Drupal là gì? 7 Tính năng nổi bật của Drupal thiết kế Website

Đối với các nhà phát triển website, Drupal là một trong những lựa chọn tốt nhất giúp quản trị nội dung dễ dàng và giúp thiết kế website một cách chuyên nghiệp nhất. Để tìm hiểu rõ hơn về Drupal cũng như các tính năng và ưu điểm nổi bật của nền tảng này, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết LANIT chia sẻ dưới đây nhé.

Drupal là gì?

Drupal là hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở, sử dụng ngôn ngữ lập trình chính là PHP và dùng để xây dựng, thiết kế website thương mại điện tử hoặc các trang blog cá nhân.

Cho đến nay nền tảng xây dựng web Drupal đã phát triển được một cộng đồng rộng lớn với hàng triệu lượt tải. Nhờ sử dụng mã nguồn mở nên các phiên bản mới nhất của Drupal được cộng đồng xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn.

Drupal là gì? 7 Tính năng nổi bật của Drupal thiết kế Website
Drupal là một hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở

7 Tính năng nổi bật của Drupal

Drupal hiện được đánh giá là nền tảng xây dựng và thiết kế website rất hữu ích, giúp các lập trình có thể tạo ra các website chuyên nghiệp. Vậy các tính năng của Drupal là gì? Dưới đây là 7 tính năng nổi bật nhất mà chúng tôi đã tổng hợp.

1.  Nền tảng và cơ sở dữ liệu độc lập

Drupal có cấu hình tiêu chuẩn dành cho Linux, Mysql, Apache và Postgresql, nhưng nền tảng này cũng có thể chạy trên các máy chủ windows hay MacOs khi có yêu cầu. Drupal rất linh hoạt trong việc xác định các loại nội dung khác nhau và các chức năng liên quan tới từng nội dung.

Drupal là gì? 7 Tính năng nổi bật của Drupal thiết kế Website
Drupal sở hữu nhiều tính năng ưu việt

2. Hiển thị dành riêng cho từng thiết bị    

Các trang web cần tối ưu giao diện trên di động, PC hay các thiết bị khác, Drupal đều có thể hỗ trợ và cung cấp hiển thị cho thiết bị đó. Nhờ vậy, người dùng sẽ có những trải nghiệm tiện ích hơn khi truy cập các website.

3. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Drupal được tối ưu với các công cụ tìm kiếm thông qua việc cung cấp URL thân thiện. Tính năng này cũng hỗ trợ hiệu quả seo website đạt kết quả cao hơn, giúp thúc đẩy thứ hạng web.

4. Tích hợp tìm kiếm

Drupal được cung cấp công cụ tìm kiếm riêng, cho phép bật chế độ tìm kiếm theo tiêu chuẩn hoặc nâng cao. Bất cứ tìm kiếm nào trong công cụ tìm kiếm của Drupal đều có thể tùy chỉnh.

5. Tính năng theo dõi và thống kê

Tính năng này của Drupal là gì? Đó là khả năng phát triển hệ thống giám sát và thống kê theo hướng độc lập, riêng biệt. Đồng thời vẫn có thể tích hợp dễ dàng với các công cụ tổng hợp, báo cáo từ bên thứ 3.

6. Tạo khuôn mẫu theo tiêu chuẩn

Nền tảng xây dựng và thiết kế web Drupal sử dụng các ngôn ngữ HTML và CSS để tùy chỉnh hoàn toàn trong quá trình thiết kế và bố cục website. Phần lớn các chủ đề được cung cấp sẵn và có thể theo dõi dự án bất cứ khi nào mà không cần bắt đầu lại từ đầu.

7. Cấu trúc phân loại linh hoạt

Drupal có cung cấp tính năng tùy chỉnh không giới hạn đối với các danh mục mà nội dung được liên kết. Vì thế, nền tảng này có thể định hình cấu hình theo bất cứ cách thức nào khi có yêu cầu.

Ưu điểm của Drupal trong thiết kế website

Ưu điểm của Drupal là gì mà nền tảng này được ưa chuộng trong quá trình xây dựng và phát triển web. Mời các bạn cùng theo dõi câu trả lời ở những nội dung chia sẻ ngay dưới đây!

Drupal là gì? 7 Tính năng nổi bật của Drupal thiết kế Website
Khả năng tương thích của Drupal rất cao
  • Khả năng tương thích cao

Ưu điểm đầu tiên mà LANIT muốn nhắc đến ở Drupal, đó là nền tảng này không chỉ hỗ trợ trong thiết kế trình web mà còn có khả năng tương thích với rất nhiều định dạng thiết bị khác nhau. Trong đó, phổ biến và nổi bật nhất là khả năng tương thích với thiết bị di động.

  • Đa ngôn ngữ

Drupal sử dụng đa ngôn ngữ nên có thể hỗ trợ người dùng khắp mọi nơi trên thế giới thiết kế và xây dựng web dễ dàng.

  • Khả năng bảo mật cao

Drupal luôn có các chế độ cảnh bảo về lỗ hổng bảo mật và có thể tự động vá lỗ hổng một cách nhanh chóng, giúp cho website luôn ở trạng thái an toàn nhất.

