VRAM là gì? Cách Kiểm Tra và Tối Ưu Hóa VRAM Hiệu Quả

VRAM là một loại RAM chuyên dụng có vai trò quan trọng trong việc thể hiện sự mượt mà của hình ảnh, là thành phần chính của quá trình xử lý đồ họa. Vậy cụ thể VRAM là gì? Cách kiểm tra và tối ưu hóa VRAM như thế nào? Theo dõi ngay nhé!

VRAM là gì?

VRAM viết tắt của Video Random Access Memory là một loại RAM chuyên dụng trong GPU để lưu trữ dữ liệu hình ảnh cho màn hình máy tính. Nó chuyên dùng để xử lý các yêu cầu đồ họa của các ứng dụng như game, phần mềm chỉnh sửa video và ứng dụng đồ họa 3D. Nó đóng vai trò là bộ đệm tốc độ cao giữa GPU và màn hình.

VRAM là gì? Cách Kiểm Tra và Tối Ưu Hóa VRAM Hiệu Quả
VRAM là gì?

Về cơ bản, VRAM có chức năng giống như DRAM, ngoại trừ việc nó chỉ hoạt động với các quy trình đồ họa của máy tính. VRAM cho phép card đồ họa của bạn hoạt động hiệu quả bằng cách cung cấp nguồn bộ nhớ độc lập chỉ dành cho đồ họa. RAM được điều chỉnh theo nhu cầu tạo hình ảnh.

VRAM hoạt động như thế nào?

VRAM hoạt động như một bộ nhớ tạm thời cho GPU, lưu trữ các dữ liệu hình ảnh mà GPU cần để xử lý và hiển thị. Sau đây là cách mà VRAM hoạt động trong quá trình xử lý đồ họa:

  • Lưu trữ dữ liệu hiển thị: Khi bạn chạy một game hoặc ứng dụng đồ họa, GPU tạo ra các hình ảnh cần thiết để hiển thị như kết cấu, màu sắc, điểm ảnh,….VRAM sẽ lưu trữ tất cả dữ liệu này cho hình ảnh trên màn hình.
  • Truy cập cổng kép: VRAM có hai đường dẫn, một cho phép GPU đọc dữ liệu để hiển thị hình ảnh, một cho phép GPU ghi dữ liệu mới đồng thời, giúp hình ảnh hiển thị mượt mà.
  • Xử lý dữ liệu: GPU sử dụng dữ liệu trong VRAM để xử lý và tạo ra hình ảnh cuối cùng với độ nét cao và thay đổi nhanh. VRAM giúp giảm thời gian truy cập dữ liệu từ RAM vì VRAM gần GPU hơn và có băng thông cao hơn.
  • Đọc và ghi dữ liệu: Trong quá trình xử lý đồ họa, GPU liên tục đọc dữ liệu từ VRAM và ghi kết quả xử lý trở lại VRAM.
  • Hiển thị hình ảnh: Sau khi GPU đã xử lý dữ liệu và tạo ra hình ảnh hoàn chỉnh, nó sẽ gử dữ liệu hình ảnh này từ VRAM đến màn hình để hiển thị.

VRAM có dung lượng càng lớn giúp tăng khả năng xử lý đồ họa phức tạo và độ phân giải tốt hơn. Đồng thời, giảm tình trạng lag giật, tăng trải nghiệm người dùng khi sử dụng các ứng dụng có yêu cầu hiệu suất đồ họa cao.

Các loại VRAM hiện nay

  • Standard VRAM: là loại RAM cơ bản có thiết kế cổng kép. Nó cho phép GPU đọc và ghi dữ liệu đồng thời, giúp hiển thị hình ảnh và video mượt mà.
  • WRAM: là bản nâng cấp của Standard VRAM, dành riêng cho các ứng dụng video hiệu suất cao, đồ họa phức tạp.
  • SGRAM: là giải pháp thay thế cho Standard VRAM, SGRAM đặc biệt hữu ích cho đồ họa 3D, yêu cầu cập nhật kết cấu nhanh và thường xuyên.
  • RDRAM: Phù hợp với các tác vụ dữ liệu thông lượng cao và sử dụng bus Rambus độc quyền để tăng tốc độ truyền dữ liệu giữa bộ nhớ và GPU.
  • GDDR SDRAM: Được thiết kế riêng cho các ứng dụng đồ họa, băng thông cao, phù hợp với các card đồ họa và thiết bị chơi game hiện đại.

Tại sao các trò chơi hiện nay đều ứng dụng VRAM?

Có thể thấy các trò chơi hiện nay đều ứng dụng nhiều VRAM trên máy tính của bạn. Điều này xảy ra với các lý do chính sau:

Độ phân giải cao hơn:

Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, nhiều trò chơi điện tử đều hỗ trợ độ phân giải cao như 4K. Độ phân giải cao hơn yêu cầu nhiều dữ liệu hình ảnh hơn để được lưu trữ và xử lý. VRAM cung cấp dung lượng và băng thông cần thiết để xử lý các dữ liệu này một cách hiệu quả.

Tại sao các trò chơi hiện nay đều ứng dụng VRAM?
Tại sao các trò chơi hiện nay đều ứng dụng VRAM?

