PGP là gì? Cách thức hoạt động và ứng dụng cho doanh nghiệp

PGP là một phần mềm máy tính có nhiệm vụ mã hoá dữ liệu và xác thực. Hiện nay PGP là thước đo tiêu chuẩn trong bảo mật email. Để tìm hiểu rõ hơn PGP là gì? Hãy cùng LANIT nghiên cứu trong bài viết sau đây.

PGP là gì?

PGP hay Pretty Good Privacy là giao thức bảo mật hệ thống hay được sử dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức. Giao thức này tích hợp các tính năng bảo mật cao như quyền riêng tư và xác thực mật mã. Giúp mã hóa và giải mã các loại tệp qua mạng, bao gồm email, văn bản, phương tiện truyền thông, thư mục và những tệp nhạy cảm khác.

PGP được ưa chuộng nhờ hai yếu tố chính: Thứ nhất, hệ thống này là phần mềm miễn phí nên nhanh chóng phổ biến trong cộng đồng. Thứ hai, PGP kết hợp mã hóa đối xứng và mã hóa khóa công khai. Từ đó tạo điều kiện cho những người chưa gặp mặt gửi tin nhắn mã hóa mà không cần chia sẻ khóa mã hóa riêng tư.

PGP là gì?
PGP là gì?

Lịch sử hình thành và phát triển PGP

Năm 1991, Phil Zimmermann cho ra mắt PGP, được coi là bước đột phá trong việc bảo mật email. Tuy nhiên vào năm 1993 – 1996 Zimmermann bị điều tra vì xuất khẩu phần mềm mã hóa mà không có giấy phép. Sau đó ông đã xuất bản mã nguồn PGP dưới dạng sách để tránh khởi tố. Cuối năm 1996, cuộc điều tra khép lại mà không có cáo buộc. Vào năm 1997 GPG 0.0.0 được phát hành; bản cập nhật PGP 5 ra mắt sau đó. Network Associates Inc. (NAI) mua lại PGP và đội ngũ PGP trở thành nhân viên của NAI.

Từ 2002 NAI ngừng phát triển PGP và bán lại tài sản liên quan cho PGP Corp, một công ty do các cựu thành viên nhóm PGP thành lập. Vào năm 2007 IETF giới thiệu OpenPGP, phiên bản mã nguồn mở của PGP. Sau đó 2010 Symantec mua PGP Corp. Cùng năm đó, Intel mua McAfee (trước đây là NAI) và sản phẩm liên quan, sau này chuyển cho Software Diversified Services (2013).

Lịch sử hình thành và phát triển PGP
Lịch sử hình thành và phát triển PGP

Cho đến nay, 2024 PGP vẫn duy trì tiêu chuẩn mã hóa mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống bảo mật. Với OpenPGP làm nền tảng cho nhiều giải pháp mã hóa hiện đại, PGP khẳng định tầm quan trọng trong bảo mật dữ liệu toàn cầu.

>>> Xem thêm: Các lỗ hổng bảo mật của Website bị HACKER lợi dụng tấn công nhất

Cách thức hoạt động của PGP là gì?

PGP kết hợp một số tính năng tương tự với các hệ thống mã hóa khác như Kerberos (xác thực mạng) và SSL (bảo mật web). Nó sử dụng hai loại mã hóa: symmetricpublic-key. Cách hoạt động cơ bản của PGP:

  • Tạo session key: PGP tạo một session key ngẫu nhiên, chỉ sử dụng một lần.
  • Mã hóa session key: Key này được mã hóa bằng public key của người nhận để đảm bảo chỉ họ mới có thể mở khóa.
  • Giải mã và đọc tin nhắn: Người nhận dùng private key của mình để giải mã session key. Sau đó dùng session key đó để giải mã nội dung tin nhắn.

    Việc mã hóa session key bằng public-key giúp kết hợp được tính bảo mật của public-key với symmetric. Người dùng có thể đảm bảo an toàn khi trao đổi thông tin.

    Cách thức hoạt động của PGP là gì?
    Cách thức hoạt động của PGP là gì?

    Ưu và nhược điểm của mã hoá PGP

    Ưu điểm lớn nhất của PGP đó là khả năng bảo mật hàng đầu, không thể bị phá vỡ. Tuy nhiên phần mềm cũng có những hạn chế nhất định. Do đó bạn cần chú ý những ưu điểm và nhược điểm của mã hoá PGP là gì để linh hoạt sử dụng cho hiệu quả:

    ƯU ĐIỂMNHƯỢC ĐIỂM
    Khả năng bảo mật cao. Khó bị phá mã nếu không có có khoá riêng tưĐòi hỏi người dùng phải am hiểu mã hoá và cài đặt PGP
    Linh hoạt sử dụng cho nhiều nền tảng khác nhauGiao diện không thân thân thiện với người dùng
    Tiết kiệm thời gian và công việc đáng kểEmail gửi qua PGP có thể được dùng để truy ra thông tin người gửi, người nhận.

