Thẻ Input trong HTML là gì?
Thẻ Input trong HTML là một công cụ quan trọng cho phép người dùng nhập thông tin trực tiếp vào trang website, sau đó gửi thông tin đó đến máy chủ để xử lý ví dụ tên người dùng, địa chỉ email, mật khẩu, số điện thoại,… Thẻ Input có thể được sử dụng để tạo các ô nhập dữ liệu như ô tìm kiếm, ô đăng nhập, ô đăng ký, ô nhập thông tin cá nhân,…
Một điểm đặc biệt của thẻ Input trong HTML là nó cung cấp nhiều thuộc tính quan trọng giúp tối ưu hóa trang web bằng công cụ SEO. Các thuộc tính như “type”, “value”, “name”, “autocomplete”, “placeholder”, “required” và “pattern” giúp bạn xác định, điều chỉnh ô nhập dữ liệu hoạt động trên trang web của bạn nhằm tối ưu hóa SEO.
Nói chung, thẻ Input là một trong những phần tử phổ biến nhất trong HTML và được sử dụng rộng rãi trên các trang website sở hữu biểu mẫu liên hệ, đăng ký hay trang thanh toán trực tuyến.
Các thuộc tính thẻ Input trong HTML
Thẻ Input trong HTML là một trong những thẻ được sử dụng phổ biến nhất nhằm tạo các ô nhập liệu trên trang web. Thẻ Input có nhiều thuộc tính cho phép bạn tùy chỉnh và điều chỉnh cách mà các ô nhập liệu hoạt động. Dưới đây là các thuộc tính chính của Thẻ Input trong HTML:
- Type: Xác định loại dữ liệu mà ô đầu vào cho phép, chẳng hạn như văn bản, mật khẩu, email, số, ngày, tìm kiếm, số điện thoại, tệp, địa chỉ,…. Thuộc tính này quyết định cách mà ô đầu vào hoạt động. Đây là thuộc tính quan trọng hàng đầu.
- Name: Thuộc tính cho phép đặt tên cho ô đầu vào, các phần tử khác trên trang web truy cập và sử dụng dữ liệu nhập vào ô này.
- Value: Đây là giá trị mặc định của ô đầu vào khi trang web được tải lên. Người dùng có thể giữ nguyên giá trị này hoặc thay đổi nó.
- Placeholder: Thuộc tính này thêm một văn bản mẫu vào ô đầu vào, giúp người dùng hiểu nội dung cần nhập vào ô.
- Required: Nếu được thiết lập là true, ô đầu vào trở thành bắt buộc phải điền trước khi gửi biểu mẫu.
- Disabled: Khi được đặt thành true, ô đầu vào trở nên không hoạt động và người dùng không thể nhập liệu vào đó.
- Readonly: Thuộc tính này cho phép hiển thị dữ liệu trong ô đầu vào nhưng không cho phép người dùng thay đổi giá trị.
- Size: Xác định độ rộng của ô đầu vào dựa trên số lượng ký tự.
- Max-length: Xác định số ký tự tối đa được phép nhập trong ô đầu vào.
- Min và max: Được sử dụng cho các loại ô nhập số, xác định giá trị tối thiểu và tối đa cho ô đầu vào.
- Step: Xác định bước nhảy giữa các giá trị cho ô nhập số.
- Autocomplete: Cho phép cung cấp các giá trị đã nhập trước đó cho ô đầu vào, giúp người dùng tiết kiệm thời gian nhập liệu.
Nhờ các thuộc tính này mà thẻ Input trong HTML trở nên linh hoạt hơn, tùy chỉnh dễ dàng, đáp ứng nhu cầu của người dùng và trang website.
Bên cạnh các thuộc tính đã nêu ở trên, Thẻ Input còn có một số thuộc tính khác, mặc dù chúng không phổ biến bằng như formaction, accept, form, alt, formnovalidate, formenctype, multiple, height, formmethod, list, formtarget, size, pattern và width.
Lợi ích của thẻ Input trong HTML là gì?
Dưới đây là một số lợi ích của thẻ Input trong HTML:
- Tạo đa dạng trường dữ liệu: Thẻ Input cho phép tạo nhiều loại trường dữ liệu khác nhau, bao gồm ô văn bản, nút radio, nút checkbox, danh sách thả xuống,… Điều này mang lại tính linh hoạt và sự tùy biến cho trang web.
