RDS Server là gì?
RDS viết tắt của Remote Desktop Services là một dịch vụ nằm trong hệ điều hành Microsoft Windows Server. Công cụ này cho phép người dùng truy cập từ xa vào các ứng dụng, máy tính để bàn của Windows. Đây được xem là công nghệ quan trọng được ứng dụng trong môi trường CNTT hiện đại.
Các thành phần chính của RDS
RDS bao gồm nhiều thành phần để hoạt động cùng nhau để cung cấp giải pháp toàn diện cho kết nối từ xa. Điển hình với các thành phần chính sau:
Remote Desktop Session Host (RDSH):
RDSH là thành phần chính, là xương sống của RDS Server, nó cung cấp khả năng lưu trữ phiên Remote Desktop các máy tính để bàn, ứng dụng Windows mà nhiều người có thể truy cập đồng thời. Nó quản lý các máy tính dựa trên phiên, đảm bảo phiên của người dùng được cô lập và bảo mật.
Chức năng chính của RDSH:
- Giúp quản lý nhiều phiên người dùng trên một máy chủ, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và duy trì bảo mật.
- Lưu trữ ứng dụng được cài đặt và quản lý trên RDSH, giúp cập nhật và bảo trì dễ dàng hơn.
Remote Desktop Connection Broker (RDCB):
Thành phần tiếp theo của RDS Server đó là RDCB. Thành phần này quản lý tất cả các kết nối của người dùng tới các phiên máy tính từ xa và phân phối chúng trên nhiều máy chủ RDSH.
Chức năng chính của RDCB:
- Đảm bảo người dùng có thể kết nối lại với các phiên hiện tại mà không bị mất kết nối
- Phân bổ các phiên của người dùng trên nhiều máy chủ đảm bảo sử dụng tài nguyên hiệu quả.
Remote Desktop Gateway (RDG):
RDG là thành phần cung cấp quyền truy cập an toàn vào tài nguyên RDS từ mạng bên ngoài.
Chức năng chính của RDG:
- Sử dụng HTTPS để tạo đường hầm cho lưu lượng RDS, truyền thông tin an toàn và đã được mã hóa giữa Client và Server.
- Cho phép quản trị viên thiết lập chính sách truy cập tài nguyên, tăng cường bảo mật.
Remote Desktop Virtualization Host (RDVH):
RDVH là thành phần cho phép người dùng truy cập máy ảo được lưu trữ trên máy chủ Windows, sử dụng công nghệ Hyper-V
Chức năng chính của RDVH:
- RDVH cho phép triển khai và quản lý các máy ảo trên Hyper-V
- Quản lý tài nguyên của máy chủ vật lý và phân phối chúng cho các máy ảo
- Kết hợp cùng RDCB để quản lý các phiên kết nối và phân phối máy ảo cho người dùng
- Cho phép người dùng truy cập các ứng dụng từ xa mà không cần truy cập toàn bộ máy tính để bàn với sự hỗ trợ của RemoteApp.
- Hỗ trợ các cơ chế bảo mật để đảm bảo các phiên được an toàn khi làm việc từ xa
Remote Desktop Web Access (RDWA):
RDWA là thành phần cuối cùng của RDS Server, nó cung cấp giao diện dựa trên web và cho phép người dùng truy cập tài nguyên RDS thông qua trình duyệt web, giúp việc truy cập linh hoạt và dễ dàng.
Chức năng chính:
- Người dùng có thể khởi chạy máy tính hoặc ứng dụng từ xa trực tiếp từ giao diện web
- Hỗ trợ truy cập từ nhiều thiết bị
Lợi ích khi triển khai Dịch vụ RDS Server
RDS Server là công cụ mang đến nhiều lợi ích khi người dùng triển khai, nó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động trong CNTT, cải thiện bảo mật và trải nghiệm người dùng. Cụ thể:
Quản lý tập trung và hiệu quả
RDS giúp đơn giản hóa việc quản trị CNTT bằng cách cung cấp các tính năng và công cụ quản lý tập trung, giúp bạn dễ dàng cập nhật, vá lỗi và triển khai các ứng dụng mới.
- Bảng điều khiển hợp nhất, cho phép quản trị viên quản lý phiên người dùng, ứng dụng và cài đặt máy chủ trên một giao diện duy nhất
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các bản cập nhật, bản vá trên tất cả các ứng dụng và máy tính từ xa.
Cải thiện bảo mật
RDS là công cụ hữu ích hỗ trợ các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và đảm bảo truy cập từ xa vào hệ thống an toàn:
- Sử dụng các giao thức mã hóa mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu trong quá trình truyền tải
- Hỗ trợ xác thực MFA và các biện pháp xác thực nâng cao khác để xác minh danh tính người dùng.
Nâng cao trải nghiệm người dùng
RDS cũng cung cấp trải nghiệm người dùng nhất quán, được cá nhân hóa trên nhiều phiên
- Lưu trữ các cài đặt và tùy chọn cá nhân trong các phiên kết nối, đảm bảo kết nối liền mạch, nâng cao trải nghiệm của người dùng
- Phân phổ tải nguyên hiệu quả để duy trì hiệu suất và khả năng phục hồi.
