EDR là gì? Tính Năng và Cách Thức Hoạt Động của EDR

EDR là giải pháp bảo mật điểm cuối tích hợp kết hợp với giám sát liên tục theo thời gian thực và thu thập dữ liệu để phát hiện, ứng phó với các mối đe dọa mạng. Theo dõi ngay bài viết này để tìm hiểu chi tiết nhé!

EDR là gì?

EDR (Endpoint Detection and Response) là giải pháp bảo mật điểm cuối tích hợp kết hợp giám sát theo thời gian thực và thu thập dữ liệu điểm cuối liên tục để nhằm phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa mạng một cách nhanh chóng.

EDR là gì? Tính Năng và Cách Thức Hoạt Động của EDR
EDR là gì?

Giải pháp EDR là tuyến phòng thủ quan trọng đầu tiên và cuối cùng cho các thiết bị như máy tính xách tay, máy tính để bàn, di động tại văn phòng hoặc tại nhà cũng như máy chủ khi làm việc trên môi trường đám mây. Giúp các tổ chức giảm thiểu rủi ro, ngăn chặn các vi phạm bảo mật, bảo vệ mạng và thiết bị khỏi các mối đe dọa mạng tiên tiến.

Cách thức hoạt động của EDR

Sau khi EDR được cài đặt trên hệ thống của bạn, nó sẽ sử dụng các thuật toán phân tích hành động của người dùng trên hệ thống. Nó sẽ ghi lại các hoạt động và sự kiện diễn ra trên các điểm cuối và tất cả khối lượng công việc để phát hiện, điều tra các mối đe dọa đáng ngờ. Trong quá trình điều tra, các thuật toán sẽ xác định nguồn gốc của cuộc tấn công, xác định cách nó vượt qua ranh giới hệ thống.

Tất cả dữ liệu sẽ được phân tích và hợp nhất thành một báo cáo để giúp các nhà phân tích dễ dàng kiểm tra. Khi xác định được mối mối đe dọa ảnh hưởng đến điểm cuối, người dùng sẽ được thông báo về các hành động tiếp theo. Nếu hệ thống xác định kết quả dương tính giả, cảnh báo sẽ được hủy, và những gì được báo cáo sẽ được lưu lại để giúp phát hiện tốt hơn các mối đe dọa trong tương lai.

Tính năng chính của giải pháp EDR

Hệ thống EDR cung cấp các tính năng thiết yếu để nâng cao an ninh mạng hệ thống. Nó hiện đang là công cụ không thể thiếu trong các chiến lược an ninh mạng hiện đại, cung cấp khả năng bảo vệ toàn diện chống lại nhiều mối đe dọa mạng tại các doanh nghiệp, tổ chức. Sau đây là các tính năng cơ bản của EDR:

Phát hiện các mối đe dọa mạng

Với EDR, nó sẽ giúp tìm ra các mối đe dọa bằng cách săn lùng, điều tra về tình trạng hoạt động của hệ thống. Khi nó tìm ra các mối đe dọa, nó hỗ trợ đội ngũ của bạn phân loại, điều tra và khắc phục sự cố một cách nhanh chóng trước khi nó ảnh hưởng đến hệ thống của bạn.

Khả năng hiển thị theo thời gian thực và ghi nhật ký

EDR ghi lại các hoạt động có liên quan đến sự cố đã phát hiện và xử lý. Người dùng sẽ được cung cấp báo cáo toàn diện về mọi thứ trên điểm cuối theo thời gian thực. Việc giám sát hoạt động của các điểm cuối liên quan đến bảo mật giúp các nhóm CNTT theo dõi các hoạt động của kẻ tấn công theo thời gian thực, quan sát cách thức chúng tấn công, kỹ thuật chúng sử dụng khi cố gắng xâm nhập vào hệ thống của bạn.

Điều tra và khắc phục nhanh chóng

Tính năng phát hiện và phản hồi điểm cuối của CrowdStrike EDR giúp đẩy nhanh tốc độ điều và và khắc phục sự cố nhanh chóng. Bởi thông tin thu thập được từ các điểm cuối được lưu trữ trên đám mây CrowdStrike thông qua Falcon với kiến trúc dựa trên mô hình tình huống.

Tính năng chính của giải pháp EDR
Tính năng chính của giải pháp EDR

Mô hình theo dõi mọi mối quan hệ giữa các sự kiện điểm cuối bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu đồ thị mạnh mẽ, cung cấp thông tin chi tiết nhanh chóng và theo quy mô cho cả dữ liệu nhật ký và dữ liệu theo thời gian thực. Giúp các nhóm bảo mật nhanh chóng điều tra các mối đe dọa và khắc phục chúng một cách trực tiếp, không gây ảnh hưởng đến hiệu suất.

Khả năng phân tích

Các thuật toán trong hệ thống EDR phân tích dữ liệu để xác định bất thường và các mối đe dọa mạng tiềm ẩn. Việc phân tích được thực hiện bằng cách theo dõi hành vi điểm cuối theo thời gian thực, đánh giá về sự chênh lệch so với quy chuẩn để phát hiện các mối đe dọa đáng ngờ một cách hiệu quả.