- Kiểm soát kiểu dữ liệu: Thẻ Input cho phép người dùng xác định kiểu dữ liệu của trường đầu vào như số điện thoại, kiểu dữ liệu email, số nguyên,… Điều này giúp đảm bảo tính chính xác của dữ liệu nhập và giảm thiểu lỗi nhập liệu.
- Kiểm soát trường dữ liệu bắt buộc: Sử dụng thuộc tính “required” của thẻ Input để buộc người dùng phải điền thông tin vào trường đầu vào. Đảm bảo rằng dữ liệu cần thiết đã được cung cấp và giúp tránh sai sót trong quá trình nhập liệu.
- Kiểm soát giá trị: Các thuộc tính như “max”, “step”, “min” và “pattern” của thẻ Input có thể được sử dụng để hạn chế giá trị mà người dùng có thể nhập trong trường đầu vào. Điều này đảm bảo rằng các giá trị nhập vào tuân theo yêu cầu của trang web.
- Tích hợp với công nghệ khác: Thẻ Input có thể tích hợp với các công nghệ như JavaScript, CSS hay các thư viện JavaScript như jQuery nhằm tạo ra các trường đầu vào có thể tùy chỉnh và phức tạp hơn. Điều này cho phép tương tác cao hơn và linh hoạt trong thiết kế trang web.
Cấu trúc của thẻ Input trong HTML là gì?
Thẻ Input có cấu trúc đơn giản như sau:
<input type="text" name="firstname">
Trong đó, thuộc tính “type” xác định loại ô đầu vào ví dụ ở đây là “text” Bạn có thể sử dụng các loại khác như “number”, “password”, “date”, “email”….
Thuộc tính “name” được sử dụng nhằm đặt tên cho ô đầu vào. Khi người dùng nhập dữ liệu và gửi biểu mẫu (form), thuộc tính này xác định giá trị của ô đầu vào trong quá trình xử lý.
Cách tối ưu SEO bằng thẻ Input trong HTML
Để tối ưu hóa SEO cho website của bạn, không chỉ cần quan tâm đến các yếu tố như thẻ meta, tiêu đề, nội dung chất lượng hay liên kết trang web, mà còn cần quan tâm đến việc sử dụng thẻ Input trong HTML. Sau đây là một số cách giúp bạn cải thiện SEO cho thẻ Input trong HTML:
- Sử dụng thuộc tính “name”: Đặt tên cho mỗi ô đầu vào bằng thuộc tính “name”. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của ô đầu vào và cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác hơn.
- Sử dụng các thuộc tính quan trọng: Đặt các thuộc tính như “placeholder”, “required” hay “pattern” cho ô đầu vào. Những thuộc tính này giúp người dùng hiểu cách điền thông tin đúng cách và giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung website của bạn.
- Tối ưu hóa vị trí: Đặt ô đầu vào tại vị trí thuận tiện và có ý nghĩa trong nội dung của trang web. Sử dụng thẻ “label” để giải thích rõ hơn về ô đầu vào và giúp người dùng hiểu rõ chức năng của nó.
- Mô tả ngắn và chính xác: Đặt mô tả ngắn và chính xác cho ô đầu vào để giúp người dùng hiểu rõ chức năng, cách sử dụng ngay từ ban đầu.
- Sử dụng kiểu Input phù hợp: ví dụ như kiểu Input “email” cho ô nhập email, “number” cho ô nhập số, “date” cho ô nhập ngày tháng,…
- Sử dụng thuộc tính “alt” cho hình ảnh: Khi sử dụng thẻ Input cho hình ảnh, đừng quên sử dụng thuộc tính “alt” để cung cấp mô tả hình ảnh. Điều này giúp tối ưu hóa trang web cho công cụ tìm kiếm và cải thiện thứ hạng trong kết quả tìm kiếm.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp mọi điều bạn cần biết về thẻ Input trong HTML. Hy vọng bạn đã hiểu sâu hơn về thẻ Input trong HTML là gì và đừng ngại ngần đặt bất kì câu hỏi nào để LANIT giải đáp thắc mắc nhé!