Solidity là gì?
Solidity là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và bậc cao, dùng để tạo ra các Smart Contract. Smart Contract giúp tự động hóa các giao dịch trên nền tảng blockchain. Ý tưởng về Solidity được đề xuất bởi Gavin Wood vào năm 2014, và đã được phát triển bởi một nhóm nhà phát triển Ethereum gồm Alex Beregszaszi, Christian Reitwiessner, Vitalik Buterin,….
Solidity có sự tương đồng với JavaScript và cũng sở hữu một số đặc điểm tương tự với các ngôn ngữ như C++ và Python.
Solidity được thiết kế để hướng đến đối tượng là các nhà phát triển phần mềm quan tâm đến việc xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApp) trên nền tảng Ethereum. Với những tính năng nổi bật, ngôn ngữ này hứa hẹn làm cho quá trình viết code trở nên đơn giản và dễ hiểu hơn đối với các nhà phát triển.
Solidity hoạt động như thế nào?
Solidity hoạt động trên nền tảng Ethereum – nền tảng hàng đầu về Smart Contract trong thị trường tiền mã hóa. Smart Contract mang lại một công nghệ độc đáo và có ích cho nhiều dự án từ tài chính phi tập trung (DeFi), nền tảng DAO, thị trường NFT, sàn giao dịch phi tập trung (DEX) đến thế giới ảo (Metaverse),…
Nhà phát triển sử dụng Solidity để viết chương trình. Trong đó, yếu tố quan trọng trong quá trình thực thi mã Solidity là EVM – một môi trường chạy cho Ethereum Smart Contract. Solidity code được chuyển đổi sang Ethereum Bytecodes và EVM thực thi chúng để tạo ra các ứng dụng chạy trên blockchain.
Lập trình viên cũng có khả năng viết mã Solidity ở cấp độ cao hơn trên EVM. Trình biên dịch sau đó sẽ dịch ngược các đoạn code này thành các lệnh mà bộ xử lý của EVM có thể hiểu và thực thi. Điều này giúp tối ưu hóa quá trình phát triển và triển khai ứng dụng dựa trên Smart Contract.
Ưu điểm – Hạn chế của Solidity
Để hiểu rõ hơn Solidity là gì, hãy cùng xem qua những ưu và nhược điểm của Solidity sau đây:
Ưu điểm
- Sự bền vững của Solidity cho phép tạo ra các Smart Contract đáng tin cậy và an toàn, đồng thời giảm chi phí quản lý và sự phụ thuộc vào bên thứ ba.
- Sự tương quan với C++, JavaScript, Python cho phép Solidity sử dụng những đặc điểm phổ biến như thao tác chuỗi, hàm, biến, class, phép toán số học và các thành phần khác, giúp việc học và sử dụng Solidity trở nên đơn giản hơn.
- Ngôn ngữ này có “Natural Language Specification” có thể chuyển đổi các thông số kỹ thuật tập trung vào người dùng thành ngôn ngữ máy móc dễ hiểu hơn.
- Đồng thời, Solidity hỗ trợ nhiều tài liệu mã nguồn mở về cách triển khai ứng dụng và các trường hợp sử dụng khác nhau. Ví dụ, nếu bạn muốn tạo một sàn giao dịch phi tập trung (DEX), bạn có thể sao chép mã nguồn (hard fork) từ Uniswap và bổ sung các tính năng tiên tiến hơn.
Hạn chế
- Tính Bất Biến: Bạn không thể nâng cấp hoặc thêm tính năng mới sau khi đã triển khai. Đây là một hạn chế trong việc điều chỉnh hoặc cập nhật ứng dụng theo thời gian.
- Sự đổi mới của Solidity: Solidity là một ngôn ngữ khá mới dẫn đến việc có ít thư viện và tài liệu tham khảo cho nhà phát triển. Tạo ra thách thức đối với những người mới bắt đầu học Solidity.
Ứng dụng của Solidity trong Blockchain
Thông tin trên Blockchain được quản lý trực tiếp từ những người tham gia hệ thống, không qua bất kỳ trung gian nào. Những khối thông tin này được cố định và không thể thay đổi, chỉ được bổ sung bởi các bên liên quan. Sử dụng ngôn ngữ lập trình Solidity giúp các lập trình viên viết mã và tạo ra các khối dữ liệu trên nền tảng Blockchain một cách dễ dàng hơn.
Ngày nay, nhiều loại hợp đồng hoặc nhiều cam kết được thiết lập thông qua Blockchain, tạo điều kiện cho quá trình ký kết diễn ra nhanh chóng và hiệu quả trên toàn cầu chỉ cần có kết nối internet. Nhờ vào Solidity, các nhà phát triển có thể dễ dàng tích hợp công nghệ Blockchain vào nhiều lĩnh vực kinh tế và cuộc sống.
Các nền tảng Blockchain có ứng dụng Sodility là Hedera Hashgraph, TRON, Ethereum, Avalanche, Binance Smart Chain,…
Kết luận
Qua những thông tin được cung cấp bên trên, LANIT tin rằng các bạn đã có cái nhìn tổng quan về Solidity là gì, những ứng dụng trong cuộc sống và biết cách sử dụng thật hiệu quả. Đừng quên theo dõi Lanit để cập nhật nhiều bài viết thú vị về công nghệ hơn nữa nhé!