NFV là gì?
Network Functions Virtualization (NFV) là một khái niệm về kiến trúc mạng hiện đại, là cách để ảo hóa các dịch vụ mạng như Router, tường lửa, bộ cân bằng tải. Các dịch vụ này được đóng gói dưới dạng máy ảo trên phần cứng thông dụng, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chạy mạng trên các máy chủ tiêu chuẩn. Điều này giúp các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông có thể quản lý, điều phối và mở rộng mạng theo yêu cầu. Đây là cách giảm chi phí và đẩy nhanh việc triển khai dịch vụ cho các nhà điều hành mạng.
Thành phần chính của NFV bao gồm:
- NFV Infrastructure (NFVI): Hạ tầng phần cứng và ảo hóa, cung cấp nền tảng để chạy các ứng dụng ảo hóa chức năng mạng.
- Virtual Network Functions (VNFs): Các chức năng mạng được ảo hóa như router, firewall, cân bằng tải.
- NFV Management and Orchestration (MANO): Hệ thống quản lý và điều phối, giúp quản lý các VNF và NFVI tự động, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng
Cách thức hoạt động của Network Functions Virtualization NFV
NFV hoạt động bằng cách ảo hóa các chức năng mạng, thay vì sử dụng phần cứng chuyên dụng để triển khai trên các máy chủ tiêu chuẩn. Điều này có nghĩa là máy ảo chạy phần mềm thực hiện chức năng mạng giống như phần cứng truyền thống.
Một trình quản lý ảo hóa hoặc bộ điều khiển mạng được xác định bằng phần mềm cho phép các kỹ thuật viên mạng lập trình các phân đoạn mạng khác nhau của mạng ảo và tự động hóa việc cung cấp mạng. Các nhà quản lý mạng có thể cấu hình các chức năng mạng thông qua một bảng điều khiển một cách nhanh chóng.
Lợi ích của Network Functions Virtualization NFV
Tiết kiệm chi phí
NFV giúp giảm nhiều loại chi phí khác nhau. Đầu tiên là nó giúp giảm nhu cầu về phần cứng chuyên dụng đắt tiền mà tổ chức cần và không gian lưu trữ cần thiết để chứa nó. Thay vào đó, NFV cho phép nhiều máy ảo chạy trên một máy chủ duy nhất, giúp giảm không gian vật lý và chuyên môn để bảo trì và nâng cấp thiết bị. Mặt khác, NFV giúp kéo dài vòng đời phần cứng mạng, giúp giảm mức độ tiêu thụ điện năng ở trung tâm dữ liệu, giảm chi phí CNTT nói chung.
Linh hoạt và có Khả năng mở rộng
Giải pháp NFV giúp tổ chức thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh và lập kế hoạch với khả năng mở rộng linh hoạt, nhanh chóng, giúp đơn giản hóa việc triển khai nâng cấp mạng.
Triển khai nhanh hơn
Ảo hóa chức năng mạng NFV giúp các tổ chức, nhà cung cấp mạng đẩy nhanh việc phát hành dịch vụ, ứng dụng và tính năng mới thông qua mạng ảo hóa. Công nghệ này rút ngắn thời gian đáng kể để đưa sản phẩm, dịch vụ hoặc tính năng mới ra thị trường.
Hoạt động hiệu quả
Bằng cách đơn giản hóa việc quản lý mạng và giảm nhu cầu về cơ sở hạ tầng phần cứng chuyên dụng, NFV nâng cao hiệu quả hoạt động cho các tổ chức, nhà cung cấp mạng.
Những thách thức khi triển khia NFV
Một thách thức lớn với việc triển khai NFV đó là số lượng các tiêu chuẩn và dự án mở đang được tiến hành để thúc đấy phát triển NFV.
Sự phức tạp và khó khăn khi triển khai NFV ở quy mô lớn thường bắt nguồn từ ba thành phần của công nghệ NFVM, VNF và NFV. 3 thành phần này được liên kết chặt chẽ với nhau.
Mặc dù có tính linh hoạt và mở rộng như các nhà cung cấp dịch vụ vẫn phải đối mặt với tỷ suất lợi nhuận ROI khi thay đổi lớn về kiến trúc mạng như vậy
Việc triển khai NVF làm tăng nguy cơ bị tấn công mạng so với sử dụng hệ thống vật lý, các phần mềm độc hại có thể dễ dàng di chuyển giữa các thành phần của máy ảo, gây ra các lo ngại về bảo mật mạng.
So sánh giữa NFV và SDN
SDN (Software-Defined Networking) là mô hình quản lý mạng mới, trong đó lớp điều khiển mạng tách rời khỏi lớp dữ liệu, giúp quản lý mạng linh hoạt và dễ dàng thông qua phần mềm. Có thể cấu hình và quản lý mạng một cách tự động hóa.
NFV và SDN chúng có điểm tương đồng đó là cả hai dịch vụ đều dựa vào ảo hóa nhưng chúng cách mà chúng tách biệt các chức năng và tài nguyên có sự khác biệt. NFV và SDN không phục thuộc vào nhau nhưng nó phục vụ các chức năng và trường hợp sử dụng riêng. Trong khi SDN tập trung vào các trung tâm dữ liệu thì NFV hướng đến các mạng diện rộng và các nhà cung cấp dịch vụ mạng và nhà điều hành.
Mặt khác, NFV ảo hóa các chức năng mạng và sử dụng để giảm nhu cầu phần cứng chuyên dụng thì SDN giúp các tổ chức tập trung quản lý mạng và cải thiện lưu lượng mạng định tuyến. Và khi SDN sử dụng cùng NFV sẽ giúp tạo ra các mạng linh hoạt, nhanh chóng có khả năng quản lý các môi trường ảo phức tạp.
Lời kết
Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về NFV – là công nghệ ảo hóa các chức năng mạng giúp giảm chi phí phần cứng chuyên dụng cho các nhà cung cấp mạng, tối ưu hiệu suất và linh hoạt và có khả năng mở rộng tốt. Đây được xem là xu hướng tất yếu cho ngành viễn thông và mạng lưới, mang đến nhiều lợi ích phù hợp với nhu cầu thực tiễn phát triển của xác hội.
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến dịch vụ Cloud VPS ứng dụng công nghệ ảo hóa giúp lưu trữ dữ liệu, phát triển ứng dụng liên hệ ngay LANIT để được tư vấn chi tiết nhé!