Điểm Danh #11 Hosting Miễn Phí, Đáng Thử. Đừng bỏ lỡ!

Hosting miễn phí là lựa chọn hàng đầu của khách hàng. Chúng giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí hiệu quả. Vậy có những đơn vị cung cấp hosting miễn phí nào? Cùng LANIT tìm hiểu nhé!

Hosting miễn phí là gì?

Hosting miễn phí là một dịch vụ cho phép bạn lưu trữ website của mình trên một máy chủ mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào. Nói cách khác, đây là một không gian trực tuyến miễn phí để bạn đặt trang web của mình lên Internet.

 Ưu điểm của hosting free:

  • Miễn phí: Đây chắc chắn là ưu điểm không thể nói đến khi nhắc đến hosting miễn phí, bạn không cần phải bỏ ra bất kỳ khoản chi phí nào.
  • Dễ sử dụng: Nhiều dịch vụ hosting miễn phí cung cấp giao diện đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với người mới bắt đầu.
  • Nhanh chóng: Bạn có thể tạo một website ngay lập tức mà không cần phải chờ đợi quá lâu.
 

Nhược điểm của hosting miễn phí:
Tất nhiên, ngoài những ưu điểm nổi bật thì hosting miễn phí cũng có những nhược điểm như:

  • Dung lượng lưu trữ, băng thông và các tài nguyên khác thường bị giới hạn rất nhiều.
  • Nhiều dịch vụ hosting miễn phí sẽ hiển thị quảng cáo trên website của bạn.
  • Máy chủ hosting miễn phí thường quá tải, dẫn đến tốc độ truy cập website chậm.
  • Mức độ bảo mật của các dịch vụ hosting miễn phí thường không cao.
  • Bạn sẽ không được hưởng các tính năng cao cấp như các gói hosting trả phí.

Ad-free hosting là gì?

Hosting không quảng cáo hay còn gọi là Ad-free hosting là một loại dịch vụ lưu trữ website cực kỳ ưa chuộng, bởi vì khi sử dụng sẽ không chứa bất kỳ hình thức quảng cáo nào trên trang web của bạn. Ad-free hosting sẽ giúp cho website có một không gian trực tuyến hoàn toàn sạch sẽ, không bị ảnh hưởng bởi các banner quảng cáo, pop-up hay các hình thức quảng cáo khác.

Top 15+ Hosting miễn phí không thể bỏ qua, bạn nên thử

Hiện nay, có khá nhiều các nhà cung cấp hosting miễn phí bạn có thể tham khảo tiếp dưới đây nhé!

1. Uhostfull - Hosting miễn phí

UHostFull là đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ ra đời vào năm 2012. Các dịch vụ của họ có cả miễn phí và trả phí tạo nên nhiều lựa chọn cho khách hàng. Các tính năng gồm tạo web miễn phí, mã hóa dữ liệu, cài đặt 1 lần nhấp cho WordPress, Joomla,…. 

Ưu điểm:

  • Miễn phí dung lượng lưu trữ lớn (gần 1GB).
  • Hỗ trợ MySQL và PHP.
  • Không yêu cầu quảng cáo. 
  • Quá trình kích hoạt nhanh chóng, dễ dàng thực hiện.
  • Tích hợp hỗ trợ cho nhiều nền tảng như Zen Cart, WordPress, phpBB, Mambo, Joomla, osCommerce…
  • Băng thông không bị hạn chế

Nhược điểm:

  • Không hỗ trợ tên miền riêng.
TOP 11 Hosting Miễn Phí, Đáng Thử. Đừng bỏ lỡ!

2. FreeHostingNoAds - Tạo hosting miễn phí

Lựa chọn Hosting miễn phí  là nhu cầu của nhiều khách hàng. Tuy nhiên để lưu trữ miễn phí, các đơn vị thường kèm theo các quảng cáo trong gói dịch vụ. Một trong những nhà cung cấp dịch vụ Hosting miễn phí nổi bật phải nhắc tới FreeHostingNoAds. 

Ưu điểm:

  • Miễn phí
  • Không có quảng cáo trên website.
  • Hỗ trợ PHP, MySQL.
  • Băng thông không giới hạn. 
  • Giao diện web dễ sử dụng
Nhược điểm
  • Dịch vụ không ổn định.
  • Tốc độ tải trang chậm
  • Tài nguyên của FreeHostingNoAds cung cấp cho khách hàng không quá mạnh

 

TOP 11 Hosting Miễn Phí, Đáng Thử. Đừng bỏ lỡ!