Ngoài những lợi ích trên, triển khai RDS cũng mang lại những lợi ích khác như:
- Giúp làm việc từ xa hiệu quả và linh hoạt
- Giảm chi phí đầu tư các thiết bị phần cứng, chi phí phần mềm
- Dễ dàng mở rộng theo nhu cầu doanh nghiệp
- Cho phép nhiều người cùng truy cập và sử dụng tài nguyên hoặc ứng dụng trên máy chủ
- Hỗ trợ nhiều nền tảng, thiết bị
- Khả năng phục hồi sau thảm họa, sự cố đơn giản vì được quản lý trên máy chủ
So sánh sự khác biệt giữa RDS và RDP
RDP là giao thức được Microsoft phát triển cho phép người dùng truy cập máy tính để bàn và ứng dụng từ xa. Nó được tích hợp cho hệ điều hành Windows và có thể kết nối đến các máy tính chạy Windows.
Giao thức này cung cấp các chức năng cơ bản để kết nối các máy tính từ xa, nó được nhiều tổ chức, cá nhân lựa chọn. Vậy phần mềm này khác với RDS như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tiêu chí | RDS | RDP |
Chức năng | Cung cấp giải pháp toàn diện diện để truy cập từ xa vào máy tính và ứng dụng | Cung cấp chức năng truy cập từ xa cơ bản |
Khả năng mở rộng | Có khả năng mở rộng và hỗ trợ nhiều người dùng | Chỉ một số người dùng được sử dụng |
Bảo mật | Bao gồm nhiều thành phần cung cấp khả năng bảo mật nâng cao, kết nối an toàn giữa máy khách và máy chủ. | RDP có một số rủi ro bảo mật khiến nó dễ bị tấn công và khai thác lỗ hổng. |
Quản lý | Gồm nhiều thành phần hoạt động cùng nhau để cung cấp giải pháp toàn diện để kết nối từ xa, điều này cũng khiến cho việc quản lý phức tạp hơn so với RDP | Việc quản lý đơn giản, thủ công, từng kết nối riêng lẻ |
Cấp phép | Yêu cầu từng licence riêng cho từng người dùng hoặc thiết bị kết nối với RDS | Được đi kèm với Windows và không yêu cầu licence riêng |
Vậy giữa RDP và RDS nên chọn cái nào?
RDS và RDP đều là các lựa chọn phổ biến cung cấp quyền truy cập từ xa vào máy tính và ứng dụng. Tuy nhiên, hai phương pháp này cung cấp tính năng và khả năng khác nhau. Để quyết định xem lựa chọn RDS hay RDP thì điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
RDS là giải pháp toàn diện cho phép các tổ chức cung cấp quyền truy cập từ xa vào máy tính cho nhiều người dùng. Nó có nhiều tính năng bảo mật nâng cao như xác thực hai yếu tố, nhận diện danh tính và mã hóa theo phiên. Kèm theo đó là các tính năng cân bằng tải, quản lý hồ sơ người dùng, giúp người dùng quản lý quyền truy cập từ xa dễ dàng hơn. Chính nhờ đó, phương pháp này phù hợp cho các tổ chức cần truy cập từ xa đến nhiều người dùng, yêu cầu bảo mật cao. Nó có thể được triển khai tại chỗ hoặc trên Đám mây một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của tổ chức.
Trong khi đó, RDP là giải pháp đơn giản hơn, nó cung cấp chức năng truy cập từ xa cơ bản. Được tích hợp vào Windows và có thể kết nối với máy tính Windows từ xa nên đây là lựa chọn tốt nhất cho người dùng chỉ cần truy cập từ xa vào một vài người dùng và không yêu cầu các tính năng bảo mật nâng cao. RDP là lựa chọn lý tưởng cho các tổ chức cho nhân viên làm việc từ xa ít, cần tối ưu chi phí. Những doanh nghiệp khong có đủ nguồn lực hoặc chuyên môn kỹ thuật để triển khai và quản lý giải pháp truy cập từ xa phức tạp như RDS.
Như vậy, giữa RDS và RDP, doanh nghiệp cần căn cứ vào nhu cầu của mình để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất.
Lời kết
Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về RDS Server – Giải pháp truy cập từ xa vào máy tính và các ứng dụng linh hoạt và bảo mật. Cùng với đó là các thành phần, lợi ích cũng như sự khác nhau giữa RDS và RDP. Doanh nghiệp hay tổ chức cần xem xét kỹ nhu cầu và ngân sách của mình để lựa chọn giải pháp phù hợp, hiệu quả giúp tối ưu hiệu suất và giảm chi phí.
Ngoài ra, nếu bạn đang cần một giải pháp lưu trữ phần mềm, ứng dụng hiệu quả, tham khảo ngay dịch vụ VPS của LANIT để giúp tối ưu hiệu suất công việc. Liên hệ ngay để được tư vấn và báo giá sớm nhất nhé!