RASP là gì?
RASP (Runtime Application Self-Protection) là một công nghệ bảo mất ứng dụng hiện đại theo thời gian thực, tập trung vào việc xác định và cô lập các mỗi đe dọa bảo mật 24/7 trên máy chủ, ứng dụng.
RASP được tích hợp trực tiếp vào ứng dụng hoặc môi trường chạy ứng dụng, cho phép nó thực hiện các khả năng giám sát, kiểm soát và phản ứng với các hành vi đáng ngờ, cuộc tấn công mạng ngay lập tức.
Cách thức hoạt động của RASP
RASP hoạt động như một thiết bị mạng nhưng hoạt động bên trong ứng dụng của bạn, mặc dù nó không thực hiện các thay đổi với mã của ứng dụng nhưng có thể kiểm soát những gì ứng dụng thực hiện. Điều này giúp RASP nhanh chóng ngăn chặn các mối đe dọa trước khi nó gây ra thiệt hại cho hệ thống ứng dụng.
RASP cũng có khả năng cảnh báo, bảo vệ và giải quyết các sự kiện bảo mật tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
RASP có thể ngăn chặn các cuộc tấn công tiêm nhiễm SQL bằng cách chặn các lệnh độc hại thực thi trên cơ sở dữ liệu của ứng dụng, giúp ngăn cơ sở dữ liệu thực thi mã độc. Do đó, giải pháp RASP có thể bảo vệ thông tin nhạy cảm trên cơ sở dữ liệu.
Lợi ích của phương pháp RASP
Giám sát ứng dụng theo thời gian thực:
RASP cung cấp khả năng bảo vệ ứng dụng 24/7 độc lập với quản trị viên, dữ liệu trong ứng dụng được tự bảo vệ, khiến kẻ xấu không thể sử dụng được. Đây là tính năng được nhiều tổ chức ưa chuộng, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công mạng hiệu quả.
Ngăn chặn thực thi mã, vi phạm dữ liệu
RASP giúp chủ động ngăn chặn các mối đe dọa về thực thi mã, mã độc làm ảnh thưởng đến hành vi của ứng dụng, giúp ngăn chặn mọi thiệt hại xảy ra ngay từ đầu, bảo vệ dữ liệu nhạy cảm của tổ chức trước các cuộc tấn công, phần mềm độc hại.
Phát hiện các cuộc tấn công Zero day:
Tấn công zero-day là cuộc tấn công bảo mật xảy ra vào cùng ngày mà lỗ hổng được phát hiện. RASP hoạt động theo thời gian thực nên nó có khả năng phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công này một cách nhanh chóng bằng cách xác định và phản hồi các hành vi bất thường trong ứng dụng.
Cung cấp dữ liệu theo ngữ cảnh
Khi RASP xác định các mối đe dọa tiềm ẩn, nó có thêm thông tin theo ngữ cảnh về trạng thái hiện tại của ứng dụng, dữ liệu và mã nào bị ảnh hưởng, ai đang tấn công, lỗ hổng nằm ở đâu, ứng dụng nào bị nhắm mục tiêu,…Điều này rất hữu ích để các nhóm bảo mật điều tra, phân loại và khắc phục lỗ hổng tiềm ẩn khi RASP chỉ ra vị trí lỗ hổng trong mã và cách khai thác chính xác.
Giảm số lượng kết quả dương tính giả
RASP có cái nhìn sâu sắc về nội bộ ứng dụng bao gồm khả năng xem một cuộc tấn công tiềm ẩn ảnh hưởng đến việc thực thi ứng dụng như thế nào. Phương pháp này hiệu quả cao trong việc phòng thủ chống lại các cuộc tấn công. Nó đủ thông minh để biết được sự khác biệt giữa một cuộc tấn công và yêu cầu thông tin, giúp giảm số lượng kết quả dương tính giả. Từ đó, giảm tải cho các nhóm bảo mật và cho phép họ tập trung vào các mối đe dọa thực sự.
Tiết kiệm thời gian và chi phí
Vì công nghệ RASP hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người nên giúp các nhóm bảo mật có thời gian để tập trung vào các công việc quan trọng khác. Đồng thời, nó được thiết kế dễ triển khai nhưng tạo ra sự khác biệt về tính chính xác nên nó giúp giảm chi phí trả trước và chi phí bảo vệ úng dụng hiệu quả.
Triển khai linh hoạt
RASP thường dựa trên các tiêu chuẩn HTML, dễ dàng điều chỉnh API để hoạt động với tiêu chuẩn và kiến trúc ứng dụng khác nhau. Điều này giúp nó bảo vệ các ứng dụng ngay cả các ứng dụng không phải web tiêu chuẩn như XML và RPC
Hỗ trợ đám mây:
RASP được thiết kế để tích hợp và triển khai như một phần của ứng dụng mà nó muốn bảo vệ. Điều này cho phép triển khai linh hoạt ở bất kỳ vị trí nào mà ứng dụng có thể chạy, bao gồm cả trên đám mây.