  • Hỗ trợ quản lý nhiều website cùng lúc

Trong các chiến dịch phát triển của tổ chức, doanh nghiệp, phát triển thương hiệu,… Drupal giúp quản lý cùng lúc nhiều trang web khác nhau.

Website nào nên sử dụng Drupal?

Nhờ sở hữu các tính năng đa dạng cùng với các ưu điểm nổi bật mà Drupal được ứng dụng trong quá trình xây dựng và phát triển của rất nhiều website. Hiện nay, đối tượng website sử dụng Drupal nhiều nhất, đó là:

  • Các trang web cộng đồng
  • Các trang thương mại điện tử
  • Các trang web của cơ quan hành chính
  • Website doanh nghiệp
  • Các trang blog cá nhân hoặc các web thảo luận nội bộ.

Có thể thấy nền tảng xây dựng web Drupal được áp dụng cho mọi kiểu website và mức độ phổ biến của công cụ này rất lớn.

Hướng dẫn cài đặt và cách tạo website với Drupal

Để tạo website với Drupal, trước hết bạn cần tải nền tảng này về máy tính. Hiện tại Drupal có rất nhiều phiên bản khác nhau. Nhưng những phiên bản được đánh giá tốt, đó là: 5.x, 6.x, 7.x và 8.x. Trong các phiên bản này, bạn nên chọn tải phiên bản mới nhất 8.x để sử dụng và mang lại hiệu quả cao hơn.

Hướng dẫn cài đặt

Có 2 cách để bạn tải và cài đặt Drupal về thiết bị, gồm: cài đặt thủ công và sử dụng Auto Installer.

Cách 1: Cài đặt thủ công

  • Bước 1: Download Drupal về thiết bị.
  • Bước 2: Giải nén file và tải ứng dụng lên thư mục cài đặt ở web hosting của bạn.
  • Bước 3: Chuẩn bị các dữ liệu cài đặt và tiếp tục hoàn tất cài đặt.

Cách 2: Sử dụng Auto Install

  • Bước 1: Truy cập vào Control Panel trên web hosting của bạn  
  • Bước 2: Gõ Auto-installer trong thanh tìm kiếm rồi chọn tools
  • Bước 3: Chọn Drupal
  • Bước 4: Nhập các thông tin cài đặt như: Url, tên, password,… Sau đó, nhấn cài đặt/Install.
Drupal là gì? 7 Tính năng nổi bật của Drupal thiết kế Website
Phiên bản mới nhất của Drupal mà bạn nên cài đặt là 8.x

Hướng dẫn tạo website với Drupal

Để xây dựng, thiết kế một website với Drupal, các bạn cần trải qua 6 bước như sau:

  • Bước 1: Dựng website với Drupal

Để dựng website với Drupal, bạn tiến hành Tạo Drupal Taxonomies => Tạo Articles và các trang Basic Pages => Sau đó tạo Menus => Tạo Drupal Blocks.

  • Bước 2: Cài đặt Drupal Modules

Nhấn chuột phải vào Modules => chọn copy link location => trở về trang chủ Drupal và chọn Extend => vào Install new module => Tại Install from a URL dán link đã copy ban đầu => Nhấn Install để hoàn tất cài đặt.

  • Bước 3: Cài đặt Drupal Themes

Click chuột phải vào Module => chọn Theme => Copy link location => chọn Appearance trên trang chủ => Vào Install new Theme và dán link ở Install from a URL => Nhấn cài đặt/install để hoàn tất.

  • Bước 4: Tạo Blog trên Drupal

Truy cập vào content => chọn Add content => thêm tiêu đề và nội dung => nhấn Save and publish để xuất bản bài viết.

  • Bước 5: Backup Drupal

Đăng nhập vào tài khoản hosting của bạn => chọn Backups trong Files => Nhấn Generate a new backup để tạo mới > Chọn Yes và tải backup về.

  • Bước 6: Cập nhật Drupal

Truy cập vào mục Reports => Chọn Available Updates để tìm kiếm phiên bản cập nhật. Hiện tại, phiên bản 8.x vẫn là phiên bản mới nhất, trong khi 9.x đang được hoàn thiện. Do đó, nếu bạn đang sử dụng phiên bản 8.x thì cần chờ đợi tới khi bản 9.x hoàn thiện để cập nhật.

Lời kết

Vậy là các bạn vừa theo dõi xong những chia sẻ, giải đáp về Drupal là gì, các tính năng nổi bật cũng như ưu điểm của nền tảng ứng dụng này. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp anh chị trong quá trình tìm hiểu về hệ quản trị nội dung này.

LANIT Cảm ơn bạn đã đọc!

Nếu bạn có nhu cầu thuê Hosting, VPS giá rẻ lưu trữ Webiste, hãy liên hệ LANIT để nhận tư vấn, báo giá tốt nhất.

LANIT – Đơn vị cho thuê dịch vụ lưu trữ hàng đầu với chất lượng tốt nhất và giá thành hợp lý nhất.

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!