3. Freehosting EU- Web hosting miễn phí

Freehosting EU là một đơn vị cung cấp web hosting miễn phí tiếp theo. Ngoài dịch vụ chính, họ còn có ưu đãi tăng tên miền .eu5.net miễn phí cho khách hàng. Đa số khách hàng là những cá nhân sở hữu web, blog truy cập thấp. Còn lại số ít từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 EU cung cấp cả goi tạo hosting miễn phí và hosting trả phí. Với hosting trả phí, họ sẽ hoàn tiền lại cho khách hàng nếu dịch vụ xảy ra sự cố trong 7 ngày. 

Ưu điểm

  • Được phép tạo 1 tài khoản email
  • Tương thích với Perl, Flash, CGI và PHP.
  • Hỗ trợ 1 tài khoản FTP.
  • Cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí.
  • Hỗ trợ sử dụng 1 tiên miền chính và 5 subdomain
  • Cung cấp bảng điều khiển riêng biệt.
  • Không quảng cáo.
Nhược điểm
  • Dung lượng lưu trữ nhỏ (250MB).
  • Hỗ trợ kỹ thuật hạn chế. 
  • Muốn sử dụng hosting nhiều tính năng cần trả phí
TOP 11 Hosting Miễn Phí, Đáng Thử. Đừng bỏ lỡ!

4. Byet.Host - Miễn phí hosting

Byet.Host là nhà cung cấp hosting Free cho các trang web có lượng truy cập thấp. Họ có Softaculous tự động cài đặt WordPress và nhiều ứng dụng khác nhau. Họ hỗ trợ email tương đối nhanh cho người dùng. 

Ưu điểm

  • Dung lượng ổ đĩa và băng thông không giới hạn.
  • Hỗ trợ đầy đủ PHP, MySQL.
  • Tốc độ khá nhanh.
  • Mỗi gói hosting được tạo tối đa 5 email cho trang web

Nhược điểm

  • Các gói miễn phí bị hạn chế tính năng so với gói trả phí
  • Hỗ trợ không nhiệt tình.
  • Dung lượng lưu trữ chỉ 1GB và băng thông 50 GB
TOP 11 Hosting Miễn Phí, Đáng Thử. Đừng bỏ lỡ!

5. Free Hosting - Dịch vụ hosting miễn phí

Free Hosting là nhà cung cấp dịch vụ Hosting web miễn phí phổ biến nhất. Khách hàng chủ yếu của họ là các công ty khởi nghiệp sáng tạo. Các gói hosting free ở đây bao gồm blog, liên kết mạng xã hội, thiết lập diễn đàn,.. 

Ưu điểm

  • 10GB dung lượng lưu trữ.
  • Free Hosting tạo nhiều thiết kế web cung cấp cho người dùng
  • CPanel được bổ trợ nhiều tính năng

Nhược điểm

  • Băng thông hạn chế.
  • Thời gian hoạt động của gói miễn phí không liên tục nên thường xuyên xảy ra tình trạng gián đoạn.
  • Cần sao lưu website thường xuyên đế tránh mất mát dữ liệu
TOP 11 Hosting Miễn Phí, Đáng Thử. Đừng bỏ lỡ!

6. WebFreeHosting - Cho thuê hosting miễn phí

WebFreeHosting – một dịch vụ cung cấp Hosting miễn phí được lòng nhiều khách hàng. Người dùng dễ dàng sử dụng dịch vụ của họ, từ việc cài đặt WordPress, Joomla. Đơn vị cũng cung cấp  các gói tính phí với 3 gói shared hosting và 3 gói VPS hosting.

Ưu điểm

  • Tích hợp trình tạo website.
  • Không có quảng cáo.
  • Tỷ lệ uptime 99%
  •  Hỗ trợ tạo email miễn phí

Nhược điểm

  • Hỗ trợ khách hàng chưa được tốt
  • Dung lương lưu trữ 1GB, băng thông 5GB
TOP 11 Hosting Miễn Phí, Đáng Thử. Đừng bỏ lỡ!

7. Bravenet - Một trong các hosting miễn phí

Bravenet ra đời năm 1997, có trụ sở chính tại Canada. Các dịch vụ của họ được đặt trên đám mây, giúp việc lưu trữ không xảy ra bất kỳ rủi ro nào. Các gói dịch vụ cũng có thể vận hành trang thương mại điện tử. 

Gói dịch vụ lưu trữ miễn phí tại Bravenet hỗ trợ các chứng chỉ bảo mật. Vì vậy, chứng chỉ SSL mà họ cung cấp có giá rất thấp. Ngoài ra, khách hàng rất thích bảng điều khiển của họ, Nó rất dễ sử dụng, đơn giản với người dùng.

Ưu điểm

  • Hỗ trợ các chứng chỉ bảo mật
  • Hỗ trợ email hosting.
  • Trình tạo website đơn giản. 
  • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng với người dùng
  • Không bị hạn chế lượng truy cập
  • Không giới hạn dung lượng lưu trữ
Nhược điểm
  • Chứa quảng cáo trên trang
  • Tính năng bị hạn chế
TOP 11 Hosting Miễn Phí, Đáng Thử. Đừng bỏ lỡ!

8. 5GBFree - Sử dụng hosting miễn phí

5GBFree là một đơn vị cung cấp 5GB để lưu trữ miễn phí cho người dùng. Nó tích hợp với CloudLinux để tối ưu và tăng hiệu suất hoạt động cho hosting. Các dịch vụ tại đây không chú trọng yêu cầu nhiều về kỹ thuật. Nếu bạn là người mới, chưa có nhiều kỹ năng quản lý thi đây chính là nơi dành cho bạn.

Ưu điểm

  • 5GB dung lượng lưu trữ.
  • Hỗ trợ tên miền riêng. 
  • Server được xây dựng theo tiêu chuẩn Tier 4
  • Hỗ trợ một tài khoản FTP, kèm theo một tên miền chính và hai cơ sở dữ liệu MySQL.
  • CloudLinux được tích hợp để cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa dịch vụ hosting.
  • Cho phép cài đặt WordPress chỉ với vài bước đơn giản.

Nhược điểm

  • Không có SSL miễn phí.
  • Hỗ trợ kỹ thuật chưa tốt
TOP 11 Hosting Miễn Phí, Đáng Thử. Đừng bỏ lỡ!

9. FreeWebHostingArea - Hosting free nên thử

Dịch vụ của FreeWebHostingArea thường dành cho khách hàng có blog hay bắt đầu kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, để sử dụng nó, bạn phải có một web có lượng truy cập ổn định. Mọi thứ ở đây đều được cài hệ quản trị My SQL. Họ có hỗ trợ khách hàng tạo và quản lý email. 

FreeWebHostingArea không cho phép các dự án riêng tư, API và các trang web được bảo vệ bằng mật khẩu hoạt động. Ngoài ra nó tự động backup cho tất cả các tài khoản của khách hàng.

Ưu điểm

  • Hỗ trợ PHP, MySQL.
  • Hỗ trợ bảo vệ dữ liệu.
  • Tự động backup cho tất cả các tài khoản của khách hàng

Nhược điểm

  • Chứa quảng cáo.
  • Giao diện cũ và không thân thiện.
  • Không cho phép các dự án riêng tư 
TOP 11 Hosting Miễn Phí, Đáng Thử. Đừng bỏ lỡ!

10. Freehostia - Hosting free tin dùng

Đến với Freehostia, khách hàng có thể dễ dàng đăng ký các gói dịch vụ Hosting miễn phí. Người dùng có thể tùy thích sử dụng tên miền. Cấu hình cao nên tốc độ tải trang mượt. Ngoài ra khi trỏ DNS, bạn chỉ cần Cloudflare nhập DNS đã có thể thực hiện thành công.

 Ưu điểm

  • Hỗ trợ clustering hosting.
  • Tốc độ truy cập nhanh. 
  • Giao diện dễ sử dụng, thân thiện với người dùng
  • Miễn phí chứng chỉ bảo mật
  • Hỗ trợ MySQL database

Nhược điểm

  • Chỉ cung cấp 250MB lưu trữ.
  • Băng thông hạn chế
  • Gói miễn phí bị hạn chế một số tính năng
  • Một số gói như Cloud, VPS, semi dedicated, dedicated hosting sẽ phải trả phí
TOP 11 Hosting Miễn Phí, Đáng Thử. Đừng bỏ lỡ!

11. X10Hosting - Web hosting miễn phí

X10Hosting cung cấp dịch vụ hosting miễn phí có ổ cứng SSD cùng băng thông không giới hạn. Nó cấp quyền cho người dùng có thể truy cập vào tất cả các máy chủ đám mây SSD. Họ còn hỗ trợ khách hàng của mình tạo web miễn phí. Ngoài ra, cài đặt phần mềm ở đây rất tiện lợi, chỉ cần vài lần nhấp chuột sẽ thành công. 

Ưu điểm:

  • Cung cấp dịch vụ miễn phí
  • Giao diện dễ sử dụng
  • Lưu trữ không giới hạn.
  • Hỗ trợ cPanel. 
  • Miễn phí cài đặt chứng chỉ bảo mật
  • Tốc độ tải trang siêu nhanh

Nhược điểm:

  • Không ổn định, dễ bị downtime.
  • Dịch vụ hỗ trợ chậm.
TOP 11 Hosting Miễn Phí, Đáng Thử. Đừng bỏ lỡ!

12. Wix - Hosting miễn phí, giao diện dễ sử dụng

Wix nổi tiếng với giao diện thiết kế trực quan, giúp người dùng dễ dàng tạo ra những website đẹp mắt mà không cần kiến thức về lập trình. Tuy nhiên, độ tùy biến hạn chế và chi phí nâng cấp lên gói trả phí khá cao là những nhược điểm bạn cần cân nhắc khi đăng ký.

Ưu điểm

  • Giao diện kéo thả dễ sử dụng.
  • Nhiều mẫu trang web đẹp.
Nhược điểm
  • Dịch vụ chứa quảng cáo
  • Không linh hoạt trong việc tùy chỉnh mã nguồn
  • Gói miễn phí bị hạn chế một số tính năng

 

Wix - Hosting miễn phí, giao diện dễ sử dụng

13. InfinityFree - Hosting free, băng thông không giới hạn

InfinityFree là một trong những nhà cung cấp hosting miễn phí nổi tiếng với độ ổn định cao và nhiều tính năng hấp dẫn. InfinityFree cung cấp băng thông không giới hạn, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu.

Ưu điểm

  • Băng thông không giới hạn.
  • Lưu trữ không giới hạn.
  • Không quảng cáo

Nhược điểm

  • Không hỗ trợ email hosting.
  • Tốc độ không cao. 
InfinityFree - Hosting free, băng thông không giới hạn

14. 000webhost - Hosting miễn phí nhiều tính năng cơ bản

Một cái tên quen thuộc khác trong lĩnh vực hosting miễn phí. 000webhost cung cấp dung lượng lưu trữ khá tốt và hỗ trợ cài đặt nhiều ứng dụng phổ biến chỉ với một cú click chuột. Tuy nhiên, tốc độ tải trang khi sử dụng có thể chậm, đặc biệt khi có nhiều người truy cập cùng lúc.

Ưu điểm

  • Hỗ trợ PHP, MySQL.
  • Không quảng cáo
Nhược điểm
  • Băng thông giới hạn.
  • Lưu trữ nhỏ (300MB).

 

000webhost - Hosting miễn phí nhiều tính năng cơ bản

15. Heroku- Hosting miễn phí đáng thử

Dành cho các nhà phát triển, Heroku cung cấp một nền tảng cloud platform miễn phí để triển khai các ứng dụng web. Heroku hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình và có cộng đồng người dùng rất lớn. Tuy nhiên, với giao diện dòng lệnh khá phức tạp đòi hỏi bạn cần có kiến thức về lập trình và triển khai ứng dụng. 

Ưu điểm

  • Hỗ trợ các ứng dụng web phức tạp (Python, Node.js).
  • Tích hợp dễ dàng với nhiều nền tảng. 
Nhược điểm
  • Giới hạn dung lượng ứng dụng.
  • Yêu cầu cần kiến thức kỹ thuật để sử dụng hiệu quả
Heroku- Hosting miễn phí đáng thử

Làm thế nào để đăng ký Hosting miễn phí?

Để đăng ký Hosting miễn phí, trước tiên bạn cần cân nhắc nhu cầu của bạn trước khi chọn, bởi vì hosting miễn phí thường có giới hạn về băng thông, dung lương lưu trữ và hỗ trợ kỹ thuật:

Bước 1: Trước tiên, hãy tìm một nhà cung cấp hosting phía trên mà mình đã gợi ý cho bạn phía trên phù hợp với nhu cầu của bạn.

Bước 2: Sau khi chọn, hãy truy cập và trang web chính thức của nhà cung cấp hosting đó.Tại trang chủ, thường sẽ có nút “Đăng ký” hoặc “Get Started”. Bạn nhấp vào đó và điền các thông tin cá nhân như email, mật khẩu và tên miền (nếu có).

Bước 3: Hãy chọn gói hosting miễn phí mà bạn muốn

Bước 4: Sau khi đăng ký, bạn sẽ nhận được email xác nhận. Hãy mở email và nhấp vào đường dẫn xác nhận để kích hoạt tài khoản.

Bước 5: Sau khi tài khoản được kích hoạt, bạn có thể đăng nhập vào bảng điều khiển (control panel), từ đó cài đặt các ứng dụng như WordPress, hoặc tải lên file của website thông qua FTP hoặc trình quản lý file có sẵn.

Bước 6: Sau khi hoàn thành cài đặt, bạn có thể truy cập website của mình và bắt đầu sử dụng dịch vụ hosting miễn phí.

Có thể thấy, hiện trên thế giới có rất nhiều đơn vị cung cấp các dịch vụ hosting miễn phí. Mỗi bên lại có những điểm mạnh, phương thức ưu đãi khác nhau. Tại Việt Nam, LANIT là cũng là nhà cung cấp dịch vụ Hosting Miễn phí 7 ngày dùng thử cho các gói dịch vụ như hosting giá rẻ, hosting cao cấp, Hosting Business. Hãy ghé qua để trải nghiệm dịch vụ tại LANIT nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!