Ưu điểm – Hạn chế của EDR

Ưu điểm lợi ích của EDR

EDR là giải pháp hữu ích cho an ninh mạng của hệ thống tổ chức với một số lợi ích chính như sau:

  • Giám sát liên tục và theo thời gian thực các điểm cuối, giúp phát hiện nhanh chóng các hoạt động đáng ngờ hoặc mối đe dọa tiềm ẩn.
  • EDR cho phép phản hồi nhanh chóng các sự cố được phát hiện, giảm tác động từ các mối đe dọa được phát hiện.
  • Giải pháp EDR tận dụng các công cụ phân tích nâng cao, học máy và phân tích hành vi để xác định các mối đe dọa tiên tiến mà các phần mềm virus không thể phát hiện ra.
  • Khả năng hiển thị chi tiết các hoạt động điểm cuối, giúp nhóm bảo mật hiểu về các mối đe dọa thông qua nhật ký chi tiết và dữ liệu phân tích.
  • Báo cáo chi tiết về các mối đe dọa mạng, giúp các tổ chức tuân thủ các yêu cầu theo quy định
  • Tích hợp với các công cụ bảo mật để cung cấp giải pháp toàn diện hơn
  • Cung cấp thông tin chi tiết và phân tích sau sự cố, tài liệu về cách kẻ tấn công thực hiện và cách ứng phó, phòng thủ trong tương lai.
  • EDR giúp các tổ chức giảm chi phí cho các sự cố bảo mật bằng cách phát hiện và xử lý sớm các mối đe dọa mạng.

Hạn chế của EDR

Mặc dù giải pháp EDR mang đến những thế mạnh nhất định trong việc phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa mạng, nó vẫn còn một số hạn chế nhất định.

  • Lượng cảnh báo lớn có thể khiến các nhóm bảo mật quá tải, giảm khả năng giám sát các mối đe dọa quan trọng. Nhất là với những cảnh bảo dương tính giả, gây tiêu tốn thời gian và nguồn lực tổ chức
  • EDR đòi hỏi chuyên môn cao để quản lý và diễn giải dữ liệu.
  • Giải pháp cần được tích hợp với các biện pháp bảo mật khác để bảo vệ hệ thống một cách toàn diện
  • EDR có thể không đủ nhanh với các cuộc tấn công mạng ngày nay
  • Do chỉ tập trung vào thu thập dữ liệu từ các điểm cuối, EDR có thể cho kết quả dương tính giả, hoặc không phát hiện ra nhiều loại tấn công khác vào các điểm mà điểm cuối không được quản lý.

So sánh EDR với EPP và XDR

So sánh EDR và EPP

EPP (Endpoint Protection Platform) là một nền tảng bảo mật tích hợp kết hợp với phân mềm diệt virus và các công nghệ bảo mật điểm cuối khác. Nó tập trung vào việc ngăn chặn các mối đe dọa đã biết hoặc các mối đe dọa đang hoạt động theo những cách đã biết tại các điểm cuối. Trong khi đó, EDR lại có khả năng xác định và ngăn chặn các mối đe dọa chưa biết và các mối đe dọa nâng cao bằng cách giám sát các các hoạt động của điểm cuối.

So sánh EDR với EPP và XDR
So sánh EDR với EPP

EDR được thiết kế đẻ hoàn thiện bổ sung cho khả năng của EPP bằng cách cung cấp khả năng phát hiện và ứng phó tiên tiến với các mối đe dọa nâng cao. Việc giám sát liên tục và phản ứng nhanh chóng về các hành vi đáng ngờ của EDR trở thành sự bổ sung hoàn hảo cho EPP, giúp bảo vệ an toàn cho các điểm cuối trước các mối đe dọa mạng.

So sánh EDR và XDR

XDR (Extended Detection and Response) là giải pháp bảo mật tiến tiến hơn so với EDR vì nó tích hợp nhiều lớp phát hiện, kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn bảo mật để có cái nhìn toàn diện và khả năng bảo vệ hệ thống mạnh mẽ trước các mối đe dọa mạng.

Trong khi EDR tập trung vào việc phát hiện và ứng phó nhanh chóng với các mối đe dọa mạng ở điểm cuối, cung cấp khả năng hiển thị và kiểm soát trên từng thiết bị thì XDR có góc nhìn rộng hơn bằng cách tích hợp dữ liệu từ nhiều lớp bảo mật như mạng, emaik, đám mây,…để cung cấp cái nhìn toàn dện về toàn bộ hệ sinh thái bảo mật.

Với EDR, giải pháp này vượt trội trong việc xác định và giảm thiểu các mối đe dọa ở điểm cuối, thì XDR liên kết dữ liệu trên nhiều nguồn khác nhau để xác định các cuộc tấn công phức tạp. Nhờ đó, XDR giúp tăng độ chính xác khi phát hiện các mối đe dọa và tăng khả năng ứng phó với các sự cố bằng cách phá vỡ rào cản giữa các công cụ bảo mật khác nhau. Điều này giúp nó trở thành giải pháp toàn diện cho các tổ chức đang tìm kiếm một giải pháp quản lý mối đe dọa.

Lời kết

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về EDR – một giải pháp bảo mật cho các điểm cuối được ứng dụng tại nhiều tổ chức hiện nay. Giải pháp này không chỉ giúp tổ chức nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng mà nó còn giúp khôi phục hoạt động sau sự cố, đảm bảo an toàn và tính liên tục của hệ thống một cách hiệu quả.

Nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan đến EDR hoặc cần tư vấn về các giải pháp bảo mật hệ thống khi thuê Cloud VPS tại LANIT, liên hệ ngay LANIT nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!