Giao Thức PPPoE Là Gì? Phân Biệt PPPoE và DHCP

Nếu thường tìm hiểu về mảng thiết bị mạng thì chắc hẳn bạn đã từng nghe qua thuật ngữ PPPoE. Bài viết hôm nay của LANIT sẽ cùng bạn tìm hiểu giao thức PPPoE là gì? Những ứng dụng thực tế và phân biệt với giao thức DHCP.

PPPoE là gì?

PPPoE viết tắt bởi Point to Point Protocol over Ethernet là một giao thức mạng cho phép nhiều máy khách kết nối với cùng một máy chủ thông qua mạng Ethernet. Nó quản lý cách truyền dữ liệu qua cáp mạng và cung cấp các tính năng như xác thực, mã hóa và nén dữ liệu. PPPoE cho phép nhiều người dùng truy cập Internet cùng lúc từ một nhà cung cấp dịch vụ.

PPPoE được phát triển từ những năm 2000 bởi Redback Networks (Ericsson), UUNET, RouterWare (Wind River Systems) sau đó nhanh chóng trở nên phổ biến. Giao thức này là phiên bản nâng cấp, hiện đại hơn so với các kết nối dial-up cũ. PPPoE có khả năng cung cấp chức năng mạng thiết yếu như mã hoá, xác thực, nén,…

Giao thức PPPoE là gì?
Giao thức PPPoE là gì?

Cách thức hoạt động của giao thức PPPoE

PPPoE hoạt động ở lớp truy cập mạng trong giao thức TCP/IP và tầng Data Link trong mô hình OSI. Nó được thiết kế để hỗ trợ các công nghệ băng thông rộng và truy cập từ xa, tạo cầu nối kết nối cho nhiều người dùng. PPPoE cho phép nhà cung cấp dịch vụ sử dụng chi phí hiệu quả của Ethernet, duy trì tính toàn vẹn của phiên, kiểm soát quyền truy cập và thanh toán thông qua PPP.

Trong thực tế, nhiều người dùng chia sẻ kết nối vật lý với BRAS để định tuyến lưu lượng truy cập đến và đi từ các thiết bị truy cập từ xa. PPPoE hoạt động giống như một giao thức đường hầm, nhúng thông báo vào định dạng, mã hóa dữ liệu và tạo điểm kết nối với các điểm khác.

Cách thức hoạt động của giao thức PPPoE là gì?
Cách thức hoạt động của giao thức PPPoE

Thông thường PPPoE sẽ hoạt động thông qua hai giai đoạn chính gồm:

  • Khám phá (Discovery): Thiết lập ID phiên, xác thực địa chỉ MAC Ethernet cục bộ. Host tìm PPPoE Server, cho phép lựa chọn máu chủ.
  • Phiên (Session): Host và Server có thông tin kết nối PPP qua Ethernet được cấp phép cho truyền dữ liệu qua liên kết PPP.

Vì sao nên tìm hiểu PPPoE?

Vai trò của giao thức PPPoE là gì? Dưới đây là những lí do bạn nên tìm hiểu giao thức này:

  • PPPoE xác thực người dùng bằng tài khoản trước khi cho phép truy cập vào mạng, giúp tăng cường bảo mật và ngăn chặn truy cập trái phép, đảm bảo chỉ người dùng hợp lệ mới có thể sử dụng dịch vụ.
  • Cho phép ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet) quản lý lưu lượng truy cập để áp dụng chính sách hợp lý, phân bổ băng thông cũng như theo dõi ghi chép nhật ký sử dụng mạng của người dùng.
  • Phân chia thành các mạng con riêng biệt để tăng khả năng kiểm soát
  • Hỗ trợ kết nối VPN tạo điều kiện cho dân văn phòng làm việc ngoài công ty
  • Khả năng tương thích cao với nhiều thiết bị như router, máy tính, điện thoại, modem,…

Ứng dụng thực tế của giao thức PPPoE

PPPoE có rất nhiều ứng dụng thực tế có thể kể đến như:

  • Tạo các mạng VPN giúp người dùng có thể kết nối với mạng công ty hay gia đình từ xa
  • Thiết lập các kết nối điểm giữa hai thiết bị giúp dễ dàng chia sẻ tài nguyên, chơi game trực tuyến
  • Cung cấp dịch vụ Internet qua cáp quang dùng PPPoE
  • Thiết bị IoT, bộ điều khiển, camera an ninh,…kết nối Internet bằng PPPoE
  • Kết nối Internet DSL
  • Kết nối Internet trên di động
Giao thức PPoE kiểm soát tốt, khả năng chia sẻ cao
Giao thức PPoE kiểm soát tốt, khả năng chia sẻ cao

Điểm khác biệt giữa DHCP và giao thức PPPoE

Dưới đây là bảng so sánh giữa PPPoE và DHCP:

Tính năngPPPoEDHCP
Cơ chế hoạt độngXác thực người dùng, tạo đường hầm truyền dữ liệu an toànTự động cung cấp địa chỉ IP. Không yêu cầu xác thực
Ưu điểmKiểm soát tốt, khả năng chia sẻ caoDễ cài đặt, giảm gánh nặng quản trị, cơ chế tự động
Khả năng bảo mậtBảo mật caoBảo mật kém
Phạm vi sử dụngĐược nhiều mạng nội bộ và nhà cung cấp dịch vụ ưa chuộngThường dùng cho mạng nội bộ, mạng gia đình

Lời kết

Với những thông tin chia sẻ trên LANIT hy vọng các bạn đã hiểu giao thức PPPoE là gì cũng như phân biệt được giao thức PPPoE và giao thức DHCP. Nếu còn điều gì thắc mắc đừng quên để lại bình luận để LANIT hỗ trợ bạn nhanh nhất nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!