Round Trip Time là gì? Tại sao RTT lại quan trọng trong mạng?

Round Trip Time RTT là khoảng thời gian tối thiểu để một gói tin đi từ nguồn đến đích và trở lại nguồn. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất mạng. Cùng LANIT tìm hiểu về vai trò và cách tính RTT ở bài viết dưới đây nhé!

Round Trip Time là gì?

Round Trip Time (RTT) là khoảng thời gian cần thiết để một gói dữ liệu đi từ nguồn đến đích và phản hồi lại. Nó được đo bằng mili-giây (ms) và là chỉ số quan trọng thể hiện hiệu suất mạng cho các ứng dụng web. RTT cùng với TTFB là hai chỉ số chính để đo độ trễ mạng, thời gian tải trang và chất lượng chung của mạng. Việc giảm RTT là cách để cải thiện độ trễ, và là mục tiêu chính của CDN.

Round Trip Time là gì? Tại sao RTT lại quan trọng trong mạng?
Round Trip Time là gì?

Các yếu tố ảnh hưởng đến RTT

Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến RTT:

Khoảng cách: Độ dài tín hiệu truyền đi phải tương quan với thời gian yêu cầu đến máy chủ và thời gian phản hồi đến trình duyệt. RTT tỷ lệ thuận với khoảng cách vật lý giữa các thiết bị. Khi khoảng cách càng cao thì thì RTT càng cao.

Phương tiện truyền: Phương tiện được dùng để định tuyến tín hiệu như dây đồng hoặc cáp quang có thể ảnh hưởng đến tốc độ máy chủ nhận được yêu cầu và định tuyến lại cho người dùng. Kết nối có dây thường có RTT thấp hơn các kết nối không dây do tính ổn định và giảm nhiễu tín hiệu.

Số lượng hops mạng: Bộ định tuyến hoặc máy chủ trung gian mất thời gian để xử lý tín hiệu, làm tăng RTT, tín hiệu phải đi qua càng nhiều hop thì RTT càng cao.

Chất lượng thiết bị mạng: Bộ định tuyến, bộ chuyển mạch và tường lửa gây ra độ trễ xử lý, nhất là khi chúng bị quá tải hoặc cấu hình sai.

Lưu lượng truy cập: RTT tăng khi mạng bị nghẽn với mức lưu lượng truy cập cao, ngược lại thời gian lưu lượng truy cập thấp RTT sẽ giảm.

Thời gian phản hồi của máy chủ: Nó phụ thuộc vào khả năng xử lý của máy chủ, số lượng yêu cầu được xử lý và bản chất của yêu cầu. Thời gian phản hồi của máy chủ dài sẽ làm tăng RTT.

Mất gói tin: Các gói tin bị mất cần phải truyền lại, khiến RTT cao hơn. Điều này thường xảy ra trong các kết nối không ổn định hoặc mạng bị nhiễu.

Tại sao Round Trip Time RTT lại quan trọng trong mạng?

Round Trip Time RTT quan trọng trong mạng bởi nó có tác động trực tiếp đến hiệu suất và trải nghiệm của người dùng cuối trong các ứng dụng mạng cần tương tác như duyệt web. Quản trị viên mạng có thể sử dụng RTT để chuẩn đoán tốc độ và độ tin cậy của kết nối mạng, nhiều ứng dụng sẽ bị ngắt kết nối khi RTT quá cao.

Tại sao Round Trip Time RTT lại quan trọng trong mạng?
Tại sao Round Trip Time RTT lại quan trọng trong mạng?

Sau đây là các lý do cho thấy vai trò quan trọng của RTT trong mạng:

  • RTT cao có thể dẫn đến thời gian tải trang chậm, độ trễ cao, hiệu suất tổng thể kém. Còn khi RTT thấp sẽ cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn và có khả năng phản hồi nhanh hơn.
  • Quản trị viên mạng có thể sử dụng RTT để đánh giá trình trạng và độ tin cậy của kết nối mạng, Khi RTT có dấu hiệu bất thường, nó sẽ chỉ ra các vấn đề như nghẽ mạng, sự cố định tuyến hoặc độ trễ của máy chủ
  • Nhiều giao thức mạng như TCP, dựa vào phép đo RTT để tối ưu hóa việc truyền dữ liệu và kiểm soát tắc nghẽn. Ước tính RTT chính xác giúp các giao thức đưa ra quyết định tốt hơn, thích ứng với các điều kiện mạng thay đổi.

Cách đo Round Trip Time RTT

Round Trip Time RTT có thể được đo bằng nhiều công cụ và tiện ích khác nhau bao gồm sử dụng lệnh Ping, theo dõi lộ trình và sử dụng công cụ hiệu suất mạng, cụ thể:

  • Lệnh Ping: Sử dụng lệnh Ping để gửi các gói tin ICMP Echo Request đến máy chủ đích và đo thời gian cần thiết để nhận được Echo Reply.
  • Theo dõi lộ trình: Traceroute tiết lộ đường dẫn các gói dữ liệu đến máy chủ đích, bao gồm các giá trị RTT cho mỗi lần nhảy, giúp chẩn đoán nơi xảy ra các đột biến độ trễ.
  • Công cụ hiệu suất mạng: Các công cụ hiệu suất mạng tiên tiến cung cấp phân tích RTT chi tiết trên toàn mạng, nó tích hợp với bảng điều khiển giám sát mạng để có thông tin chi tiết liên tục.

Cách giảm RTT bằng cách sử dụng CDN

CDN là mạng lưới các máy chủ được đặt tại các vị trí chiến lược, mỗi máy chủ lưu trữ một bản sao nội dung của trang web, nó có thể giải quyết được các yếu tố ảnh hưởng đến RTT theo các cách sau:

  • Điểm hiện diện (PoPs): CDN duy trì mạng lưới các PoP phân tán về mặt địa lý, trung tâm dữ liệu, mỗi PoP chứa các bản sao lưu đệm nội dung web, giao tiếp với người truy cập web trong vùng lân cận. Nó làm giảm khoảng cách tín hiệu phải truyền đi và số lần nhảy mạng cần để đến máy chủ.
  • Bộ nhớ đệm web: CDN lưu trữ HTML, phương tiện và cả nội dung được tạo động trên PoP trong vùng địa lý người dùng. Yêu cầu của người dùng cũng có thể được giải quyết bởi PoP cục bộ và không cần phải di chuyển đến máy chủ gốc, làm giảm RTT.
  • Phân phối tải: Trong thời gian lưu lượng truy cập cao, CDN sẽ định tuyến các yêu cầu qua các máy chủ dự phòng có tình trang nghẽn mạng thấp hơn, giúp tăng thời gian phản hồi của máy chủ và giảm RTT.
  • Khả năng mở rộng: CDN hoạt động trên đám mây, có khả năng mở rộng cao và xử lý số lượng yêu cầu người dùng gần như vô hạn, giúp loại bỏ khả năng nghẽn phía máy chủ hiệu quả.
  • Truy cập Tier 1 : CDN thỏa thuận với ISP lớn để cung cấp quyền truy cập Tier 1 vào xương sống Internet. Giúp giảm số lượng các bước nhảy mạng mà một số kết nối phải đi qua, giảm đáng kể RTT.

Lời kết

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về Round Trip Time RTT – là khoảng thời gian cần thiết để một gói tin truyền yêu cầu đến khi nhận được phản hồi từ máy chủ. Đây là chỉ số quan trọng để đo lường hiệu suất và mức độ tin cậy của mạng. Nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ thêm khi thuê VPS giá rẻ tại LANIT, liên hệ ngay để được phản hồi sớm nhất nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network, Security, mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!