MDR là gì? Tại sao MDR quan trọng với an ninh mạng Doanh Nghiệp?

MDR là giải pháp an ninh mạng chuyên nghiệp dành cho các doanh nghiệp, giúp giám sát, phát hiện và phản ứng với các mối đe dọa bảo mật trên hệ thống của doanh nghiệp. Vậy tính năng và lợi ích của MDR mang lại là gì? Theo dõi ngay bài viết sau nhé!

MDR là gì?

MDR (Managed Detection and Response) là một dịch vụ an ninh mạng chuyên nghiệp được cung cấp bởi các nhà cung cấp bên thứ 3. Dịch vụ kết hợp các công nghệ tiên tiến dựa trên mạng, máy chủ và điểm cuối để tìm kiếm và phản ứng với các mối đe dọa mạng trong doanh nghiệp.

MDR là gì? Tại sao MDR quan trọng với an ninh mạng Doanh Nghiệp?
MDR là gì?

Đây là dịch vụ được quản lý bảo mật 24/7 bởi các chuyên gia kết hợp với các giải pháp công nghệ tiên tiến, bao gồm bảo mật được quản lý trên nền tảng đám mây cho các tổ chức không có khả năng hoặc không thể duy trì trung tâm bảo mật riêng.

Cách thức hoạt động của giải pháp MDR

MDR hoạt động bằng cách kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và chuyên gia bảo mật để phát hiện, phân tích và phản ứng với các mối đe dọa mạng. Dịch vụ này hoạt động theo quy trình sau:

Thu thập dữ liệu

MDR tiến hành thu thập dữ liệu từ tất cả các nguồn trong hệ sinh thái của tổ chức bao gồm thiết bị đầu cuối, tường lửa, hệ thống mạng, hạ tầng đám mây, email và các ứng dụng, cơ sở dữ liệu khác. Đội ngũ chuyên gia sẽ giám sát liên tục 24/7 toàn bộ hệ thống để chắc chắn rằng không bỏ sót bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào trong tổ chức.

Phát hiện mối đe dọa:

MDR sẽ ứng dụng AI, học máy và các công cụ tiên tiến để tiến hành phân tích các mẫu hành vi bất thường, nhận diện các dấu hiệu của các cuộc tấn công mạng. Đồng thời, kết hợp phân tích, đánh giá chuyên sâu khi phát hiện các mối đe dọa bởi các chuyên gia bảo mật.

Phản ứng với các mối đe dọa

Khi phát hiện ra các mối đe dọa, MDR sẽ lập tức gửi cảnh báo chi tiết. Hệ thống sẽ tự động cách ly thiết bị bị tấn công, chặn lưu lượng truy cập độc hại hoặc khóa tài khoản bị xâm nhập. Sau đó, chuyên gia MDR sẽ can thiệp để loại bỏ các mối đe dọa, giảm thiệt hại. Kèm theo đó là đề xuất hoặc thực hiện các hành động để giảm nguy cơ tấn công lan rộng.

Điều tra và xử lý sau sự cố

Các chuyên gia sẽ phân tích sự cố để tìm ra cách mà các mối đe dọa xâm nhập vào hệ thống cũng như mức độ nghiêm trọng của nó. Xác định vùng bị ảnh hưởng và các công việc cần làm để khắc phục. Đồng thời, đưa ra các khuyến nghị để ngăn chặn việc xâm nhập hệ thống trong tương lai.

MDR là gì? Tại sao MDR quan trọng với an ninh mạng Doanh Nghiệp?
MDR hoạt động như thế nào?

Khắc phục và Báo cáo

Các chuyên gia MDR sẽ tiến hành ngăn chặn các cuộc tấn công để tránh nó lây lan sang hệ thống khác, bằng cách loại bỏ hoặc cô lập chúng.

Sau mỗi sự cố, MDR sẽ cung cấp báo cáo đầy đủ, chi tiết về các mối đe dọa như loại hình tấn công, cách thức phản ứng, thời gian xử lý, các đề xuất cải thiện bảo mật. Cung cấp báo cáo định kỳ giúp tổ chức nắm được xu hướng tấn công và các điểm yếu trong hệ thống.

Lợi ích khi sử dụng MDR trong doanh nghiệp

MDR là gì? Tại sao MDR quan trọng với an ninh mạng Doanh Nghiệp?
Tại sao MDR quan trọng với an ninh mạng Doanh Nghiệp?
  • Giúp quản lý khối lượng lớn các cảnh bảo an ninh mạng
  • Cung cấp các công cụ phân tích nâng cao, thông tin về các mối đe dọa để giải thích các sự kiện, đưa ra khuyến nghị hợp lý
  • Giúp bù đắp sự thiếu hụt nhân sự an ninh mạng với đội ngũ chuyên gia bảo mật làm việc 24/7 để giám sát mạng và tư vấn.
  • MDR đi kèm với các công cụ EDR và tích hợp chúng vào quy trình phát hiện, phân tích và phản ứng trước các mối đe dọa, loại bỏ nhu cầu bảo mật điểm cuối nội bộ mở rộng
  • Dịch vụ MDR đảm bảo giám sát 24/7 liên tục để phát hiện các mối đe dọa với công nghệ tiên tiến kết hợp đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm
  • Các nhà cung cấp MDR sẽ chủ động quét mạng và hệ thống tổ chức để tìm ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào và hành động nhanh chóng để giảm thiệt hại
  • MDR phản ứng nhanh chóng với các mối đe dọa nâng cao và các sự cố bảo mật.
  • Dịch vụ MDR lý tưởng với các tổ chức hoạt động dựa trên đám mây, đảm bảo phạm vi bảo mật đám mây toàn diện trên nhiều nền tảng
  • Giúp tổ chức tiết kiệm chi phí để bảo vệ an ninh mạng tổ chức, cũng như ngân sách đầu tư cho đội ngũ chuyên gia bảo mật.

