VSync là gì? VSync Có Tốt Hơn G-Sync hay FreeSync không?

VSync là tính năng hiển thị để giữ cho màn hình gaming đồng bộ với GPU. Nó vừa có vai trò quan trọng trong việc chơi game vừa là tiêu chí để tạo nên màn hình chơi game tốt. Theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé!

Công nghệ VSync là gì?

VSync là công nghệ đồ họa được thiết kế để đồng bộ với tần suất khung hình của trò chơi với tốc độ làm mới của mình hình chơi game. Đi đầu bởi các nhà sản xuất GPU, công nghệ này giải quyết được vấn đề rách màn hình, xảy ra khi màn hình của bạn đồng thời hiển thị các phần của nhiều khung hình. Rách màn hình xảy ra khi tốc độ làm mới của màn hình không được đồng bộ hóa với số khung hình do card đồ họa tạo ra.

Nó đặc biệt dễ nhận thấy trong các trò chơi có nhịp độ nhanh với các thành phần hình ảnh theo chiều dọc, như cây cối, lối vào hoặc tòa nhà. Khi xảy ra hiện tượng này, những đường này sẽ không thẳng hàng một cách rõ ràng, chúng sẽ phá vỡ tính nghệ thuật và làm cho một trò chơi từ đẹp mắt trở nên xấu xí.

Cách thức hoạt động của VSync

VSync thực hiện các công việc để giúp giảm thiểu tình trạng rách màn hình khi chơi game. Đầu tiên, nó giới hạn tốc độ khung hình đầu ra của card đồ họa theo tốc độ làm mới của màn hình, giúp dễ dàng tránh được tình trạng số khung hình trên giây cao hơn mà mình hình có thể xử lý.

Điều này được thực hiện bằng cách ngăn GPU làm bất cứ điều gì với bộ nhớ hiển thị cho đến khi màn hình kết thúc chu kỳ làm mới hiện tại của nó. Thực tế, là không cung cấp thêm thông tin nào cho đến khi màn hình đã sẵn sàng. Thông qua sự kết hợp của double buffering và page flipping, VSync đồng hộ hóa việc vẽ khung hình lên màn hình chỉ khi nó hoàn tất chu kỳ làm mới, vì vậy bạn sẽ không bao giờ thấy vấn đề rách màn hình khi bật VSync.

VSync là gì? VSync Có Tốt Hơn G-Sync hay FreeSync không?
VSync là gì?

Điểm khác biệt của Công nghệ VSync

VSync chỉ giúp chống rách màn hình và nó chỉ thực sự làm được bằng cách giới hạn fps khi cần thiết. Nếu màn hình của bạn không thể theo kịp fps hay một số game cụ thể, VSync sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, VSync không thể cải thiện độ phân giải, màu sắc hoặc mức độ sáng như HDR.

Bằng cách buộc các khung hình phải được kết xuất hoàn toàn trước khi hiển thị, fps của bạn có thể bị chịu ảnh hưởng và trong trường hợp tốt nhất, fps của bạn bị giới hạn ở tốc độ làm mới của màn hình. Trong các trò chơi khi fps cao hơn có thể dẫn đến giảm độ trễ đầu vào, nó cũng ảnh hưởng đến hiệu suất cạnh tranh của bạn.

Nếu bạn thực sự muốn tận dụng tối đa khả năng chơi game của PC, điều quan trọng là phải tinh chỉnh cài đặt của bạn đến mức tối đa.

Bạn cần chuẩn bị gì để kích hoạt VSync?

Bạn sẽ không cần một màn hình khác để sử dụng VSync, vì chúng được thiết kế để hoạt động với mọi loại màn hình. Bạn cần một card đồ họa để hỗ trợ nó. VSync, Nvidia và AMD đều có các tùy chọn bật cài đặt trong trình điều khiển của họ cho tất cả các trò chơi. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thực hiện nó trên từng trò chơi riêng lẻ, hầu như các trò chơi đều cung cấp tùy chọn bật/tắt trong menu cài đặt đồ họa.

Hạn chế của VSync là gì?

VSync không phải là một giải pháp hoàn hảo và có thể gây ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game của bạn, ngay cả khi nó hữu ích và hoạt động như mong đợi. Nếu màn hình và trò chơi gặp các vấn đề khi đồng bộ hóa thì VSync có thể giảm đáng kể tốc độ khung hình của bạn để cố gắng tìm điểm mà chúng có thể đồng bộ hóa.

Việc đó có thể dẫn đến độ trễ đầu vào và tăng độ giật, làm giảm trải nghiệm chơi game của người dùng. Hiện tượng rách màn hình dễ nhận thấy nhất trong các trò chơi có nhịp độ nhanh như game bắn súng, game đối khám nhưng không có nghĩa là nó không ảnh hưởng đến tất cả các thể loại game.

Đây là lý do tại sao nếu bạn đặc biệt nghiêm túc với những trò chơi này, việc bật VSync có thể không đáng. Một thiết lập khác được gọi là triple buffering (bộ đệm ba) có thể làm giảm bớt các vấn đề của VSync, nhưng việc này không đi kèm với bất kỳ sự đảm bảo nào.

Adaptive VSync và Fast Sync là gì?

Các công ty GPU đã nhận thấy rõ những vấn đề tiềm ẩn của VSync khi nó được phát hành lần đầu và họ cũng đã cố gắng tạo ra các phiên bản cải tiến kể từ đó. Đó là lý do tại sao khi bạn vào bảng điều khiển GPU, bạn có thể thấy các tùy chọn đồng bộ hóa khác nhau. Các dạng VSync nâng cao bao gồm:

  • Adaptive VSync: Đây là cải tiến của Nvidia giúp theo dõi tốc độ làm mới tối đa của màn hình. Nếu FPS của trò chơi bằng hoặc cao hơn tốc độ làm mới, VSync sẽ được bật. Nếu FPS giảm thì chúng sẽ bị vô hiệu hóa, để ngăn chặn các vấn đề về giật lag đầu vào.
  • Fast Sync: là một dạng Adaptive VSync tiên tiến hơn của Nvidia, cho phép VSync khi cần thiết và tự động thêm triple buffering để cho ra dữ liệu khung hình tốt nhất. Chúng tốn nhiều ngăn lượng để sử dụng nhưng giúp khắc phục nhiều sự cố của VSync.
  • Enhanced Sync: Là phiên bản Fast Sync của AMD. Nó vô hiệu hóa VSync khi tốc độ khung hình giảm xuống dưới tốc độ làm mới của màn hình để ngăn các sự cố liên quan.

VSync có tốt hơn G-Sync hay FreeSync không?

GSync của Nvidia và FreeSync của AMD hướng đến mục tiêu cải thiện khả năng của VSync. Cả hai công nghệ GPU này đều hoạt động để đồng bộ hóa tốc độ làm mới và dữ liệu trên từng khung hình của GPU. Các công ty muốn giải quyết các vấn đề với VSync, đặc biệt là độ chính xác và tính đồng nhất của hình ảnh cũng như hiện tượng rách màn hình.

Về bản chất G-Sync và FreeSync là phiên bản hiệu quả hơn của phần mềm VSymc, nếu chúng có sẵn, bạn nên trải nghiệm dùng thử nó.

Tuy vậy, những công nghệ ngay tương thích với card đồ họa và màn hình của bạn. Hầu hết các màn hình đều có G-Sync hay FreeSync, nhưng chỉ hỗ trợ ở mức tối thiểu. Vì chúng là phần mềm cạnh tranh nên bạn sẽ gặp khó khăn khi tìm màn hình sử dụng cả ahi chức năng này. Cuối cùng, bạn có thể sẽ phải cố gắng kết hợp khả năng của mình hình với GPU. Miễn là bạn hiểu thông số kỹ thuật của cả hai thiết bị trước khi mua thì việc này khá dễ để thực hiện.

