhỏ hay lớn, HTTPS vẫn cần thiết để bảo vệ người dùng và tăng độ tin cậy.
HTTPS có bảo vệ khỏi mọi mối đe dọa không?
Không hoàn toàn. HTTPS bảo vệ dữ liệu khi truyền đi nhưng không thể bảo vệ khỏi phần mềm độc hại hoặc các lỗ hổng bảo mật khác.
Lời kết
Với những chia sẻ trên, LANIT hy vọng đã mang lại những kiến thức hữu ích tới những ai đang tìm hiểu HTTPS là gì? Nếu là một nhà lập trình web đừng ngần ngại mà hãy sử dụng giao thức HTTPS để nâng cao độ bảo mật cho website của mình ngay hôm nay. Và đừng quên theo dõi LANIT để cập nhật vô vàn bài viết công nghệ hữu ích khác nhé!
Mọi người cùng tìm đọc: