Boundary Testing là gì?
Boundary Value Analysis (Phân tích giá trị biên) Là kỹ thuật kiểm thử phần mềm, tập trung vào các giá trị ở ranh giới của đầu vào. Đối với Positive testing, chúng ta sử dụng giá trị biên nằm trong khoảng giá trị hợp lệ, còn Negative testing sử dụng giá trị nằm ngoài ranh giới. Kỹ thuật này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chính xác và tin cậy của chương trình, đặc biệt trong các ứng dụng thương mại.
Boundary Testing là kỹ thuật trong kiểm thử hộp đen, tập trung vào các giá trị biên và giá trị gần kề biên của đầu vào. Lỗi thường xuất hiện nhiều ở giá trị biên và các giá trị gần kề biên, do đó việc thiết kế testcase tuân theo quy tắc dưới đây:
- Giá trị biên nhỏ nhất (GTBNN) -1
- Giá trị biên nhỏ nhất (GTBNN)
- Giá trị biên lớn nhất (GTBLN)
- Giá trị biên lớn nhất (GTBLN)+1
Ưu điểm và nhược điểm của Boundary Testing
Ưu điểm
- Kỹ thuật phân tích giá trị biên tập trung vào kiểm thử chỉ các giá trị biên của đầu vào. Điều này giúp tạo ra các bộ kiểm thử hiệu quả để phát hiện lỗi.
- Tiết kiệm thời gian trong thiết kế và thực hiện bộ kiểm thử.
- Phát hiện lỗi tại giá trị biên hiệu quả.
- Tiết kiệm chi phí cho các dự án kiểm thử
- Dễ triển khai
Hạn chế
- Phân tích giá trị biên không đảm bảo phát hiện mọi lỗi trong phần mềm.
- Có hạn chế trong ứng dụng: Chỉ hữu ích trong những trường hợp có thể giả định giá trị biên của đầu vào.
- Boundary Người kiểm thử cần hiểu rõ về hệ thống và dữ liệu đầu vào để áp dụng phân tích giá trị biên.
- Không xác định giới hạn tuyệt đối: Phương pháp này không thể xác định giá trị tối đa và tối thiểu của một tham số đầu vào.
Các bước thực hiện Boundary Testing
- Bước 1: Xác định biến đầu vào cũng như các giá trị của chúng.
- Bước 2: Đặt ra các giới hạn giá trị: nói rõ hơn, xác định giới hạn giá trị của các biến đầu vào, bao gồm giá trị tối thiểu, giá trị tối đa và các giá trị nằm ở giữa.
- Bước 3: Lựa chọn giá trị kiểm thử gồm giá trị biên và giá trị giữa.
- Bước 4: Tạo trường hợp kiểm thử gồm giá trị biên/giữa.
- Bước 5: Thực hiện kiểm thử, ghi kết quả rồi phân tích lỗi để xử lý.
Điểm khác biệt giữa phân vùng tương đương và boundary testing
Dưới đây là bảng so sánh giữa Boundary Testing (phân tích giá trị biên) và phân vùng tương đương:
Tiêu chí | Phân Tích Giá Trị Biên | Phân Vùng Tương Đương |
Định Nghĩa | Tập trung kiểm thử giá trị đầu vào tại các giá trị biên (tối thiểu và tối đa). | Chia các giá trị đầu vào thành các nhóm tương đương để tối ưu hóa quá trình kiểm thử. |
Mục Đích | Phát hiện các lỗi tiềm ẩn liên quan đến giá trị đầu vào tại các giá trị biên. | Tìm kiếm các lỗi tiềm ẩn trong phần mềm bằng cách tập trung kiểm thử các trường hợp có khả năng gây ra lỗi nhiều hơn. |
Phạm Vi Áp Dụng | Áp dụng cho các giá trị đầu vào có giá trị tối thiểu và tối đa. | Áp dụng cho các giá trị đầu vào không giới hạn. |
Cách Thức Thực Hiện | Tập trung vào kiểm tra giá trị đầu vào tại giá trị biên. | Chia các giá trị đầu vào thành các nhóm tương đương. |
Hiệu Quả | Hiệu quả trong việc phát hiện các lỗi liên quan đến giá trị đầu vào tại các giá trị biên. | Hiệu quả trong việc tối ưu hóa quá trình kiểm thử bằng cách chia các giá trị đầu vào thành các nhóm tương đương. |
Kết luận
Trên đây là bài viết tìm hiểu về Boundary Testing là gì? Nếu có gì thắc mắc hãy liên hệ để LANIT giúp bạn giải đáp và đừng quên theo dõi LANIT để không bỏ lỡ những tin tức thú vị nhé!