Vậy những ai có thể sử dụng G-Sync và FreeSync? Câu trả lời là hầu hết nhưng không phải tất cả. Những card đồ họa hiện nay của Nvidia và AMD giúp bạn truy cập vào G-Sync hoặc FreeSync. Còn với VSync thì ai cũng có thể sử dụng, nếu máy tính của bạn có thể chạy game thì chúng hỗ trợ VSync.

Người dùng Nvidia cần sở hữu tối thiểu GPU GTX 650 Ti Boost để tương thích với G-Sync cơ bản và card GTX 1050 hoặc cao hơn để tương thích với G-Sync HDR. Có nghĩa là nếu bạn sở hữu một trong những card đồ họa tốt nhất như Nvidia GeForce RTX 4070 Super thì bạn chắc chắn truy cập được vào G-Sync. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng màn hình cũng rất quan trọng, do chỉ có một số màn hình hỗ trợ G-Sync. G-Sync đã có tại Win 7, Win 8.1, win 10 và win 11.

AMD FreeSync cũng khá dễ tiếp cận, không bị độc quyền bởi chủ sở hữu GPU AMD mà một số GPU Nvidia cũng hỗ trợ được. Để chạy AMD FreeSync trên card đồ họa Radeon, bạn sẽ cần ít nhất GPU AMD Radeon RX 200. Freesync cũng có sẵn trên các thiết bị tương thích như AMD, Ryzen, APUs.

Hướng dẫn cách bật VSync

Nếu bạn có card đồ họa hỗ trợ VSync, bạn có thể dễ dàng bật chúng để đảm bảo hiệu suất mượt mà trên hầu hết các màn hình. VSync có thể được kích hoạt kể cả khi bạn dùng công nghệ AMD FreeSync (AMF) hoặc trình điều khiển đồ họa Nvidia. Ngoài ra, bạn có thể chuyển đổi cài đặt VSync trong các tùy chọn đồ họa của trò chơi.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn, dưới đây là các bước để bật VSync bằng Nvidia Control Panel trên PC của bạn:

  • Chọn nút Start và gõ Nvidia Control Panel trong thanh tìm kiếm. Sau đó chọn Enter để khởi chạy Nvidia Control Panel.
  • Lúc này, bạn sẽ thấy tùy chọn quản lý cài đặt 3D ở phía bên trái của bảng điều khiển => Chọn Vertical Sync nằm ở dưới tab Global Settings.
  • Nếu chưa bật, bạn chỉ cần chọn Bật từ menu thả xuống để kích hoạt VSync.
VSync là gì? VSync Có Tốt Hơn G-Sync hay FreeSync không?
Có nên bật VSync không?

Nên tắt hay bật VSync?

Để quyết định nên bật hay tắt VSync, cần phụ thuộc vào loại trải nghiệm chơi game bạn đang có. Trường hợp nếu bạn gặp các vấn đề về rách màn hình hoặc các dấu hiệu khác cho thấy lối chơi của bạn không thể theo kịp thốc độ làm mới của màn hình thì bạn nên bật VSync. Công nghệ này giúp tối ưu hóa khung hình cũ đến mức bạn sẽ thấy nó được tích hợp sẵn vào hầu hết các phần cứng theo mặc định. Khi bạn muốn tắt chúng có thể là khi bạn nhận thấy lượng khung hình giảm bất thường. Độ trễ đầu vào lớn có thể là một tình hướng khác mà bạn có thể muốn thử tắt VSync.

Kết luận

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về VSync – Công nghệ đồ họa để đồng bộ với tần suất khung hình của trò chơi với tốc độ làm mới của mình hình chơi game. Dựa vào nhu cầu cũng như thực tế vấn đề gặp phải mà bạn lựa chọn có nên bật VSync hay không. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tư vấn về dịch vụ VPS GPU để chơi game mượt mà, liên hệ ngay LANIT nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!