    >>> Xem thêm: Bảo Mật VPS | Nguyên Nhân & Giải Pháp Bảo Mật An Toàn Nhất

    Ứng dụng của PGP cho doanh nghiệp

    Vì những ưu điểm và tính năng vượt trội mà PGP được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp, tổ chức. Cơ bản, có ứng dụng chính của PGP, đó là:

    Bảo mật Email

    PGP mã hóa nội dung email, giúp đảm bảo rằng chỉ người nhận mới có thể đọc được thông tin. Điều này đặc biệt hữu ích trong giao tiếp giữa các phòng ban nhạy cảm, như tài chính và pháp lý, khi gửi thông tin quan trọng. Email mã hóa bảo vệ các tài liệu nhạy cảm khỏi nguy cơ bị đánh cắp khi truyền tải qua mạng internet. Từ đó ngăn chặn các cuộc tấn công từ hacker hoặc các phần mềm độc hại.

    Xác thực danh tính

    PGP cung cấp chữ ký số, xác nhận tính xác thực của tài liệu và đảm bảo rằng tài liệu không bị thay đổi trong quá trình truyền tải. Điều này giúp doanh nghiệp tránh các cuộc tấn công giả mạo hoặc thay đổi nội dung. Khi gửi tài liệu qua email hoặc các nền tảng chia sẻ trực tuyến, chữ ký số của PGP giúp xác nhận người gửi là chính chủ. Nhờ vậy bảo vệ doanh nghiệp khỏi nguy cơ bị lừa đảo.

    Bảo vệ dữ liệu khách hàng

    PGP giúp các doanh nghiệp tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu, như GDPR, HIPAA, và PCI-DSS. Việc mã hóa dữ liệu khách hàng giúp tránh vi phạm các quy định này. Đồng thời điều đó cũng bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính hoặc thu thập thông tin cá nhân nhạy cảm, PGP giúp mã hóa dữ liệu tài chính, bảo vệ thông tin khách hàng khỏi truy cập trái phép.

    Ứng dụng của PGP cho doanh nghiệp
    Ứng dụng của PGP cho doanh nghiệp

    Hỗ trợ bảo mật di động và từ xa

    Trong thời đại làm việc từ xa, PGP giúp đảm bảo rằng nhân viên có thể giao tiếp bảo mật từ bất kỳ đâu. Bên cạnh đó cũng ngăn chặn các truy cập không mong muốn và rò rỉ thông tin qua kết nối công cộng. PGP hỗ trợ mã hóa cho email và tài liệu trên các thiết bị di động. Có thể đảm bảo nhân viên di động hoặc làm việc từ xa vẫn tuân thủ các yêu cầu bảo mật.

    Câu hỏi thường gặp

    Sự khác biệt giữa mã hóa PGP và mã hóa SSL là gì?

    PGP mã hóa từng email hoặc tài liệu riêng biệt và yêu cầu trao đổi khóa giữa các cá nhân. SSL, ngược lại, bảo mật toàn bộ kết nối giữa người dùng và website. SSL thường dùng cho các trang web để bảo vệ thông tin truyền qua internet.

    PGP có miễn phí không?

    Ban đầu PGP có sẵn miễn phí. Nhưng hiện có cả phiên bản miễn phí và phiên bản trả phí với tính năng mở rộng hơn, tùy vào nhu cầu sử dụng.

    Khóa công khai và khóa riêng tư trong PGP là gì?

    Khóa công khai là mã người khác có thể sử dụng để gửi dữ liệu cho bạn. Còn khóa riêng tư chỉ bạn nắm giữ để giải mã dữ liệu được gửi tới. Hai khóa này tạo nên hệ thống mã hóa bảo mật của PGP.

    Có cần trao đổi khóa khi dùng PGP không?

    Có, để giao tiếp an toàn qua PGP, người gửi cần khóa công khai của người nhận và ngược lại. Đây là cách bảo đảm rằng chỉ người nhận thực sự mới có thể giải mã dữ liệu.

    Lời kết

    Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn đã nắm được PGP là gì cũng như cách thức hoạt động và những ưu nhược điểm của phần mềm này. Việc ứng dụng PGP trong các công việc giúp khả năng bảo mật của doanh nghiệp tăng đáng kể. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của LANIT!

    LANIT – tự hào là nhà cung cấp dịch vụ VPS giá rẻ, Hosting hàng đầu, cho thuê Server đời mới. Với hệ thống chăm sóc khách hàng 24/7, LANIT chắc chắn sẽ là giải pháp tuyệt vời giúp doanh nghiệp của bạn tiến xa hơn nữa!

    Nguyễn Đức Hòa

    Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

    Chat với chúng tôi qua Zalo!
    Chat với chúng tôi qua Zalo!