Mặc dù Dịch vụ MDR là giải pháp mạng lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng nó cũng còn tồn tại một số mặt hạn chế như sau:

  • Việc triển khai MDR đôi khi khó khăn với những doanh nghiệp có môi trường CNTT khác nhau
  • Chi phí có thể lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động với ngân sách hạn chế.
  • Cần lựa chọn được nhà cung cấp MDR uy tín, dịch vụ chuyên nghiệp bởi không phải đơn vị nào cũng cung cấp MDR như nhau.

Kinh nghiệm lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ MDR uy tín

  • Xác định chi tiết nhu cầu về an ninh mạng của doanh nghiệp
  • Kiểm tra khả năng phát hiện và phản hồi của dịch vụ MDR từ nhà cung cấp (công nghệ, công cụ bảo mật,…)
  • Nhà cung cấp có đảm bảo giám sát hoạt động liên tục 24/7 để phát hiện các mối đe dọa hay không
  • Chuyên môn đội ngũ chuyên gia đến từ nhà cung cấp MDR (chứng chỉ phù hợp)
  • Dịch vụ có đáp ứng linh hoạt các yêu cầu của doanh nghiệp, các giải pháp mở rộng khi nhu cầu tăng như thế nào
  • Nhà cung cấp có cung cấp các báo cáo chi tiết về sự cố, các hành động đã thực hiện không
  • Kinh nghiệm, uy tín của nhà cung cấp trong ngành và những đối tác mà họ đã cung cấp dịch vụ
  • Giá cả dịch vụ có phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp bạn không. Chi phí có hợp lý với giá trị mà dịch vụ mang lại cho doanh nghiệp
  • Đơn vị có cho phép thử nghiệm trước để đánh giá hiệu quả trước khi ký hợp đồng lâu dài hay không.
  • Các điều khoản và chính sách dịch vụ có phù hợp, có điều gì bất lợi cho bạn hay không.

So sánh sự khác nhau giữa MDR với XDR và EDR

MDR, EDRXDR đều là các giải pháp an ninh mạng giúp săn tìm và ứng phó với các mối đe dọa. Tuy nhiên, các giải pháp này có nhiều sự khác biệt nhất định. Chúng ta cùng xem xét qua bảng so sánh sau nhé!

Tiêu chíEDRXDRMDR
Phạm viTập trung vào các điểm cuối (máy tính, máy chủ)Nhiều nguồn dữ liệu (điểm cuối, mạng, email, ứng dụng đám mây,…)Kết hợp công nghệ tiên tiến và dịch vụ bảo mật.
Mục tiêuTìm kiếm, điều tra và ứng phó các mối đe dọa ở điểm cuốiPhát hiện và phản ứng với các mối đe dọa từ nhiều nguồn dữ liệuGiám sát và phản ứng các mối đe dọa được cung cấp bởi bên thứ 3
Ưu điểmTập trung vào điểm cuối, chi phí thấp hơn so với XDR và MDRBao quát hơn và chính xác hơn nhờ dữ liệu tích hợpKhông đòi hỏi đội ngũ chuyên môn nội bộ. Dịch vụ giám sát liên tục 24/7. Phản ứng nhanh với các mối đe dọa.
Hạn chếChỉ giới hạn ở điểm cuốiChi phí triển khai cao, yêu cầu đội ngũ chuyên gia nội bộ có kinh nghiệmPhụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ. Chi phí thuê dịch vụ có thể cao với doanh nghiệp hạn chế ngân sách.
Ứng dụngPhù hợp với đơn vj tập trung bảo vệ thiết bị đầu cuối, có đội ngũ kỹ thuật nội bộ quản lýTổ chức đỏi hỏi sự toàn diện, khả năng phát hiện mối đe dọa nâng cao và có khả năng đầu tư công nghệDoanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ của bên thứ 3 để giảm gánh nặng quản lý nội bộ.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về MDR – giải pháp an ninh mạng được cung cấp bởi các bên thứ 3 giúp doanh nghiệp bạn phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa trong tổ chức một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc nào khác hoặc doanh nghiệp bạn đang hoạt động trên đám mây và cần một giải pháp lưu trữ an toàn, bảo mật, liên hệ ngay với LANIT để được tư vấn dịch vụ Cloud VPS, Cloud Hosting nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!