Sao chép kết cấu:

Sức mạnh tính toán cần thiết cho việc Ray Tracing, MIPmapping ( lưu trữ đồng thời các kết cấu có độ phân giải thấp hơn được áp dụng cho các đối tượng xa người chơi) và thực tế là các trò chơi có xu hướng lưu trữ độ phân giải kết cấu cao hơn so với độ phân giải thực tế cần thiết. Tất cả đều tác động rất lớn đến lượng VRAM được sử dụng và khi các gamer yêu cầu tính chân thực và nhập vai cao hơn.

Việc sử dụng VRAM là lý do khiến cho các kỹ thuật ray tracing ảnh hưởng lớn đến hiệu suất, nó tạo ra một lượng dữ liệu lớn, phần lớn dưới dạng BVH.

Chi tiết hình ảnh cao:

Các trò chơi hiện đại thường có các chi tiết đồ họa tinh vi, như kết cấu bề mặt, ánh sáng và hiệu ứng đặc biệt. VRAM giúp lưu trữ và truy xuất các dữ liệu để hiển thị hình ảnh chất lượng cao một cách nhanh chóng.

Hỗ trợ các hiệu ứng đặc biệt:

Nhiều trò chơi hiện nay sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng động, phản chiếu và bóng đổ. Nó cần nhiều tài nguyên để xử lý và VRAM đảm bảo rằng các dữ liệu cần thiết đều được lưu trữ và truy xuất nhanh chóng.

Chạy đồ họa phức tạp và khả năng xử lý đa nhiệm

Với các trò chơi yêu cầu đồ họa cao, VRAM giúp giảm thiểu tình trạng “bottle neck” trong việc truy xuất dữ liệu, giúp trò chơi chạy mượt và giảm giật lag. Đồng thời VRAM gũng giúp GPU xử lý đồng thời nhiều tác vụ đồ họa mà không ảnh hưởng đến hiệu suất.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, VRAM có vai trò rất quan trọng trong việc hiển thị hình ảnh mượt mà ở các trò chơi điện tử hiện đại, mang lại trải nghiệm tốt cho người chơi.

Cách kiểm tra VRAM mà bạn đang có

Cách nhanh chóng để kiểm tra xem máy tính của bạn có bao nhiêu VRAM đó là khi bạn biết mình có card đồ họa nào và bạn chỉ cần tra cứu thông số kỹ thuật của nhà sản xuất trực tuyến.

Nếu bạn không biết mình có GPU nào, thì ngay trong Windows, bạn vào chức năng tìm kiếm trên thanh tác vụ và tìm kiếm “Advanced display”( Màn hình nâng cao). Tại đây bạn sẽ thấy thông tin được hiển thị và bạn mở cài đặt của nó để xem thông tin.

Cách kiểm tra VRAM mà bạn đang có
Cách kiểm tra VRAM mà bạn đang có

Trong cửa sổ thông tin hiển thị, hãy tìm thuộc tính display adapter properties và nhấp vào đó. Thao tác này sẽ hiển thị tất cả thông tin về GPU của bạn và dung lượng VRAM bạn có, được hiển thị dưới dạng bộ nhớ video chuyên dụng.

Check Vram
Cách kiểm tra VRAM mà bạn đang có
Cách kiểm tra VRAM mà bạn đang có
Cách kiểm tra VRAM mà bạn đang có

Cách tối ưu hóa VRAM của bạn hiệu quả

Trong hầu hết các trường hợp thì bạn không thể chủ động nâng cấp hoặc ép xung VRAM trên GPU của mình. Hầu hết các Game hiện này đề tận dụng nén kết cấu, tải động và quản lý bộ nhớ để thực hiện nhiều công việc nặng. Nếu bạn thực sự muốn tối ưu hóa hiệu suất VRAM, bạn có thể thứ một số cách sau:

  • Bạn nên xem xét kết cấu, vì việc giảm kết cấu trong trò chơi sẽ dẫn đến tăng tốc độ khung hình và chơi game mượt mà hơn. Hãy giảm kết cấu từ từ để thấy rõ sự thay đổi khi hiệu suất đạt mức tối ưu. Việc giảm kết cấu giúp tối ưu hiệu suất đáng kể, giảm giật lag mà không ảnh hưởng đến giao diện game.
  • Hãy xem xét cài đặt Ray Tracing của bạn. Game khác nhau sẽ cho phép mức tùy chỉnh khác nhau khi Ray Tracing. Hãy thử từng bước cài đặt ray tracing cho đến khi bạn nhận thấy hiệu suất và giao diện đạt mức tối ưu, hoặc nếu trò chơi cho phép bạn có thể tắt từng kỹ thuật cụ thể.

Kết luận

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về VRAM – loại RAM chuyên dụng dành cho các ứng dụng yêu cầu đồ họa như game, phần mềm chỉnh sửa video và ứng dụng đồ họa 3D. Loại RAM này có vai trò quan trọng giúp trò chơi, ứng dụng được hiển thị hình ảnh mượt mà hiệu suất tối ưu với băng thông cao. Chúng tôi hy vọng rằng, với những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.

Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu thuê VPS GPU để chơi Game hoặc thuê Server vật lý phát triển ứng dụng game, ứng dụng đồ họa, liên hệ ngay LANIT để được tư vấn nhanh nhất nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!