Thách thức khi áp dụng RASP
Giải pháp RASP còn khá mới
RASP vẫn là một công nghệ non trẻ với số lượng tổ chức đang sử dụng khá ít. Nó chưa được thử nghiệm ở mọi tình huống và các ứng dụng có thể gặp lỗi về độ trễ khi sử dụng công nghệ RASP chưa được tinh chỉnh.
Chạy ở cấp ứng dụng nên có thể ảnh hưởng đến hiệu suất ứng dụng:
RASP được triển khai trong mã của ứng dụng nên nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất ứng dụng, điều này có thể rõ ràng khi RASP được triển khai nếu không được tối ưu hiệu quả.
Hạn chế khi ứng dụng của bị lỗi
Nếu ứng dụng của bạn bị lỗi, RASP có thể sẽ vô ích. Nó vẫn có thể bảo vệ ứng dụng của bạn nhưng nó sẽ không khắc phục được bất kỳ vấn đề nào của ứng dụng. Nếu bạn biết ứng dụng của mình đang có vấn đề gì, hãy sửa lỗi trước khi áp dụng công nghệ RAST để có hiệu quả tốt nhất.
RASP hoạt động tốt hơn với DevSecOps
RASP nên được kết hợp với chính sách bảo mật DevSecOps để bảo vệ toàn diện ứng dụng khỏi các loại lỗ hổng. Các nhóm CNTT cần kết nối hiệu quả để phân loại đúng vấn đề và giải quyết một cách nhanh chóng.
Có thể cần sử dụng WAF
Tường lửa ứng dụng web (WAF) thường được kết hợp với RASP để bảo vệ ứng dụng web bằng cách kiểm tra lưu lượng truy cập vào – ra, ngăn chặn hiệu quả các mối đe dọa từ bên ngoài.
Các trường hợp sử dụng RASP
Tính linh hoạt của RASP thể hiện ở việc nó có thể được tích hợp với nhiều ứng dụng khác nhau. Nó được sử dụng phổ biến trong các trường hợp sau:
- Bảo vệ ứng dụng web: Triển khai RASP sẽ giúp bảo vệ ứng dụng web và API trước nhiều hình thức tấn công mạng khác nhau qua các lỗ hỏng của ứng dụng. Giúp hạn chế rủi ro an ninh mạng và giảm bề mặt tấn công của cơ sở hạ tầng hướng đến web.
- Phòng ngừa lỗ hổng zero-day: RASP được triển khai để bảo vệ các ứng dụng quan trọng trong tổ chức để chống lại các lỗ hổng Zero Day.
- Bảo vệ ứng dụng đám mây: Tích hợp RASP vào các ứng dụng chạy trên cơ sở hạ tầng đám mây thuê ngoài giúp nâng cao mức độ bảo mật di động, và không phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng.
So sánh giữa RASP và WAF
WAF hay gọi là tường lửa ứng dụng web, có nhiệm vụ giám sát lưu lượng giữa ứng dụng web và Internet, nhằm ngăn chặn các mối đe dọa từ bên ngoài. Trong khi đó, RASP hoạt động bên trong mã của ứng dụng, có nhiệm vụ kiểm tra hành vi để đáp bảo ứng dụng hoạt động bình thường và không bị xâm phạm.
WAF có thể bỏ qua một số mối đe dọa nhất định nếu nó chưa hiểu về mối đe dọa đó, trong khi RASP chạy bên trong ứng dụng theo thời gian thực, có khả năng phát hiện các mối đe dọa chính xác nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất của ứng dụng.
Thông thường, các tổ chức sẽ kết hợp WAF và RASP để tăng khả năng bảo vệ các ứng dụng web, tăng cường lớp phòng thủ để chống lại các mối đe dọa mạng, cung cấp thông tin chi tiết về cấp độ mã về các lỗ hổng. Chúng bổ sung cho nhau trong quá trình hoạt động để phát hiện các hành vi bất thường một cách hiệu quả, đảm bảo an ninh hệ thống.
Lời kết
Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về RASP – một giải pháp bảo mật ứng dụng theo thời gian thực hiệu quả tuy mới nhưng đã được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. Nó có thể được kết hợp với giải pháp tường lửa ứng dụng web WAF để tăng khả năng phòng thủ, tăng khả năng bảo vệ cho ứng dụng trước các mối đe dọa mạng.
Ngoài ra, nếu bạn còn có thắc mắc nào hoặc cần tư vấn về các giải pháp bảo mật ứng dụng khi thuê VPS, thuê máy chủ riêng, liên hệ ngay LANIT để được hỗ trợ tận tình nhất nhé!